Lấy mẫu và bảo quản mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hàm lượng nitrat, nitrit trong các nguồn nước cấp cho các nhà máy xử lý nước của tỉnh quảng ninh bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử​ (Trang 36 - 49)

Các mẫu nước được lấy ở 12 nguồn nước cấp cho các nhà máy xử lý nước của tỉnh Quảng Ninh, thời gian lấy mẫu, kí hiệu mẫu đều được ghi lại. Mẫu lấy về phân tích càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu.

Cách lấy và bảo quản mẫu theo TCVN 6663 [24].

Chúng tôi chuẩn bị chai nhựa polyetylen để lấy mẫu nước. Dụng cụ lấy mẫu được rửa sạch bằng xà phòng, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước, tráng lại bằng nước cất và tráng lại bằng mẫu nước trước khi đựng mẫu đó. Mẫu cho vào bình polietylen đã tráng rửa sạch và bảo quản theo tiêu chuẩn. Nếu mẫu có cặn, để các chất huyền phù chất cặn lắng xuống, quay li tâm hoặc lọc qua giấy lọc sợi thủy tinh sạch.

Đối với phân tích ion NO3- trung hòa mẫu có độ pH lớn hơn 8 bằng

Với các mẫu đo dưới giới hạn phát hiện chúng tôi làm giàu mẫu: lấy 500ml mẫu cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt 1000ml. Đun trên bếp cách thủy để cô cạn. Cô cạn cho đến khi thể tích mẫu nước nhỏ hơn 25 ml rồi định mức vào bình 25 ml. Lưu ý tráng kĩ cốc bằng nước cất. Như vậy, các mẫu được làm giàu 20 lần so với ban đầu.

Bảng 2.1. Địa điểm và thời gian lấy mẫu quí 1 năm 2016

STT Địa điểm lấy mẫu Kí hiệu mẫu Ngày lấy mẫu

1 Nước đập Lán Tháp LT1 - UB 06/03/2016

2 Nước hồ Đồng Mây ĐM1 - UB 06/03/2016

3 Nước hồ Mắt Rồng MR1 - VĐ 04/03/2016

4 Nước nguồn đập Cao Vân CV1 - VĐ 04/03/2016

5 Nước nguồn Đồng Ho ĐH1 - UB 06/03/2016

6 Nước nguồn sông Trung Lương TL1 - UB 06/03/2016

7 Nước sông Ba Chẽ BC1 - ĐH 07/03/2016

8 Nước sông Tiên Yên TY1- HH 07/03/2016

9 Nước sông Bắc Luân BL1 - HH 07/03/2016

10 Nước trước xử lí nhà máy nước Hải Hà NHM1 - HH 07/03/2016 11 Nước trước xử lí nhà máy nước Hoành Bồ NMN1 - HB 06/03/2016 12 Nước trước xử lí nhà máy nước Quảng Yên NMN1 - QY 06/03/2016

Bảng 2.2. Địa điểm và thời gian lấy mẫu quí 2 năm 2016

STT Địa điểm lấy mẫu Kí hiệu mẫu Ngày lấy mẫu

1 Nước đập Lán Tháp LT2 - UB 30/06/2016

2 Nước hồ Đồng Mây ĐM2 - UB 30/06/2016

3 Nước hồ Mắt Rồng MR2- VĐ 04/07/2016

6 Nước nguồn sông Trung Lương TL2 - UB 30/06/2016

7 Nước sông Ba Chẽ BC2 - ĐH 06/07/2016

8 Nước sông Tiên Yên TY2 - HH 06/07/2016

9 Nước sông Bắc Luân BL2 - HH 06/07/2016

10 Nước trước xử lí nhà máy nước Hải Hà NHM2 - HH 06/07/2016 11 Nước trước xử lí nhà máy nước Hoành Bồ NMN2 - HB 30/06/2016 12 Nước trước xử lí nhà máy nước Quảng Yên NMN2 - QY 30/06/2016

2.3.3. Các nội dung thực nghiệm

2.3.3.1. Khảo sát các điều kiện tối ưu của phương pháp phổ hấp thụ phân tử xác định nitrit

a. Khảo sát cực đại hấp thụ quang

Trong phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ phân tử, mỗi hợp chất màu có một cực đại hấp thụ quang. Do vậy chúng tôi tiến hành ghi phổ của hợp chất màu trên máy trắc quang trong khoảng bước sóng từ 400 - 700 nm.

