Chất lượng công tác lập và giao kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách tại ủy ban nhân dân phường trần hưng đạo thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 107)

sách trong đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách

Để đánh giá chất lượng công tác thu trong cân đối ngân sách, luận văn này đã sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin từ phía đối tượng nộp. Có 15 câu hỏi đưa ra trên phiếu thu thập thông tin cho các đối tượng nộp ngân sách nhằm biết được sự đánh giá của họ về chất lượng công tác thu ngân sách. Các câu hỏi sử dụng thang chia độ Likert 5 điểm.

Tiến hành kiểm định Independent-samples T-test về sự khác biệt giá trị trung bình đối với các vấn đề được hỏi để đánh giá sự khác biệt giữa hai đối tượng điều tra.

Bảng 3.16: Kết quả phân tích sự khác biệt về giá trị trung bình đối với các vấn đề liên quan đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách

Stt Các biến phân tích Đối tượng quản lý thu ngân sách Đối tượng nộp ngân sách Sig. (2- tailed) Kết luận Mean Mean

1 Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh 3,34 3,33 0,979 2 Công tác quản lý đối tượng nộp 3,14 3,07 0,705 3 Công tác giáo dục tuyên truyền 2,61 2,49 0,492

4 Chính sách khen thưởng 3,59 3,07 0,020 Khác biệt 5 Công tác thanh tra, kiểm tra 3,16 3,04 0,575

6 Tổ chức bộ máy thu nộp 3,29 3,29 0,987 7 Sự phối hợp trong công tác quản lý 2,89 2,58 0,088 8 Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 3,14 2,98 0,448 9 Công khai số nộp các đối tượng sản xuất

kinh doanh 3,09 3,04 0,842

10 Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 3,27 2,76 0,013 Khác biệt biệt 11 Xử lý vi phạm các quy định về thuế 3,02 2,91 0,570

12 Ứng dụng tin học trong quản lý thu 3,07 3,02 0,791 13 Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 3,14 3,09 0,790

14 Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 3,16 2,69 0,023 Khác biệt

Bảng 3.16 trình bày kết quả kiểm định Independent-samples T-test. Kết quả cho thấy, tất cả các vấn đề trên đều có trị số trung bình Mean giữa hai nhóm đối tượng được điều tra gần giống nhau. Chỉ có 3 vấn đề đánh giá có giá trị “Sig” nhỏ hơn mức ý nghĩa =5%, nghĩa là có sự khác biệt trong đánh giá giữa hai nhóm đối tượng được phỏng vấn. Cụ thể như sau:

- Về chính sách khen thưởng: Cả hai nhóm đối tượng được phỏng vấn đều có giá trị mean lớn hơn mức trung bình (mức điểm 3) nhưng chưa đạt đến mức tốt, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại địa bàn, bởi vì qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được phỏng vấn chưa đánh giá tốt chính sách khen thưởng hiện nay do định mức khen thưởng quá thấp (Cục thuế tỉnh quy định mức khen thưởng hiện nay ở địa bàn là 250.000 đồng đối với tập thể và 100.000 đồng đối với cá nhân).

Giá trị mean của đối tượng quản lý công tác thu ngân sách đánh giá cao hơn bởi vì kể từ năm 2010, hàng năm thành phố Hạ Long đã có kế hoạch và thực hiện chủ trương thưởng cho các địa phương, đơn vị thực hiện thu ngân sách về đích trước thời hạn. Cụ thể, đối với các địa phương hoàn thành dự toán thu trong thời hạn 6 tháng đầu năm (với điều kiện thu thuế CTN-NQD và thu phí, lệ phí đạt trên 50% dự toán thành phố giao) thành phố đã tổ chức cho đồng chí Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND đi tham quan học tập ở nước một số địa phương ở trong nước. Phần lớn các ý kiến phỏng vấn trực tiếp đều rất đồng tình với chủ trương này nhưng vẫn còn nhiều ý kiến mong muốn được huyện thưởng trực tiếp cho cá nhân đứng đầu địa phương vì đã chỉ đạo tích cực trong công tác thu ngân sách, đây là một vấn đề hợp lý vì vậy cần phải có những quy định cụ thể để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

