CHỦ NGHĨA TÔMA MỚ

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 8 pps (Trang 26 - 28)

1 Các Mác và Ph Ăng ghen: tuyển tập, NXB Sự thật, HàN ội, 980, tập , trang

15.4. CHỦ NGHĨA TÔMA MỚ

Tôma ở Akinô (1224 – 1274) là tu sĩ thuộc dòng tu Đômicanh ở Italia, là nhà triết học kinh viện quan trọng nhất của châu Âu thời trung cổ. Ông đã vận dụng triết học Arixtốt để luận chứng về tín ngưỡng của đạo Thiên chúa. Triết học Thiên chúa giáo của ông được gọi là chủ

nghĩa Tôma.

Vào cuối thế kỷ XIX, một hình thái mới của triết học Thiên chúa giáo đã xuất hiện ở phương Tây. Bắt nguồn từ học thuyết của thánh Tôma ở Akinô hệ thống triết học tôn giáo này lấy chúa làm nòng cốt, lấy đức tin làm tiền đề, lấy thần học làm căn cứ, và gọi là chủ nghĩa Tôma mới.

Trong hơn nửa thế kỷ, kể từ cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa Tôma mới đã tìm cánh điều hòa với

đức tin, khoa học với thần học, kinh nghiệm với siêu nghiệm, loài người với chúa, tính người với tính thần thánh, cá nhân với xã hội, cá nhân với nhà nước…mưu toan xây dựng một hệ thống lý luận phổ quát lấy Chúa làm trung tâm. Cộng đồng Vaticăng II (1062 - 1965) căn cứ theo phương châm hiện đại hoá việc tuyên truyền đạo Thiên chúa, đã không còn coi chủ nghĩa Tôma mới là triết học quan phương duy nhất, nhưng chủ nghĩa Tôma mới vẫn tiếp tục thâm nhập vào mọi lĩnh vực. Dưới nhiều hình thức, nó kết hợp với các trường phái triết học khác tạo ra một triết học Thiên chúa giáo có hình thái mới, thích ứng với đặc điểm thời đại.

Chủ nghĩa Tôma mới cũng giống như chủ nghĩa Tôma thời trung cổ, vẫn lấy chúa làm nguyên tắc tối cao, làm điểm xuất phát và điểm kết của mọi sự vật. Chỗ khác nhau giữa hai chủ

nghĩa đó là: để thích ứng với nhu cầu thời đại, chủ nghĩa Tôma mới đã thừa nhận ở mức độ nhất

định, vai trò của khoa học đã đi sâu hơn vào nhận thức luận và triết học tự nhiên để luận chứng cho sự nhất trí giữa tri thức và đức tin, khoa học và thần học.

Về nhận thức luận: trong sự phân tích đối với tri thức, chủ nghĩa Tôma mới một mặt thừa nhận tính khách quan của nhận thức và tính đúng đắn của các phán đoán khoa học, mặt khác lại mưu toan dùng nguyên tắc tương đồng để loại suy để từ chỗ thừa nhận bản thể của thế giới hiện thực mà xác nhận bản thể của Chúa. Vì bản thể do Chúa sáng tạo ra ắt phải chứng minh cho bản thể của Chúa nên trong sự tồn tại hữu hạn của thế giới hiện thực phải có phần của sự tồn tại vô hạn của Chúa. Từđó rút ra kết luận là tri thức lý tính phù hợp với đức tín của con người.

Về triết học tự nhiên: Chủ nghĩa Tôma mới quả quyết rằng, các khoa học tự nhiên khi nghiên cứu thế giới vật chất tất nhiên phải đề cập đến các vấn đề triết học như kết cấu và nguồn gốc của vật chất…do đó phải lấy học thuyết về hình thức và vật chất của Arixtốt làm cơ sở lý luận cho triết học tự nhiên. Dựa vào đó chủ nghĩa Tôma mới lập luận rằng, bất kể vật thể nào cũng đều do hình thức và vật chất cấu thành. Vật chất là bản nguyên hoàn toàn thụđộng, là khả năng; hình thức là chủđộng, là hiện thực, bản thân vật chất không có tính qui định nó là một cái phi tồn tại vì từ khả năng đến hiện thực không thể thực hiện được do bản thân vật chất. Vật chất không thể tồn tại độc lập, nó cần có hình thức mới giành được tính qui định của nó, mới thực hiện được sự tồn tại của nó. Chính nhờ hình thức nên mới xuất hiện tính đa dạng của phương thức tồn tại của vật chất. Triết học tự nhiên lấy hình thức tồn tại phổ quát, vĩnh viễn của thế giới vật chất làm đối tượng nghiên cứu, thì đó cũng chính là đối tượng của đức tin của thần học. Bởi vì chúa là hình thức tối cao, là hình thức của các hình thức cho nên việc nghiên cứu của khoa học tự nhiên là quá trình không ngừng phát hiện ra Chúa, khẳng định Chúa và phủ nhận Chúa. Vậy là khoa học và thần học dã hợp tác rất hoà thuận để phát hiện và chứng minh sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa.