Pha 10 ml 3 dung dịch chuẩn NO2- 0,02 ppm, 0,5 ppm và 2,0 ppm trong bình định mức 10ml. Cách pha:

Bảng 2.3. Pha dung dịch khảo sát cực đại hấp thụ quang xác định nitrit

Nồng độ NO2- 0,02 ppm 0,50 ppm 2,0 ppm Vdd chuẩn gốc NO2- 0,2 ml dd chuẩn gốc NO2- 1ppm 0,5 ml dd chuẩn gốc NO2- 10ppm 2,0 ml dd chuẩn gốc NO2- 10ppm Định mức 10 ml Thêm nước cất định mức đến 10 ml

b. Khảo sát ảnh hưởng của pH

Đầu tiên nitrit phản ứng với axit sunfanilic tạo thành muối điazo:

NH2 N

HO3S +N+ HO3S N=N

NH2

+ 2H+

Phản ứng tạo thành muối điazo được tiến hành trong môi trường axit. Khi [H+] nhỏ (pH lớn) thì càng thuận lợi cho quá trình tạo thành muối điazo nhưng lại ảnh hưởng đến phản ứng tạo thành hợp chất màu azo. Do vậy pH có ảnh hưởng đến độ hấp thụ quang của hợp chất màu nên cần phải khảo sát để chọn giá trị pH tối ưu. Để khảo sát ảnh hưởng của pH đến độ hấp thụ quang của hợp chất màu, chúng tôi sử dụng dung dịch NO2- 0,1 ppm và tiến hành đo độ hấp thụ quang của hợp chất màu ở các giá trị pH khác nhau tại bước song đã lựa chọn.

Từ kết quả thu được sẽ tìm ra giá trị độ hấp thụ quang ổn định với khoảng giá trị pH thích hợp. Từ đó lựa chọn được giá trị pH tối ưu.

c. Khảo sát ảnh hưởng của thể tích thuốc thử

- Chuẩn bị 5 bình định mức 10ml để pha dung dịch chuẩn NO2- 0,10 ppm - Lấy vào mỗi bình 0,1 ml dd chuẩn gốc NO2- 10,00 ppm.

- Thêm lần lượt vào các bình: 0,20ml; 0,40 ml; 0,60 ml; 0,80 ml; 1,00 ml dung dịch thuốc thử màu. Lắc đều và định mức tới vạch bằng nước cất.

- Sau 20 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng đã lựa chọn, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh.

Từ kết quả thu được sẽ tìm ra giá trị độ hấp thụ quang lớn ổn định với khoảng giá trị thể tích thuốc thử thích hợp. Từ đó lựa chọn được thể tích thuốc thử tối ưu.

d. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng tới độ ổn định màu của phức

Khảo sát ảnh hưởng thời gian tới độ ổn định màu của phức tạo thành: Pha 10 ml dung dịch NO2- 0,35 ppm:

+ Lấy 0,35 ml dung dịch chuẩn NO2- 10,0 ppm vào bình định mức 10,00 ml. + Sau đó định mức đến vạch bằng nước cất.

