Kết quả kinh doanh củaVietinbank TháiNguyên từ năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với dịch vụ tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 59)

6. Bố cục luận văn

3.1.3. Kết quả kinh doanh củaVietinbank TháiNguyên từ năm 2016-2018

3.1.3.1. Số lượng KHDN

Trong thời gian gần đây, yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao và cùng với đó là sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp có yếu tố quốc tế, tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới nhiều thì song hành với đó tỷ lệ doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động cũng tăng. Trong lĩnh vực NH, sự cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy, Vietinbank Thái Nguyên đã và đang không ngừng tăng cường cải tiến CLDV để thu

hút KH. Do đó trong 3 năm qua số lượng KH đến với Vietinbank Thái Nguyên vẫn không ngừng tăng trưởng.

Bảng 3.1. Phân theo loại hình KH năm 2016-2018

Loại KH 2016 2017 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Số KH Cơ cấu Số KH Cơ cấu Số KH Cơ cấu Số KH Tỷ lệ Số KH Tỷ lệ

(KH) (%) (KH) (%) (KH) (%) (KH) (%) (KH) (%) KHDN 1.281 3,09 1.407 2,81 1.516 2,98 126 9,84 109 7,75 Trong đó KHDN vay vốn, bảo lãnh 260 20,3 282 20,04 288 19 22 8,46 6 2,13 KHCN 40.193 96,91 48.589 97,19 49.347 97,02 8.396 20,89 848 17,45 Tổng số 41.474 100 49.996 100 50.863 100 8.522 20,55 807 16,14

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinbankThái Nguyên)

Số lượng KH đến với Vietinbank Thái Nguyên đều tăng qua các năm, đặc biệt năm 2017 tăng tới 20,55% so năm 2016. Năm 2018 mức độ tăng chậm lại còn 16,14%. Tỷ lệ KH cá nhân chiếm đa số trong tổng số KH; KHDN, tổ chức chiếm tỷ lệ thấp, dao động ở mức 3%. Điều đó được lý giải bằng việc chi nhánh đã tăng cường gắn kết doanh nghiệp, tổ chức với NH thông qua cung cấp dịch vụ cho cả các cá nhân của các đơn vị có quan hệ với NH.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ KHDN có quan hệ tín dụng 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 2016 2017 2018 1,281 1,407 1,516 260 282 288 KHDN KHDN vay vốn, BL

Trong tổng số hàng nghìn KHDN có quan hệ với chi nhánh thì số lượng KH đã và đang có quan hệ tín dụng chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 300 KH, tương đương khoảng 20%. Còn một số lượng lớn KH chưa có quan hệ tín dụng với chi nhánh, một phần KH không có nhu cầu tín dụng, một phần KH có quan hệ tín dụng với các TCTD khác. Đây cũng là cơ hội tốt cho Vietinbank Thái Nguyên phát triển tín dụng trong thời gian tới.

3.1.3.2. Dư nợ tín dụng và thị phần tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên

Vietinbank Thái Nguyên tiền thân là NH cấp phát vốn NSNN, có truyền thống về cho vay đầu tư các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước. Từ năm 2008 mới chuyển sang hoạt động mang tính chất của NHTM. Cũng từ đó đến nay, chi nhánh đã không ngừng phát triển đa dạng các sản phẩm cho vay, hướng đến nhiều đối tượng KH, ngày càng đáp ứng nhu cầu càng cao, đa dạng của KH, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Hiện nay thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm trên 60% tổng thu nhập của chi nhánh. Vì vậy hoạt động cho vay vẫn luôn được chú trọng hàng đầu, gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chất lượng tín dụng.

Là một trong những NH uy tín trên địa bàn, đặc biệt rất có uy tín trong hoạt động tín dụng nên thị phần của chi nhánh lớn và hầu hết các doanh nghiệp lớn, uy tín đều có quan hệ tín dụng với chi nhánh.

Dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung tại các NHTM Nhà nước (gồm 6 NH trong đó có Vietinbank Thái Nguyên), chiếm tới 80% thị phần. Riêng chi nhánh chiếm trên 20% thị phần dư nợ toàn tỉnh. Các NH cổ phần còn lại gồm 14 NH có thị phần chiếm trên dưới 20%.

Giai đoạn 2016 - 2018, Vietinbank Thái Nguyên có sự tăng trưởng tín dụng vượt bậc so các năm trước cũng như so với các NHTM trên địa bàn, duy trì vị trí thứ 3 về thị phần tín dụng trên địa bàn. Năm 2018 mức tăng trưởng cũng khá tốt (dư nợ gần 5.000 tỷ đồng) và đạt sấp xỉ thị phần NH nông nghiệp, và BIDV - đơn vị dẫn đầu tỉnh.

