Giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất

Một phần của tài liệu 205 giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng nông sản của việt nam sang thị trường EU,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 59)

• Xuấtkhẩu rau quả sang EU: Mặc dù EU là thị trường nhập khẩu rau quả rất

3.2.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất

- Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ từ khâu phát triển giống cây mới, các giống biến đổi gene kháng sâu bệnh, công nghệ tưới tiêu tiên tiến, công nghệ

nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,...

- Đẩy mạnh sử dụng công nghệ mới ở giai đoạn thu hoạch, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi

trồng và chế biến rau quả, thực phẩm.

- Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các chất hóa học độc hại trong nông nghiệp.

- Đầu tư áp dụng các công nghệ tiên tiến, các tiêu chuẩn quốc tế vào trong quá trình sản xuất.

- Tự chủ động tìm hiểu thông tin về các tiêu chuẩn kĩ thuật, hàng rào công nghệ cho hàng nông sản nhập khẩu của EU.

3.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam

sang thị

trường EU

- Học hỏi công nghệ, kĩ thuật từ các nước phát triển để áp dụng vào quá trình xuất khẩu nông sản.

- Cần có chiến lược xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các khu vực từ nghiên cứu công nghệ (các cơ sở nghiên cứu) - khu vực sản xuất nông nghiệp (người nông dân) - và khu vực phân phối tiêu thụ (doanh nghiệp), đảm bảo nông

sản Việt Nam đạt được đủ các yêu cầu về chất lượng của thị trường Châu Âu. - Cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin về xuất khẩu nông sản, các qui định

xuất khẩu, yêu cầu về kĩ thuật, chất lượng, luật pháp và thị trường EU cũng

như các

ưu đãi xuất khẩu của Nhà nước.

- Các nhà sản xuất cần có kế hoạch phát triển cụ thể từ những khâu chuẩn bị ban đầu như mặt bằng thuận lợi cho việc bảo quản sau thu hoạch, có các kế hoạch

tăng khả năng xuất khẩu sang thị trường EU. Trong khâu đóng gói, các doanh nghiệp cần thiết kế sản xuất các mẫu bao bì đẹp mắt, thu hút khách hàng, hợp với tiêu chuẩn quốc tế để tạo ra sự cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng.

3.3. Đề xuất nhằm tăng cường xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường

EU

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, để giảm ảnh hưởng lớn của thị trường Trung Quốc với xuất khẩu của Việt Nam. - Điều tiết và có các biện pháp phòng bị để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến

xuất khẩu nông sản của các yếu tố bất ngờ trên toàn cầu như dịch bệnh Covid-19,

biến động giá cả thế giới, tỷ giá hối đoái, thiên tai, lũ lụt,...

- Tăng cường nhập khẩu các thiết bị công nghệ hiện đại trên thế giới cho sản xuất và bảo quản nông sản Việt Nam.

- Tăng cường chi ngân sách cho hoạt động R&D, chuyển giao, đổi mới khoa học công nghệ, để có thể đưa các công nghệ mới, công nghệ sạch ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông sản.

- Đầu tư các nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại ở các khu công nghiệp tập trung, phát triển các cụm nhà máy chế biến nông sản nhằm giảm chi phí vận

chuyển, tạo điều kiện thuận lợi củng cố sự kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp.

- Tăng cường ngân sách phát triển các ngành phụ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như: kiểm nghiệm các chất hóa học trong nông sản, đẩy mạnh

kiểm tra

chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, đầu tư máy móc, thiết bị,.

- Thực hiện các chiến lược xuất khẩu nhiều sản phẩm nông sản đa dạng, tránh tập trung xuất khẩu quá nhiều vào các sản phẩm truyền thống như cà phê và hạt

Một phần của tài liệu 205 giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng nông sản của việt nam sang thị trường EU,Khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w