Từ kết quả thu được, sẽ tìm được giá trị độ hấp thụ quang lớn ổn định ứng với khoảng thời gian thích hợp. Từ đó chọn được khoảng thời gian phản ứng tối ưu.

e. Khảo sát ảnh hưởng của các ion cản trở

Theo tài liệu tham khảo thì phép xác định NO2- bị ảnh hưởng bởi các ion Mangan(II), sắt(III), đồng(II), nhôm(III), cloramin, clo, natripolyphotphat, thiosunfat… sẽ bị kết tủa trong điều kiện phản ứng, các chất có khả năng phản ứng với NO2- và các ion có màu cũng gây ảnh hưởng đến phép xác định. Tuy nhiên, với mục đích xác định hàm lượng nitrit trong nước chúng tôi chỉ khảo sát ảnh hưởng của các ion sắt(III), cloramin, clo, natripolyphotphat, thiosunfat.

Sau khi chuẩn bị các dung dịch chuẩn của các ion cản trở riêng biệt, các khảo sát về ảnh hưởng và ngưỡng ảnh hưởng được tiến hành như sau:

- Pha 100 ml dung dịch chuẩn NO2- 0,35 ppm từ 3,5 ml dung dịch chuẩn NO2- 10,00 ppm vào bình định mức 100,00 ml.

- Pha 100 ml dung dịch chuẩn NO2- 3,5 ppm từ 3,5 ml dung dịch chuẩn NO2- 100,00 ppm vào bình định mức 100,00 ml.

- Lấy 12 bình định mức 10ml

Bảng 2.4. Pha các dung dịch khảo sát ảnh hưởng của các ion cản trở xác định ion nitrit Ion khảo sát STT bình ion C khảo sát (ppm) Ion khảo sát (ml) Thêm đến vạch định mức Vdd gốc Nồng độ dung dịch gốc Mẫu trắng 1 0,0 0,0 0,0 10 ml nước cất Mẫu không ion 2 0,0 0,0 0,0 dung dịch chuẩn NO2- 0,35 ppm Fe3+ 3 1,0 0,1 ml Fe 3+ 100 ppm 4 10,0 1,0 ml Fe3+ 100 ppm S2O32- 5 10,0 0,1 ml S2O32- 1000 ppm 6 100,0 1 ml S2O32- 1000 ppm Cl- 7 0,2 0,2 ml Cl - 10 ppm 8 2,0 2,0 ml Cl- 1000 ppm Cloramin 9 0,2 0,2 ml cloramin 10 ppm 10 2,0 2,0 ml Mn2+ 10 ppm

Mẫu không ion 13 0,0 0,0 0,0 dung dịch chuẩn NO2- 3,5 ppm Fe3+ 14 1,0 0,1 ml Fe3+ 100 ppm 15 10,0 1,0 ml Fe3+ 100 ppm S2O32- 16 10,0 0,1 ml S2O32- 1000 ppm 17 100,0 1 ml S2O32- 1000 ppm Cl- 18 0,2 0,2 ml Cl- 10 ppm 19 2,0 2,0 ml Cl- 1000 ppm Cloramin 20 0,2 0,2 ml cloramin 10 ppm 21 2,0 2,0 ml Mn2+ 10 ppm PO43- 11 5,0 0,5 ml PO43- 100 ppm 12 50,0 5,0 ml PO43- 100 ppm

- Thêm 0,2 ml thuốc thử màu, lắc đều.

- Để 20 phút rồi tiến hành đo độ hấp thụ quang tại bước sóng đã chọn với mẫu trắng làm dung dịch so sánh và đánh giá ảnh hưởng so với dung dịch chỉ có NO2-.

Ngưỡng ảnh hưởng của các ion cản trở, được đánh giá qua sai số tương đối với từng loại ion. Từ kết quả thu được sẽ đánh giá được sự ảnh hưởng của các ion này đến phép xác định.

2.3.3.2. Khảo sát khoảng tuyến tính và đánh giá phương pháp xác định nitrit

a) Khảo sát khoảng tuyến tính

Để xác định khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn xác định nitrit chúng tôi thực hiện quá trình thực nghiệm:

Dung dịch chuẩn gốc 1 của NO2- là 1000ppm.