- Về chất lượng công tác lập và giao kế hoạch: Đối tượng nộp ngân sách đánh giá chưa đạt mức trung bình (2,76/5), bởi vì thực tế trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 năm trước, Chi cục thuế thành phố Hạ Long có tổ chức lập và giao kế hoạch năm sau cho các doanh nghiệp nhưng việc lập và giao kế hoạch chưa có căn cứ tính toán một cách khoa học, trên cơ sở số kiểm tra của Sở Tài chính, Chi cục thuế tính toán và triển khai việc giao kế hoạch thực hiện bằng cách ấn định theo một tỷ lệ cố định so với doanh thu dự kiến đạt được, trong khi đó việc xác định doanh thu chưa chính xác do nhiều yếu tố khách quan.

Đối tượng quản lý công tác thu ngân sách có đánh giá vấn đề này cao hơn (3,27) nhưng chưa đạt mức tốt, nhiều ý kiến phản ánh việc lập và giao kế hoạch

chỉ mang tính hình thức bởi vì có nhiều chỉ tiêu phải buộc thực hiện vì đã được cấp trên giao.

- Về năng lực và ứng xử của cán bộ thu: Đối tượng quản lý công tác thu ngân sách có đánh giá cao hơn (giá trị mean đạt 3,16/5) nhưng vẫn chưa đạt mức tốt, điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì trong thời gian qua Chi cục thuế thành phố đã chủ trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực và bổi dưỡng kỹ năng ứng xử cho đội ngũ cán bộ tại chi cục và ở Phường.

Tuy vậy, cơ quan thuế chưa thay đổi phong cách quản lý, còn quản lý theo kiểu cấp trên đối với doanh nghiệp, mang tính mệnh lệnh hành chính, không cùng nhau giải quyết mà còn đùn đẩy những khó khăn cho doanh nghiệp gánh vác, vô cảm trước sự khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực của viên chức thuế chưa đồng đều, còn một bộ phận thiếu năng lực để đảm đương công việc được giao. Việc thi tuyển còn mang tính hình thức chưa đánh giá thực sự năng lực của người được tuyển dụng. Chế độ đãi ngộ và đề bạt chưa khuyến khích cán bộ nâng cao năng lực, chỉ dừng lại ở mức độ hiểu các quy định, văn bản, chế độ để thu thuế. Chưa có quy chế bắt buộc tự học để nâng cao trình độ nhận thức, tiếp cận những phương pháp quản lý hiện đại. Viên chức thuế chưa thực sự đối xử công bằng và tôn trọng đối tượng nộp thuế, do chức năng kiểm ra, giám sát các doanh nghiệp về thuế dễ dàng gây ra tâm lý áp đặt đối với đối tượng nộp thuế, vì vậy phía đối tượng nộp đánh giá về vấn đề này chưa đạt yêu cầu.

Tóm lại, thời kỳ từ năm 2012 tới năm 2014 công tác thu ngân sách trong cân đối trên địa bàn Phường có rất nhiều cố gắng. Nguồn thu đã cơ bản đảm bảo được các nhiệm vụ chi của địa phương, góp phần tích cực trong việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Phường nói riêng và toàn thành phố nói chung, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số bất cập, tồn tại do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, vì vậy trong thời gian tới cần sớm có những giải pháp thiết thực để khắc phục nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách cho Phường.

3.3.5. Phân tích các vấn đề có ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý NS

3.3.5.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phản ánh chất lượng công tác thu trong cân đối ngân sách

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha.

Tiến hành kiểm định bằng SPSS, ta có kết quả trình bày ở Bảng 3.17.

