Định hướng phát triển xuấtkhẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu 205 giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng nông sản của việt nam sang thị trường EU,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 57)

• Xuấtkhẩu rau quả sang EU: Mặc dù EU là thị trường nhập khẩu rau quả rất

3.1.2. Định hướng phát triển xuấtkhẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

trường EU

Theo nghiên cứu của Bộ công thương đã chỉ ra Hiệp định EVFTA sẽ giúp tăng kim ngạch XKNS của Việt Nam sang EU, cụ thể gạo tăng thêm 65% vào năm 2025, đường tăng 8%, thịt heo tăng 4%, lâm sản tăng 3%, thịt gia súc gia cầm tăng 4%, đồ uống và thuốc lá tăng 5% và thủy sản tăng 2% trong giai đoạn 2020 - 2030. Giai đoạn hậu dịch Covid-19, nếu Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam đã có trong tay lợi thế rất lớn từ việc giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường 18.000 tỷ USD này. Hiện nay dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tại các nước châu Âu - một trong những đối tác thương mại chính của Việt Nam. Vì thế, việc đánh giá tổng thể và toàn diện tác động của việc thực thi EVFTA gắn với bối cảnh của dịch Covid-19 cần nhiều thời gian và nguồn lực.

Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh cho biết, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động để triển khai FTA Việt Nam - EU, đồng thời, tiếp tục củng cố nội lực cho cộng đồng doanh nghiệp. Để nắm bắt tốt cơ hội, doanh nghiệp phải tuân thủ các thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT), cũng như các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS), đảm bảo hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững...

Để doanh nghiệp hiểu rõ các cam kết trong EVFTA, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tăng cường phổ biến và hướng dẫn những quy định của EU.

Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu vừa ký Quyết định số 42/QĐ-XNK về triển khai thực thi Hiệp định EVFTA của Cục Xuất nhập khẩu trong năm, chỉ ra mục tiêu của kế hoạch này là công tác chuẩn bị cho việc thực hiện EVFTA được hiệu quả nhất, bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời tận dụng được các cơ hội từ EVFTA để đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu. Cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu tập trung xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư quy định về Quy tắc xuất xứ

hàng hóa trong Hiệp định EVFTA trong tháng 6/2020. Các nhiệm vụ còn lại bao gồm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận loại gạo xuất khẩu vào EU để được hưởng ưu đãi thuế quan. Đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa, căn cứ kế hoạch của Bộ Công Thương, nhu cầu của địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu sẽ thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA cho các cơ quan, tổ chức cấp C/O để các doanh nghiệp, Hiệp hội nắm bắt được cơ hội cũng như quy trình, thủ tục để có thể sớm tận dụng ngay các cam kết ưu đãi.

Các đơn vị được giao theo dõi tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường EU, cập nhật các biện pháp quản lý mới của EU có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam; tình hình sử dụng cam kết xuất xứ ưu đãi EVFTA và định kỳ báo báo để có biện pháp tham mưu kịp thời, đảm bảo hiệu quả trong việc tận dụng tối đa ưu đãi do EVFTA mang lại. Công tác truyền thông về Hiệp định EVFTA cũng được triển khai liên tục nhằm đảm bảo Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích mà EVFTA mang lại, đồng thời có những chuẩn bị tốt nhất khi tham gia thị trường EU. Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, hội nghị hay viết các tài liệu, ấn phẩm, báo chí Cục Xuất nhập khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cách xử lý, thực hiện và rà soát về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu về kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU. Ngoài ra, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, ngoài việc thực hiện các chương trình nâng cao năng lực của cơ quan, tổ chức cấp C/O, Cục sẽ thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra xuất xứ tại các cơ sở sản xuất để đảm bảo việc thực hiện quy tắc xuất xứ EVFTA.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đề ra các chính sách phát triển xuất khẩu, chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng nông sản đã có lợi thế khi xuất khẩu vào EU. Khuyến khích nông dân áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng và kim ngạch XKNS sang thị trường này.

3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị

trường EU

Từ những hạn chế làm giảm hiệu quả xuất khẩu nông sản đã nêu ở phần 2.3.2. em xin đưa ra các giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu 205 giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng nông sản của việt nam sang thị trường EU,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w