6. Bố cục luận văn
3.1.1 Khái quát chung về VietinbankThái Nguyên
Vietinbank Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc NH Công thương Việt Nam được thành lập năm 1988 trên cơ sở thành lập các NH chuyên doanh, chuyển đổi từ NHNN tỉnh, tiền thân là NH Công thương tỉnh Thái Nguyên với 2 chi nhánh trực thuộc là chi nhánh Lưu Xá và chi nhánh Sông Công, với cơ sở vật chất ban đầu trụ sở phải đi thuê của NHNN.
Đến năm 2006, NH Công thương tỉnh Thái Nguyên tách ra thành 03 chi nhánh trên địa bàn tỉnh: NH Công thương Thái Nguyên, NH Công thương Lưu Xá và NH Công thương Sông Công.
Năm 2008, theo đề án cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, NH Công thương Thái Nguyên chính thức đổi tên thành NH TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên viết tắt là VietinBank chi nhánh Thái Nguyên.
Lĩnh vực hoạt động của VietinBank chi nhánh Thái Nguyên là huy động vốn từ nền kinh tế, cho vay các tổ chức, cá nhân, dịch vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM, mua bán ngoại tệ,…
Hiện nay, Vietinbank có tổng cộng 33 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt trên 7 quận huyện của Tỉnh Thái Nguyên. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở Thành Phố Thái Nguyên 20 địa điểm, Thị Xã Sông Công 5 địa điểm, Huyện Phổ Yên 4 địa điểm, Huyện Phú Lương 1 địa điểm, Huyện Phú Bình 1 địa điểm, ...
Cụ thể NH Công Thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên:
+ Trụ sở chính: Số 62 đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
+ 15 phòng giao dịch của Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên bao gồm: PGD Lương Ngọc Quyến; PGD Thịnh Đán; PGD Núi Voi; PGD Đại Từ; PGD Phan Đình Phùng; PGD Quán Triều; PGD Tân Long; PGD Đồng Quang; PGD Minh Cầu; PGD Tân Lập; PGD Gia Sàng; PGD Tân Thịnh; PGD Hoàng Văn Thụ; PGD Mỏ Bạch;
PGD Phú Lương; hệ thống máy rút tiền tự động(máy ATM) bao gồm 15 máy nằm trong khu vực thành phố và 05 máy thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ và Phổ Yên.
Trụ sở chính của VietinBank Thái Nguyên nằm ở trung tâm thành phố trực thuộc tỉnh, có nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, là thành phố công nghiệp, có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng… hoạt động thương mại khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, trong môi trường kinh tế năng động như vậy trên địa bàn hiện cũng có hơn 20 tổ chức tín dụng hoạt động với trên 60 chi nhánh và phòng giao dịch của các NHTM và các định chế tài chính phi NH về đây hoạt động tạo ra sự sôi động và cạnh tranh hết sức quyết liệt.
Đến tháng 12/2018 chi nhánh có 170 nhân viên trong đó: 64 Nam và 106 Nữ Trình độ chuyên môn : Thạc sỹ 29 người, đại học 137 người, cao cấp nghiệp vụ và trung cấp 4 người
3.1.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
Mô hình tổ chức quản lý tại VietinBank chi nhánh Thái Nguyên có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại VietinBank chi nhánh Thái Nguyên
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Qua sơ đồ cho thấy cơ cấu bộ máy tổ chức của Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên hoạt động theo cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Với cơ cấu tổ chức như vậy tất cả mọi phòng ban trong chi nhánh sẽ chịu sự điều hành trực tiếp từ ban lãnh Phòng Bán lẻ Phòng Tổng hợp tiếp thị Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kế toán Giao dịch Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng KHD N Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng Giao dịch Ban Giám Đốc
đạo của chi nhánh.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
(1)Ban Giám đốc
Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung mọi nghiệp vụ kinh doanh trong NH theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Trong quyết định thành lập NH mà Tổng giám đốc Vietinbank Thái Nguyên quy định cụ thể.
(2)Phòng Tổ chức hành chính
Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong việc hoạch định, lập kế hoạch và thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự và bộ máy của NH. Cụ thể:
- Theo dõi công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo.
- Quản lý lao động, ký hợp đồng lao động sau khi được Giám đốc duyệt, xây dựng nội quy, quy định, duy trì và giữ gìn văn hóa doanh nghiệp, kỷ luật lao động trong cơ quan Vietinbank Thái Nguyên.
- Thực hiện bảo vệ, bảo đảm tuyệt đối tài sản và an ninh trật tự của cơ quan. - Quản lý phương tiện vận tải, vận chuyển tại Vietinbank Thái Nguyên. - Phụ trách công tác thi đua trong toàn đơn vị.
(3) Phòng Tổng hợp tiếp thị
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.
- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác nguồn vốn và điều hành vốn để kinh doanh. Chịu trách nhiệm đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn.
