IV.1. Thái độ học tập của học sinh.
Đa số các em tỏ ra tự tin với phân môn hình học không gian, có một số em tỏ ra thực sự yêu thích phân môn này, có liên hệ được với thực tế.
IV.2. Đề kiểm tra (Đáp án vắn tắt)
Bài 1: Cho tứ diện ABCD , M là điểm trên cạnh AB, N và P lần lượt nằm trong tam giác BCD và tam giác ACD. Xác định thiết diện cắt tứ diện bởi mặt phẳng MNP.
Xét 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Trong (DKH), nếu NP cắt KH tại E thì khi đó thiết diện là tứ giác MJIL ở hình a
Trường hợp 2: Trong (DKH), nếu NP song song với KH thì thiết diện là tứ giác MJIL ở hình a trong đó MJ song song với KH.
(Một số trường hợp vẽ hình sẽ ra hình khác nhưng cách dựng là như trên)
Ý tưởng khi đưa ra ví dụ:
Trong ví dụ này học sinh sẽ gặp phải một số khó khăn: - Không làm được.
- Vẽ hình không chính xác.
- Làm được nhưng không xét hết được các trường hợp.
Kết quả thực tế:
Đa phần khi học sinh học xong đã phân tích và làm được bài tập này.
Bài 2: Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a. AA’ vuông góc với (ABC) và AA’=a. Xác định thiết diện của mặt phẳng (P) với hình lăng trụ đã cho và tính diện tích của thiết diện này trong mỗi trường hợp:
a) Mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với B’C.
b) Mặt phẳng (P) đi qua B’ và vuông góc với A’I với I là trung điểm của cạnh BC.
Hình a Hình b
a) Thiết diện là tam giác AIE với I và E là trung điểm của BC, CC’(Hình a) Chứng minh được tam giác này vuông và có diện tích:
2
1 a 6
S AI.IE
2 8
= = (đvdt)
b) Thiết diện là tam giác FB’C’ với F là giao điểm của đường thẳng qua J vuông góc với A’I với đường thẳng AA’. (Hình b)
Chứng minh được tam giác FB’C’ cân tại F và diện tích:
2
1 a 21
S B'C'.FJ
2 8
= = (đvdt)