Pha 15 dung dịch chuẩn các nồng độ và 1 dung dịch mẫu trắng:

Bảng 2.5. Pha dung dịch khảo sát khoảng tuyến tính xác định nitrit

Nồng độ NO2(ppm) 0,00 0,01 0,05 0,10 0,20 0,50 1,00 2,00 V dd NO2- (ml) 0,00 0,10 0,50 1,00 0,20 0,50 1,00 2,00

dd lấy Gốc 4 Gốc 3

Định mức 10ml

Định mức 10ml

Thêm 0,2 ml dung dịch thuốc thử màu. Sau 20 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng đã lựa chọn, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh.

Từ kết quả đo được xác định khoảng tuyến tính của nitrit và xây dựng đường chuẩn.

b) Đánh giá phương pháp

* Tính giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ

Giới hạn phát hiện (LOD): là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích còn cho tín hiệu phân tích khác có nghĩa với tín hiệu mẫu trắng hay tín hiệu nền.

Giới hạn định lượng (LOQ): là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích định lượng được với tín hiệu phân tích khác có ý nghĩa định lượng với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu của nền.

Trong luận văn này chúng tôi tính LOD, LOQ của NO2 - trên mẫu thử.

Chọn mẫu thử có nồng độ thấp (khoảng 5 đến 7 lần LOD ước lượng). Mẫu thử có nồng độ 0,021 ppm.

Chuẩn bị 7 ống nghiệm:

+ Ống 1: lấy 10 ml nước cất vào bát (mẫu trắng)

+ Ống 2 đến 7: cho 10 ml dung dịch mẫu thử nước nguồn sông Trung Lương lấy ngày 30/06/2016 (kí hiệu mẫu LT2 - UB)

+ Thêm 0,2 ml thuốc thử màu, lắc đều.

+ Để 20 phút rồi tiến hành đo độ hấp thụ quang theo thời gian ở bước sóng đã chọn, với dung dịch so sánh là mẫu trắng.

Từ kết quả thu được cùng với các công thức tính bảng 2.3 sẽ xác định được giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của phép xác định nitrit.

Bảng 2.6. Các công thức tính LOD, LOQ

n x x n i i     1 xi: nồng độ lần đo thứ i n số lần đo  x: nồng độ trung bình 1 ) ( 2      n x x SD i xi: nồng độ lần đo thứ i n số lần đo  x: nồng độ trung bình 3. Giới hạn phát hiện LOD

LOD = 3. SD 5. Hệ số R: LOD x R  

4. Giới hạn định lượng LOQ LOQ = 3. LOD

- Đánh giá:

 Nếu 4 < R <10 nồng độ dung dịch phù hợp LOD tính được là đáng tin cậy.

 Nếu R < 4 phải dùng dung dịch đặc hơn, tính lại LOD và R.

 Nếu 10 > R phải dùng dung dịch loãng hơn tính lại LOD và R

* Xác định độ lặp lại và hiệu suất thu hồi

Để xác định độ lặp lại và hiệu suất thu hồi xác định nitrit chúng tôi sử dụng phương pháp thêm chuẩn.

Chuẩn bị 7 ống nghiệm:

+ Ống 1: lấy 10 ml nước cất (mẫu trắng)

+ Ống 2 đến 7: lấy 10 ml dung dịch mẫu trắng. Thêm chuẩn NO2- 0,02 ppm (lấy 0,02 ml dung dịch chuẩn NO2- 10 ppm).

+ Thêm 0,2 ml thuốc thử màu, lắc đều.

+ Để 20 phút rồi tiến hành đo độ hấp thụ quang ở bước sóng đã chọn với dung dịch so sánh là mẫu trắng.

+ Đối với mẫu thử: % .100 c m c m C C C R   

Trong đó: R%: Độ thu hồi, %

Cm+c: Nồng độ chất phân tích trong mẫu thêm chuẩn. Cm: Nồng độ chất phân tích trong mẫu thử.