- Đầu mối tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng chiến lược chính sách kinh doanh.
- Tham mưu cho Ban giám đốc lập và giao kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm, kế hoạch phát triển trung, dài hạn.
- Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, chương trình công tác của chi nhánh.
- Lập các báo cáo tổng hợp đột xuất.
của chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm hậu kiểm công tác kế toán của toàn chi nhánh.
(4) Phòng KHDN
- Tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh đối với đối tượng KHDN phù hợp với định hướng của NH trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của NH; và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong từng thời kỳ.
- Phòng KHDN có chức năng tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh thực hiện chính sách phát triển KH, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng, xếp loại với từng KH, xác định tài sản đảm bảo nợ vay.
- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống KHDN.
- Tư vấn cho KH sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề khác có liên quan.
- Thực hiện trực tiếp cho vay ngắn và trung dài hạn theo đúng chế độ của ngành, quy định của nhà nước, thực hiện thu nợ đầy đủ gốc lãi, đảm bảo an toàn vốn cho NH.
- Trực tiếp, phối hợp cùng các bộ phận liên quan thực hiện công tác tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, bán các sản phẩm tài trợ thương mại đối với KH và đề xuất các giải pháp tài trợ thương mại cho KH; thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ tài trợ thương mại tại chi nhánh cho các KHDN và KHBL theo quy định, quy trình nghiệp vụ hiện hành.
(5) Phòng Bán lẻ
- Tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ tại chi nhánh/PGD phù hợp với định hướng của NH trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của NH; và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu bán lẻ được giao theo quy định của NH trong từng thời kỳ.
- Chủ động tìm kiếm, tiếp thị KH mới, chăm sóc và duy trì quan hệ thường xuyên với các KH cũ; Tìm hiểu thông tin KH, khai thác các nhu cầu tài chính của KH nhằm tư vấn và cung cấp các gói SPDV cũng như giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu
của KH.
- Thực hiện thẩm định KH, hoạt động SXKD, tài chính, đề xuất quyết định cho vây đối với KH cá nhân, KHDN siêu vi mô, thực hiện theo dõi, kiểm tra, thu hồi nợ gốc lãi đầy đủ, đảm bảo an toàn vốn cho NH.
(6) Phòng Kế toán giao dịch
- Tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý, kiểm kê tài sản; công cụ dụng cụ… tại chi nhánh.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh.
- Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế.
- Lập kế hoạch tài chính, bảng cân đối tài khoản kế toán theo quy định hiện hành. - Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp giữa các phòng về những vấn đề liên quan theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Giao dịch với KH và xử lý các giao dịch mở tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ NH điện tử, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thanh toán quốc tế, cung ứng séc, thu chi tiền mặt, nhận gửi rút tiết kiệm, huy động vốn, cung cấp sao kê và chứng từ giao dịch cho KH, thực hiện các giao dịch khác với KH khi có yêu cầu.
(7) Phòng Tiền tệ kho quỹ
- Thực hiện quản lý kho tiền, tài sản đảm bảo, quản lý ấn chỉ quan trọng và giấy tờ có giá.
- Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt ở tại trụ sở chi nhánh và các phòng giao dịch, cân đối tiền mặt với nhu cầu thu chi thực tế. Đảm bảo lượng tồn quỹ tại các thời điểm trong ngày tối ưu nhất.
- Chịu trách nhiệm kiểm đếm, đóng bó tiền và nộp về NHNN theo đúng quy định. - Tiếp quỹ, hoàn quỹ cho các PGD và các máy ATM thuộc quản lý của chi nhánh. - Thu giữ và nộp các loại tiền giả về NHNN theo đúng quy định.
(8) Phòng hỗ trợ tín dụng
Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo chi nhánh trong công tác vận hành, tín dụng phù hợp với định hướng, quy định của NHCT trong từng thời kỳ. Nhiệm vụ cụ thể:
- Kiểm soát sự tuân thủ của văn bản chính sách khi thẩm định và quyết định tín dụng của chi nhánh thuộc phạm vi kiểm soát của phòng Hỗ trợ tín dụng (HTTD) chi nhánh theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ;
- Kiểm soát sự tuân thủ các điều kiện phê duyệt tín dụng thuộc phạm vi kiểm soát của phòng Hỗ trợ tín dụng (HTTD) chi nhánh theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ;
- Rà soát hồ sơ giải ngân đối với các khoản giải ngân phải qua phòng Hỗ trợ tín dụng (HTTD) chi nhánh theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ;
- Soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng đảm bảo, các văn bản sửa đổi/ bổ sung/ thanh lý hợp đồng đối với từng đối tượng KH theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ;
- Công chứng/chứng thực hợp đồng đảm bảo và đăng ký/thay đổi/xóa đăng ký BPBĐ đối với KHDN tại phòng KHDN của chi nhánh;
- Phối hợp với bộ phận Kho quỹ của chi nhánh thực hiện các thủ tục nhập/xuất/tạm xuất/ gia hạn tạm xuất hồ sơ tài sản bảo đảm, quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm trong thời gian tạm xuất đối với KH tại phòng KHDN, phòng Bán lẻ của chi nhánh;
- Quản lý và lưu hồ sơ tín dụng gốc;
- Thực hiện tác nghiệp trên các hệ thống, chương trình phần mềm theo hướng dẫn tại các quy trình tác nghiệp;
- Kiểm soát sau hồ sơ tài sản bảo đảm phát sinh tại Phòng Giao dịch;
- Kiểm soát sau giải ngân đối với các khoản giải ngân thông thường thuộc thẩm quyền của PGD theo thông báo mức kiểm soát sau của NHCT trong từng thời kỳ;
- Ghi nhận, theo dõi và xác nhận tình trạng khắc phục chỉnh sửa lỗi không tuân thủ của chi nhánh đối với các công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng HTTD chi nhánh;
- Thực hiện các báo cáo liên quan đến nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng định kỳ/ đột xuất theo yêu cầu của phòng HTTD Trụ sở chính.