Bảng 3.2. Dư nợ tín dụng và thị phần dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn năm 2016-2018

2016 2017 2018 2016 2017 2018

NHTM Nhà nước 20,628 22,490 23,498 80.5 79.5 79.4

1 Vietinbank Thái Nguyên 4,254 4,615 4,987 20.6 20.5 21.2

2 Vietinbank Lưu Xá 2,653 2,875 2,980 12.9 12.8 12.7

3 Vietinbank Sông công 1,797 1,990 2,189 8.7 8.8 9.3

4 BIDV Thái Nguyên 4,797 5,378 5,467 23.3 23.9 23.3

5 NH Nông nghiệp 4,515 4,982 5,125 21.9 22.2 21.8 6 NH Chính sách 2,612 2,650 2,750 12.7 11.8 11.7 NHTM cổ phần 5,007 5,786 6,085 19.5 20.5 20.6 7 NH TMCP An Bình 447 467 546 8.9 8.1 9.0 8 NH Á Châu ACB 283 312 346 5.7 5.4 5.7 9 NH TMCP Đông Á 81 110 131 1.6 1.9 2.2 10 NH Đông Nam Á 41 81 106 0.8 1.4 1.7 11 NH TMCP Hàng Hải 71 243 58 1.4 4.2 1.0 12 NH TMCP Kỹ thương 721 363 325 14.4 6.3 5.3 13 NH TMCP Nam Việt 71 173 123 1.4 3.0 2.0 14 NH TMCP Quân đội 667 853 898 13.3 14.7 14.8 15 NH TMCP Quốc tế 1,098 1,284 1,391 21.9 22.2 22.9 16 NH TMCP Sacombank 290 377 435 5.8 6.5 7.1 17 NH TMCP VN Thịnh Vượng 217 376 409 4.3 6.5 6.7 18 NH TMCP Ngoại thương 870 980 1,122 17.4 16.9 18.4 19 NH TMCP Quốc dân 82 88 97 1.6 1.5 1.6 20 NH TMCP Tiên Phong 68 79 98 1.4 1.4 1.6 Tổng cộng 25,635 28,276 29,583 100.0 100.0 100.0

(Nguồn: NHNN tỉnh Thái Nguyên)

Biểu đồ 3.2: Thị phần tín dụng trên địa bàn năm 2018

3.1.3.3. Dư nợ phân theo KH và tăng trưởng tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên

Mặc dù số lượng KHDN có quan hệ vay vốn chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 300 đơn vị nhưng dư nợ của nhóm KH này chiếm trên dưới 80% dư nợ của chi nhánh. Cùng với sự tăng trưởng tín dụng chung của chi nhánh thì KHDN cũng là đơn vị đóng góp chủ yếu.

Bảng 3.3: Dư nợ phân theo KH của Vietinbank Thái Nguyên

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 4,254 100 4,615 100 4,987 100 - KHDN 3,489 82.02 3,919 84.92 4,207 84.36 - KH cá nhân 765 17.98 696 15.08 780 15.64

(Nguồn: Báo cáo của Vietinbank Thái Nguyên các năm 2016-2018)

Về tăng trưởng tín dụng, Vietinbank Thái Nguyên có mức tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2017 tăng trưởng 8.5% tương ứng 361 tỷ đồng. Năm 2018 chi nhánh cũng giữ được đà tăng trưởng và tương đương mức tăng của ngành, đạt 8.06%, tương ứng tăng 372 tỷ đồng.

Trong đó dư nợ của nhóm KHDN đều tăng (năm 2017 tăng 12,32% tương ứng tăng 430 tỷ đồng so năm 2016; năm 2018 tăng 7.35% tương ứng 288 tỷ đồng so năm 2017). Mức độ tăng trưởng dư nợ KHDN có xu hướng giảm. Thay vào đó dư nợ với nhóm KH cá nhân, hộ gia đình tăng trong giai đoạn 2016-2018. Mức độ tăng trưởng mạnh dư nợ KH cá nhân trong 3 năm gần đây, thể hiện xu hướng chuyển dịch sang thị trường bán lẻ của Vietinbank.

3.1.3.4. Chất lượng tín dụng của Vietinbank Thái Nguyên

Là đơn vị có dư nợ tín dụng lớn trên địa bàn xong cùng với việc phát triển tín dụng thì kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu luôn luôn được Vietinbank Thái Nguyên đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu thấp và nằm trong giới hạn được Vietinbank trung ương giao.