Về lý luận chính trị xã hội: Chủ nghĩa Tôma mới phủ nhận sự tồn tại của các giai cấp, chủ

trương thuyết tính người trìu tượng, coi trần thế là tạm thời, cuộc sống tương lai mới là vĩnh hằng. Chủ nghĩa Tôma mới chú ý đến sự kết hợp với thời đại mới, biết nắm lấy những vấn đề bức xúc của xã hội để tôn giáo có thể phát huy vai trò của tôn giáo trong thời đại mới. Họ cho rằng xã hội hiện nay đang đứng trước những vấn đề nghiêm trọng: khoa học và kỹ thuật tuy rất phát triển, nhưng

đồng thời lại đặt ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp, khó giải quyết thậm chí đưa đến những tai hoạ huỷ

diệt cả nhân loại. Bản thân khoa học, kỹ thuật không đủđảm bảo sự tiến bộ và hạnh phúc của nhân loại. Khi con người ra sức chinh phục thế giới tự nhiên thì họ mất đi ý thức về cuộc sống và tình yêu

đối với Chúa. Sự băng hoại vềđạo đức đã trực tiếp uy hiếp cuộc sống con người. Để cứu lấy nhân loại, người ta phải nhờđến đức tin, đến chúa. Đồng thời, để cho con người có thể thấm nhuần những giá trị chân chính, cần phải xây dựng chủ nghĩa nhân đạo lấy Chúa làm trung tâm. Con người phải liên hệ với Chúa thì mới có thểđược tôn kính và được hưởng lòng yêu thương.

Như vậy, chủ nghĩa Tôma mới đã sử dụng những mâu thuẫn có thực trong xã hội của chủ

nghĩa tư bản hiện đại để tuyên truyền cho Chúa, đề cao vai trò của đức tin tôn giáo.

Vềđạo đức học: Chủ nghĩa Tôma mới khác với trào lưu phi duy lý trong đạo đức ở chỗ nó khoác áo “lý tính”, tuyên bố rằng đức tin và lý tính là nhất trí, thần học và khoa học là nhất trí. Hệ

thống lý luận đạo đức của chủ nghĩa Tôma mới dựa trên cơ sở đó. Quy tắc đạo đức cao nhất là quy tắc “vĩnh hằng” của Chúa. Ý muốn của Chúa vĩnh viễn qui định nội dung của luật đạo đức. Cho nên việc nhận thức đạo đức không thể chỉ dựa vào luận chứng của lý tính mà còn cần phải dựa vào đức tin, bởi vì, thiếu đức tin tôn giáo thì không thể lĩnh hội được các qui tắc đạo đức mà Chúa ban bố.

Trong quá trình “hiện đại hoá” các khái niệm tôn giáo, những đại biểu của chủ nghĩa Tôma mới tỏ ra chiếu cố cả nhu cầu sinh hoạt hiện thực của con người lẫn hạnh phúc của họở thế giới bên kia, cả sự hưởng thụ vật chất lẫn tri thức khoa học và tinh thần, mưu toan làm cho ý chí của Chúa và tự do của con người hoà điệu với nhau. Họ thừa nhận linh hồn và thể xác của con người là “một thể thống nhất", phản đối việc đem đối lập đời sống vật chất với đời sống tinh thần, nhưng lại coi linh hồn và đời sống tinh thần của con người là tiền đề và là nhân tố quyết định sự tồn tại của con người. Họ lập luận rằng mục đích cao nhất của hoạt động của con người và ý nghĩa cuộc sống của con người là hướng đến cái “thiện cao nhất”, tức là đức tin vào Chúa, nhờđó mà giành

được hạnh phúc vĩnh hằng. Việc đi tìm hạnh phúc trong đời sống vật chất là căn nguyên của những tội lỗi mà con người mắc phải.

Trong việc lựa chọn hành vi đạo đức, những người theo chủ nghĩa Tôma mới cũng làm ra vẻ khác với tất cả mọi lý thuyết về số mệnh tôn giáo, nhấn mạnh sự tư do tuyệt đối của ý chí, cho rằng ý chí không chịu “sự trói buộc của bất cứ một đối tượng hữu hạn nào”. Một khi nó thoát khỏi bất cứ “sự cưỡng chế bên ngoài” nào, thì nó cũng thoát khỏi “ tính tất yếu dưới bất cứ một hình thức nào”. Nhưng cái ý chí tự do là biểu hiện của ân huệ của Chúa. Nó chỉ có thể làm cho con người tiếp cận được với Chúa.

Những nhà lý luận của chủ nghĩa Tôma mới nhận định rằng, trong xã hội hiện thực,việc tự

do làm thoả mãn dục vọng và nhu cầu vật chất của cá nhân là nguyên nhân chính của mọi tội ác. Những cá nhân với tư cách là “thực thể tinh thần”, là tương thông với Chúa thì cá nhân đó cao hơn xã hội. Từđó, họđề ra chủ nghĩa cá nhân tôn giáo “mỗi người vì bản thân mình, thượng đế vì mọi người", và công kích “chủ nghĩa tập thể” là “tước đoạt tự do tâm linh của con người". Nó qui sựđối lập giữa cá nhân với xã hội hiện nay cho lỗi lầm của chủ nghĩa duy vật, của thuyết vô thần.

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 8 pps (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)