(9) Các phòng giao dịch
Chức năng nhiệm vụ của phòng giao dịch thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động Phòng giao dịch trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam và các quy định về mô hình hoạt động trong từng thời kỳ.
(http://www.vietinbank.com.vn)
3.1.1.2. Cơ sở, trang thiết bị của Vietinbank Thái Nguyên
Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Thái Nguyên là một chi nhánh lớn nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, qua quá trình xây dựng và phát triển 26 năm, mặc dù còn nhiều khó khăn và thử thách trước yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế nhưng bằng sự nỗ lực hết mình, Vietinbank Thái Nguyên đã thực sự trở thành trung tâm tín dụng, tiền tệ và thanh toán của Thái Nguyên, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển theo hướng chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh tập trung chủ yếu ở các khu vực thành phố, thị xã, khu kinh tế phát triển, khu dân cư tập trung có khả năng huy động vốn, đầu tư cho vay hoặc mở rộng cung ứng dịch vụ ngân hàng. Các thành phần kinh tế thuộc mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, có năng lực sản xuất kinh doanh đều được Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên tiếp cận và đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Cơ sở vật chất của Vietinnbank Thái Nguyên được xây dựng khang trang với 01 tòa nhà làm việc chính nằm trên trục đường chính Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên tạo điều kiện thuận lợi về đi lại giao dịch cho hầu hết các doanh nghiệp. Vietinnbank Thái Nguyên được đầu tư trang bị đầy đủ tiện ích như hệ thống trang thiết bị văn phòng, các bảng tin điện tử, hệ thống phòng họp trực tuyến đa chức năng,… đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ khách hàng giao dịch và điều kiện làm việc của cán bộ nhân viên. Nhân viên được trang bị hệ thống máy tính, máy in, máy đếm tiền và nhiều trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình làm việc nhanh chóng và hiệu quả. Hệ thống máy rút tiền tự động (máy ATM) bao gồm 15 máy nằm trong khu vực thành phố và 05 máy thuộc huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Phổ Yên và huyện Đại Từ.
Với mong muốn ” Nâng giá trị cuộc sống”, trải qua 26 năm thành lập và phát triển, Vietinbank Thái Nguyên đã và đang không ngừng nỗ lực hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng thương hiệu, mở rộng mạng lưới hoạt động... nhằm mang lại những tiện ích và sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng khi đến với Chi nhánh.
3.1.2 Sản phẩm tín dụng đối với KHDN của Vietinbank Thái Nguyên
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng và đưa đến cho KH các sản phẩm dịch vụ tiện ích và ưu đãi nhất, Vietinbank Thái Nguyên đã không ngừng triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ dành cho KHDN trong đó có các sản phẩm tín dụng, cụ thể như sau:
3.1.2.1. Cho vay
Bao gồm cho vay bổ sung VLĐ và cho vay đầu tư dự án.
- Đối với cho vay bổ sung VLĐ, chi nhánh đã triển khai các sản phẩm sau:
+ Cho vay SXKD thông thường: Vietinbank cho vay bổ sung VLĐ phục vụ nhu cầu SXKD của doanh nghiệp.
+ Cho vay thi công xây lắp: Vietinbank cho vay bổ sung VLĐ cho doanh nghiệp phục vụ thi công, lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, ...
+ Tài trợ doanh nghiệp vệ tinh: Trên cơ sở Vietinbank hợp tác toàn diện với các đơn vị tập đoàn hay tổng công ty, các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi,... Vietinbank đáp ứng nhu cầu bảo lãnh, bổ sung VLĐ cho các Doanh nghiệp cung cấp hoặc doanh nghiệp phân phối trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào hoặc tiêu thụ thành phẩm đầu ra cho một doanh nghiệp trung tâm.
+ Thấu chi doanh nghiệp: Vietinbank đã có sản phẩm này nhưng chi nhánh