Bảng 3.4: Dư nợ phân theo nhóm nợ của Vietinbank Thái Nguyên

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 4,254 100 4,615 100 4,987 100 Nhóm 1 3,892 91.50 4,299 93.15 4.706 94.37 Nhóm 2 343 8.06 287 6.22 257 5.15 Nhóm 3-5 (nợ xấu) 19 0.44 29 0.63 24 0.48

(Nguồn: Báo cáo của Vietinbank Thái Nguyên các năm 2016-2018)

Nợ nhóm 1 tăng đều qua các năm, từ mức 3,892 tỷ đồng năm 2016 lên 4,299 tỷ đồng năm 2017 và đạt mức 4,706 tỷ đồng năm 2018. Nợ nhóm 1 ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Nợ nhóm 2 có xu hướng giảm dần, từ 8.06% năm 2016 giảm xuống còn 6.22% năm 2017 tương ứng mức giảm 56 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu (gồm nợ nhóm 3+4+5) tăng từ 0.44% năm 2016 lên 0.63% năm 2017 và giảm xuống còn 0.48% năm 2018.

Nhìn chung, chi nhánh thực hiện việc quản lý rủi ro tín dụng tốt khi tỷ trọng nợ xấu luôn ở mức thấp, dưới 1%, nợ nhóm 1 tăng đều qua các năm và nợ nhóm 2 thì

giảm dần. Điều đó góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của chi nhánh đặc biệt trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

3.1.3.5. Bảo lãnh của Vietinbank Thái Nguyên

Cùng với hoạt động cho vay thì dịch vụ bảo lãnh cũng được chi nhánh đẩy mạnh. Nhu cầu bảo lãnh của KH chủ yếu tập trung vào các sản phẩm như: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối với các đơn vị xây lắp từ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng, bảo lãnh bảo hành sản phẩm. Trong những năm qua, dư nợ bảo lãnh bình quân đạt gần 200 tỷ đồng.

Bảng 3.5: Dư nợ bảo lãnh tại Vietinbank Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017/2016 2018/2017 Dư nợ BQ 2016-2018 Giá trị % Giá trị %

Dư nợ

BL 188 213 243 25 13.3 30 14.08 191

(Nguồn: Báo cáo của VietinbankThái Nguyên các năm 2016-2018)

Có thể thấy năm 2016 là năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp. Nhiều dự án phải dừng, giãn tiến độ để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các nhà thầu. Bởi vậy nhu cầu bảo lãnh trong lĩnh vực xây lắp cũng giảm. Đến năm 2017, tình hình kinh tế có sự phục hồi kéo theo nhu cầu bảo lãnh tăng, mức tăng 13.3% tương đương tăng 25 tỷ đồng so năm 2016. Năm 2018 dư nợ bảo lãnh tiếp tục tăng 30 tỷ đồng đạt mức 243 tỷ đồng.

Hoạt động bảo lãnh cũng được chi nhánh kiểm soát tốt, vì vậy trong những năm qua chi nhánh không phải thực hiện trả thay nghĩa vụ bảo lãnh cho đơn vị nào cũng như không để xảy ra rủi ro đạo đức trong việc cấp bảo lãnh.

3.1.3.6. Kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh chính là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh tình hình họat động kinh doanh của NH. Trong thời gian qua, NH đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do NH Vietinbank – CN Thái Nguyên đề ra:

Bảng 3.6: Kết quả kinh doanh của NH Vietinbank – CN Thái Nguyên

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng thu nhập 523,063 652,530 732,190 Tổng chi phí 503,023 628,380 706,770 Lợi nhuận 20,040 24,150 25,420

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Thái Nguyên)

Ta thấy, hoạt động của NH giai đoạn 2016-2018 đạt kết quả khá khả quan. Lợi nhuận qua các năm đều tăng, năm 2016 là 20,040 triệu đồng, đến năm 2017 là 24,150 triêu đồng tăng 20.51% so với lợi nhuận năm 2016. Sang năm 2018, thu nhập của chi nhánh tiếp tục tăng kéo theo lợi nhuận tăng 1,270 triệu đồng, điều này cho thấy sự nỗ lực của NH trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và tính đổi mới của hệ thống NH ngày càng đặt ra những yêu cầu cao. Từ đó mà chế độ đãi ngộ cho nhân viên NH cũng tăng lên góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho nhân viên, đồng thời động viên khích lệ họ gắn bó nhiệt huyết với công việc được giao, đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của NH. Tuy kết quả kinh doanh của Vietinbank Thái Nguyên có sự tăng trưởng khá tốt, tuy nhiên kết quả kinh doanh như vậy vẫn chưa đạt theo kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển mảng tín dụng với khối KHDN trên địa bàn Thái Nguyên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do NH chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của KH, chưa nâng cao được sự hài lòng của KH trong khi áp lực cạnh tranh ngày càng cao. Bởi vậy, trong thời gian tới, Vietinbank Thái Nguyên cần thiết phải có các giải pháp nâng cao sự hài lòng của KH nói chung và KHDN nói riêng, vừa tiếp tục phát triển tiềm lực KH cũ, vừa phát triển khối KH mới tiềm năng mà chủ yếu là nhóm đối tượng KH mục tiêu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Đánh giá sự hài lòng của KHDN đối với DVTD do Vietinbank Thái Nguyên cung cấp

3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn từ các KHDN đã và đang sử dụng DVTD tại Vietinbank Thái Nguyên. Trên cơ sở bảng hỏi, mẫu nghiên cứu cung cấp thông tin cơ bản về KH và đánh giá của họ về chất lượng DVTDDN của chi nhánh.