Bảng 3.17: Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích

Stt Các biến phân tích Item Cronbach’

Anpha

1 Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn 0,90

2 Công tác quản lý đối tượng nộp 0,85

3 Công tác giáo dục tuyên truyền 0,82

4 Chính sách khen thưởng 0,88

5 Công tác thanh tra, kiểm tra 0,82

6 Tổ chức bộ máy thu nộp 0,84

7 Sự phối hợp trong công tác quản lý 0,83

8 Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 0,81

9 Công khai số nộp của các đối tượng sản xuất kinh doanh 0,89 10 Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 0,80 10 Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 0,80 10 Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 0,80 11 Xử lý vi phạm các quy định về thuế 0,87 12 Ứng dụng tin học trong quản lý thu 0,89

13 Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 0,88

14 Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 0,86

Hệ số tin cậy Cronbach’s anpha tổng thể 0,83

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 4 năm 2014)

Số liệu ở trên cho ta thấy tất cả các hệ số cronbach’s anpha của các câu hỏi (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,8. Thêm nữa hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các câu hỏi như trình bày ở bảng trên bằng 0.83 là tốt.

Vì vậy, có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng quản lý ngân sách đều cho ta kết quả tin cậy.

Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng các thông tin điều tra thu được qua quá trình điều tra về hiệu quả của các vấn đề liên quan đến công tác thu ngân sách là khá đầy đủ và đáng tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu.

3.3.5.2. Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố (Factor Analysic) đòi hỏi phải quyết định trước một số vấn đề như: số lượng yếu tố cần phải đưa ra và phương pháp sử dụng để đảo trục yếu tố (Rotating the factors), cũng như hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ các yếu tố.

Theo nghiên cứu của Almeda (1999) thì số lượng các yếu tố cần phải đưa ra được tính toán dựa trên dự tính của phạm vi nghiên cứu. Thêm nữa, các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO (Kaise-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

Tiêu chuẩn Keiser qui định rằng hệ số Eigenvalue phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1. Và thông thường, để tiện cho việc hiểu rõ hơn nữa về yếu tố, các nhà nghiên cứu thực nghiệm thường dùng phương pháp quay vòng trục toạ độ Varimax và còn gọi là phương pháp Varimax.

Phương pháp này sẽ tối đa hoá tổng các phương sai của hệ số hồi quy tương quan của ma trận yếu tố, và từ đó dẫn đến một logic là các hệ số tương quan của các yếu tố - biến số là gần với +1 hoặc -1, tức là chỉ ra sự tương quan thuận hoặc tương quan nghịch giữa các yếu tố biến số. Nếu hệ số tương quan xấp xỉ bằng 0 thì điều đó có nghĩa là không có sự tương quan. Đồng thời, tiêu chuẩn của hệ số tương quan của yếu tố phải ít nhất là bằng 0,5 thì mới được xem là đạt yêu cầu. Và chỉ số 0,5 này được xem là ngưỡng để loại bỏ các câu hỏi khác trong quá trình phân tích các yếu tố.

Bảng 3.18: Kết quả phân tích nhân tố

Stt Các yếu tố Các nhân tố

1 2 3

1 Công tác quản lý đối tượng nộp 0,574 2 Công tác giáo dục tuyên truyền 0,462 3 Công khai số nộp của đối tượng sản xuất kinh doanh 0,715 4 Xử lý vi phạm các quy định về thuế 0,659

