Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vật liệu biến hóa có hiệu ứng truyền qua cảm ứng điện từ hoạt động ở vùng khả kiến (Trang 35 - 36)

Ở Việt Nam, MM là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới nổi lên và thu hút được sự chú ý của nhiều nhóm nghiên cứu. Một trong những nhóm được biết đến nhiều nhất là nhóm nghiên cứu MM được xây dựng bởi PGS.TS. Vũ Đình Lãm, tại Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các nhóm nghiên cứu khác, có đóng góp đáng kể trong lĩnh vực này, là nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Vinh (PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa), nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội (PGS.TS. Trần Mạnh Cường) và nhóm nghiên cứu của TS. Lê Quang Khải ở trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Một điểm đáng lưu ý là nghiên cứu về MM tại Việt Nam cho đến nay chủ yếu tập trung vào nghiên cứu MM có chiết suất âm và MM hấp thụ sóng điện từ. Tuy nhiên, MM là vật liệu nhân tạo có thể được thiết kế để phù hợp với các mục đích khác nhau. Vì thế, các nghiên cứu của MM không chỉ giới hạn ở hai hướng nghiên cứu trên. Gần đây, các nhà nghiên cứu có sự quan tâm đến tương tác trường gần giữa các cấu trúc cộng hưởng trong MM. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng cách khai thác tương tác trường gần, hiệu ứng lượng tử được biết đến với tên gọi hiệu ứng EIT có thể được tạo ra một cách tương tự bằng phương pháp cổ điển [18,49,50,58,59]. Ngoài ra, tương tác trường gần cũng có thể được sử dụng như là một cách khác để mở rộng sự tần số hoạt động của MM hấp thụ sóng điện từ.

Hình 1.19. Cấu hình tương tác của hiệu ứng EIT lượng tử với hai nguồn phát laser khác nhau.

Hình 1.19 thể hiện một mô hình tiêu biểu của hiệu ứng EIT lượng tử sử dụng hai nguồn laser khác nhau. Ban đầu, laser dò tương tác với một môi trường (hoặc một vật liệu), sinh ra một trạng thái kích thích đặc trưng bởi một phổ hấp thụ. Sau đó, laser điều khiển được đưa vào để tương tác với laser dò. Sự tương tác giữa chúng dẫn đến sự giao thoa triệt tiêu, kéo theo sự xuất hiện của một cửa sổ truyền qua trong phổ hấp thụ đã được kích thích. Nhìn chung, hiệu ứng EIT lượng tử chỉ thu được trong điều kiện thí nghiệm nghiêm ngặt đòi hỏi laser với cường độ cao và nhiệt độ siêu lạnh. Thế nên, khó khăn trong điều kiện thực nghiệm làm hạn chế khả năng ứng dụng hiệu ứng EIT lượng tử trong các thiết bị thực tế. Một điểm nổi bật của MM là tính chất của MM có thể được thay đổi bằng cách biến đổi cấu trúc nhân tạo của vật liệu. Bằng cách khai thác tương tác trường gần giữa các cấu trúc cộng hưởng trong MM, ta hoàn toàn có thể lặp lại hiệu ứng EIT bằng phương pháp cổ điển mà không đòi hỏi điều kiện phức tạp như hiệu ứng EIT lượng tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vật liệu biến hóa có hiệu ứng truyền qua cảm ứng điện từ hoạt động ở vùng khả kiến (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)