+Đối với mẫu trắng: % .100

c tt

C C

R

Trong đó: Cc: Nồng độ chuẩn thêm (lý thuyết)

Ctt: Nồng độ chất phân tích trong mẫu trắng thêm chuẩn

* Công thức tính hệ số biến thiên CV (độ lệch chuẩn tương đối RSD):

100 . % % _ x SD CV RSD   + Đánh giá lặp lại

 Hiệu suất thu hồi đạt 60% - 115% đánh giá đạt yêu cầu

 Độ lệch chuẩn tương đối RSD < 21% đánh giá đạt yêu cầu

2.3.3.3. Khảo sát các điều kiện tối ưu của phương pháp phổ hấp thụ phân tử xác định nitrat

a) Khảo sát cực đại hấp thụ quang

Chúng tôi tiến hành ghi phổ của hợp chất màu trên máy trắc quang trong khoảng bước sóng từ 400 - 600 nm.

Chuẩn bị ml 3 dung dịch chuẩn NO3- 0,04 ppm, 10,0 ppm và 15,0 ppm: + Lấy 4 bát sứ:

Bảng 2.7. Pha dung dịch khảo sát cực đại hấp thụ quang xác định nitrat

Bát 1 Bát 2 Bát 3 Bát 4 5 ml nước cất (mẫu trắng) 0,10 ml dung dịch chuẩn NO3- 10 ppm 0,25 ml dung dịch chuẩn NO3- 1000 ppm 0,375 ml dung dịch chuẩn NO3- 1000 ppm

+ Thêm 0,5 ml Na3N 0,50g/l + 0,2 ml CH3COOH 1,05g/ml để khoảng 5 phút. Sau đó đun cách thủy đến khô.

+ Cho 1ml natri salisilat 10g/l trộn đều tiếp tục đun cách thủy.

+ Lấy bát để nhiệt độ phòng cho nguội. Thêm 1ml H2SO4 1,84g/ml hòa tan lắc nhẹ để lắng 10 phút

+ Thêm 10 ml nước + 10 ml dd kiềm. Chuyển sang bình định mức 25 ml, thêm nước đến vạch và tiến hành đo phổ.

Từ kết quả đo được, chúng tôi lựa chọn bước sóng ứng với cực đại hấp thụ quang và sử dụng bước sóng này để khảo sát các yếu tố tiếp theo.

b. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian tới độ ổn định màu của phức

Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian tới độ ổn định màu của phức tạo thành, chúng tôi sử dụng dung dịch NO3- 4,0 ppm và tiến hành như sau:

Lấy 2 bát sứ:

+ Bát 1: cho 5,0 ml dung dịch nước cất (mẫu trắng).

+ Bát 2: lấy 1,0 ml dung dịch chuẩn NO3- 100 ppm vào bình định mức 25,0 ml thêm nước cất đến vạch và đổ vào bát.

+ Cho lần lượt vào cả 2 bát:

- 0,5 ml Na3N 0,5g/l + 0,2 ml CH3COOH 1,05g/ml để khoảng 5 phút. Sau đó đun cách thủy đến khô.

- Cho 1ml natri salisilat 10g/l trộn đều tiếp tục đun cách thủy.

- Lấy bát để nhiệt độ phòng cho nguội. Thêm 1ml H2SO4 1,84g/ml hòa tan lắc nhẹ để lắng 10 phút

- Thêm 10,0 ml nước + 10,0 ml dd kiềm và tiến hành đo độ hấp thụ quang tại bước sóng đã chọn, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh ở các khoảng thời gian khác nhau,

- Từ kết quả thu được, sẽ tìm được giá trị độ hấp thụ quang lớn ổn định ứng với khoảng thời gian thích hợp. Từ đó chọn được khoảng thời gian phản ứng tối ưu.

dùng cho 25 ml mẫu là 0,5 ml Na3N 0,5g/l. Vây khi nồng độ ion nitrit trong nước tăng thì với lượng Na3N giữ nguyên trong phép đo này có khắc phục được sự nhiễu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hàm lượng nitrat, nitrit trong các nguồn nước cấp cho các nhà máy xử lý nước của tỉnh quảng ninh bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử​ (Trang 36 - 49)