Kiến nghị đối với các DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (SHB) chi nhánh thái nguyên​ (Trang 122 - 123)

2. KIẾN NGHỊ

2.3. Kiến nghị đối với các DNNVV

Một là, các DN NVV cần phải nắm rõ diễn biến của nền kinh tế vĩ mô: Kinh tế vĩ mô trong nước luôn là tâm điểm của mọi chính sách đầu tư. Chủ DN cần nhận định đúng các xu hướng kinh tế vĩ mô để kịp thời nắm bắt và

phòng ngừa rủi ro có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mình để tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả.

Hai là, hiểu rõ mục đích sử dụng vốn vay và quy trình tín dụng của các ngân hàng. Điều này sẽ giúp các DN tiếp cận với nguồn vốn thuận lợi hơn. Trong chu kỳ kinh doanh, với nhiều lý do khác nhau sẽ dẫn đến nhu cầu mở rộng nguồn vốn tài trợ để đáp ứng sự tăng trưởng của tài sản và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trước khi tìm đến ngân hàng để tiến hành vay vốn, DN cần xác định rõ mục tiêu vay vốn, số tiền cần vay và khả năng hoàn trả nợ vay.

Ba là, DN cần kiểm soát tốt nguồn vốn vay trong quá trình triển khai dự án, phương án kinh doanh. Kiểm soát tốt nguồn vốn vay sẽ giúp tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, đòi hỏi nhà quản lý cần nâng cao nhận thức về kiểm soát tài chính.

Bốn là, vấn đề của TSĐB. Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam luôn muốn có dòng đảm bảo thứ 2 sau phương án kinh doanh mà DN cung cấp. Bởi lẽ, họ cho rằng hoạt động kinh doanh của DN NVV luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra. Do đó, để có thể đáp ứng được những chính sách về TSĐB ưu đãi cùng với phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả đi kèm các hồ sơ, giấy tờ chứng minh năng lực hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN là minh bạch thì các DN VVN sẽ dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (SHB) chi nhánh thái nguyên​ (Trang 122 - 123)