Thứ nhất, về loại hình doanh nghiệp được khảo sát phân theo quy mô gồm doanh nghiệp lớn và DNVVN, siêu nhỏ. Trong 150 đơn vị được đánh giá có 18 doanh nghiệp lớn chiếm 12% còn lại chủ yếu là DNVVN, siêu nhỏ. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi mà DNVVN chiếm chủ yếu. Thực tế tính đến hết năm 2018 có 288 doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với chi nhánh thì có đến 252 DNVVN, siêu nhỏ, chiếm 87.5%.

Thứ hai, về tình hình sử dụng DVTD tại chi nhánh: Hầu hết các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với NH, nghiệp vụ bảo lãnh không nhiều do KH không có nhu cầu hoặc thực hiện nghiệp vụ này tại TCTD khác. Chỉ có 6 KH được cấp bảo lãnh song không vay NH, chiếm tỷ lệ 4%. Có 36 KH vừa vay vừa bảo lãnh chiếm 24% số lượng doanh nghiệp được khảo sát.

Thứ ba, về thời gian sử dụng dịch vụ:

Biểu đồ 3.3: Thời gian sử dụng DVTD của khách hàng

Nguyên có một nền KH truyền thống, trong đó các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, phát triển SXKD hầu hết đều được chi nhánh tư vấn, hỗ trợ vốn kịp thời.

Trong tổng số mẫu 150 KH có 74 KH (chiếm 49%) đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh trên 5 năm. Có những KH có thời gian sử dụng sản phẩm tín dụng trên 10 năm. Các KH có quan hệ tín dụng từ 3-5 năm chiếm 29%. Như vậy lượng KH mới quan hệ tín dụng từ 2 năm trở xuống chiếm khoảng 16%. Điều đó cho thấy KH truyền thống là chủ yếu. Do vậy việc giữ vững và duy trì nền KH tốt, đã có quan hệ với NH lâu năm là rất cần thiết, đồng thời cần tích cực tìm kiếm, phát triển KH mới, dự án có hiệu quả để đầu tư.

Thứ tư, về số lượng NH KH có giao dịch:

Biểu đồ 3.4: Số lượng NH giao dịch

Cùng với sự gia tăng các TCTD trong và ngoài nước có mặt tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng, KH ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn NH để giao dịch. Tính đến hết năm 2018, tại Thái Nguyên có 20 TCTD cấp I.

Qua khảo sát KH cho thấy: Phần lớn doanh nghiệp có giao dịch với 2-3 NH, chiếm 56%. Kế đến là giao dịch với 4-5 NH, chiếm 24%. Chỉ một lượng KH rất nhỏ (6%) có quan hệ với duy nhất một NH. Điều đó cho thấy sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, NH ngày càng gay gắt. Thêm vào đó, phần lớn các KH đang có quan hệ với ít TCTD thì có xu hướng tìm kiếm giao dịch thêm với các TCTD khác.

Do vậy, đòi hỏi các NH phải không ngừng cải tiến sản phẩm, quy trình, thủ tục, nâng cao chất lƣợng dịch vụ,...để thu hút KH.

Thứ năm, về NH có quan hệ tín dụng chủ yếu:

Biểu đồ 3.5: NH giao dịch tín dụng chủ yếu

Trong số KH được khảo sát là KH đã và đang có quan hệ tín dụng với Vietinbank Thái Nguyên. Theo đó doanh nghiệp lựa chọn Vietinbank là NH chính trong quan hệ tín dụng chiếm chủ yếu (85% tương đương 128/150 KH). Số lượng KH còn lại chiếm 15% có giao dịch tín dụng chủ yếu với các TCTD khác.

Với phân tích ở trên, KHDN hầu hết đều có giao dịch với nhiều TCTD, tuy nhiên về quan hệ tín dụng thì tỷ lệ tập trung khá cao. Điều đó không mâu thuẫn trong giao dịch của KH. Vì tín dụng là sản phẩm đặc thù và phù hợp với thị trường trong nước khi tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế, thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với dịch vụ tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)