5 Tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp 0,813

6 Năng lực và ứng xử của cán bộ thu 0,547

7 Công tác thanh tra, kiểm tra 0,568

8 Tổ chức bộ máy thu nộp 0,541

9 Sự phối hợp trong công tác quản lý 0,562

10 Công tác ủy nhiệm thu ở cấp xã 0,485

11 Chất lượng công tác lập và giao kế hoạch 0,715 12 Ứng dụng tin học trong quản lý thu 0,487

13 Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn 0,612

14 Chính sách khen thưởng 0,539

Eigenvalue 2,243 1,587 1,237

Sai số Variance do nhân tố phân tích giải thích (%) 46,9 66,1 71,8

Qua bảng trên cho thấy hệ số tương quan yếu tố với các Communalities có được từ phương pháp quay vòng trục tọa độ Varimax đối với các câu hỏi đều thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích yếu tố đòi hỏi. Kết quả cho thấy có 3 yếu tố có được, phản ánh tới 71,8% biến thiên của dữ liệu, từ phương pháp nói trên với các Eigenvalue thỏa mãn điều kiện chuẩn Kaiser lớn hơn 1. Đồng thời hệ số tin cậy Reliability được tính cho các factor mới này cũng thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,5. Do đó các yếu tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích thích hợp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách. Các yếu tố này bao gồm:

Nhân tố 1 (Factor 1): có giá trị Eigenvalue bằng 2,243 lớn hơn 1 và giải thích được 46,9% biến thiên của dữ liệu. Các yếu tố này bao gồm: (1) quản lý đối tượng nộp thuế; (2) công tác giáo dục tuyên truyền; (3) công khai sổ nộp của các đối tượng SXKD; (4) xử lý vi phạm các quy định về thuế; (5) dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp; (6) năng lực và ứng xử của cán bộ thu, do vậy có thể được đặt tên mới là: Đối tượng nộp. Giá trị bình quân của từng yếu tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách sau này.

Nhân tố 2 (Factor 2): có giá trị Eigenvalue bằng 1,587 lớn hơn 1 và giải thích được 66,10% biến thiên của dữ liệu. Các yếu tố này bao gồm: (1) công tác thanh kiểm tra; (2) tổ chức bộ máy thu nộp; (3) sự phối hợp giữa các cấp chính quyền; (4) công tác uỷ nhiệm thu ở cấp xã; (5) chất lượng công tác lập và giao kế hoạch; (6) ứng dụng tin học trong quản lý thu, do vậy có thể được đặt tên mới là:

Công tác quản lý Nhà nước. Giá trị bình quân của từng yếu tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách sau này.

Nhân tố 3 (Factor 3): có giá trị Eigenvalue bằng 1,237 lớn hơn 1 và giải thích được 71,8% biến thiên của dữ liệu. Các yếu tố này bao gồm: (1) chính sách của Phường về phát triển SXKD; (2) chế độ khen thưởng, do vậy có thể được đặt tên mới là: Các chính sách riêng của Phường Giá trị bình quân của từng yếu tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới sử dụng trong phân tích hồi quy thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý thu ngân sách sau này.

3.3.5.3. Đo lường và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý thu ngân sách tại phường Trần Hưng Đạo bằng kỹ thuật hồi quy

Để đánh giá được các yếu tố chung có ảnh hưởng tới chất lượng quản lý công tác thu trong cân đối ngân sách, luận văn sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Step - wine (hồi quy theo từng bước). Mô hình hồi quy được xác lập như sau: Y = βo + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ξ

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc, phản chất lượng công tác thu trong cân đối ngân sách, được đo bằng mức độ hài lòng của người được phỏng vấn đối với công tác thu ngân sách trong thời gian qua.

X1: Đối tượng nộp

X2: Công tác quản lý Nhà nước X3: Các chính sách riêng của huyện ξ: Sai số tổng thể của mô hình

- Kiểm định tự tương quan Durbin - Watson

Với số quan sát N = 202, số biến độc lập k’ = 3, tra bảng thống kê Durbin - Watson, ta có:

du = 1.689, d = 2.278 => du < d < 4 - du; 1.689 < 2.278 < 2.301 Cho nên ta có thể kết luận rằng: mô hình không có tự tương quan.

Bảng 3.19: Kết quả mô hình hồi quy tương quan theo bước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách tại ủy ban nhân dân phường trần hưng đạo thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)