+ Tránh đối đầu với học sinh, nhất là trước mặt những người khác.
+ Lắng nghe trẻ nói và đặt mình vào vị trí của trẻ.
+ Tìm hiểu nguyên nhân, cố gắng giúp học sinh tìm ra giải pháp phù hợp với các em.
+Trân trọng tất cả những gì học sinh có và hãy đến với mỗi học sinh bằng tình cảm chân thành nhất của mình.
Nhóm 3: Tăng cường sự tham gia của trẻ trong việc xây dựng nội quy lớp học.
*Sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:
- Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội
quy do chính các em đề ra.
- Giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý
kiến và tham gia quá trình ra quyết định.
- Giúp HS phát huy tinh thần tập thể, nâng cao
tinh thần trách nhiệm.
*Các bước XD nội quy lớp học:
Bước 1: GV thông báo cho học sinh về những nội dung chính của năm học
Bước 2: HS thảo luận theo nhóm/tổ về mong đợi của mình (đối với bản thân, bạn bè, thầy cô).
Bước 3: Các nhóm /tổ chia sẻ ý kiến, thống nhất mong đợi chung
Bước 4: HS tiếp tục thảo luận: để đạt được những mong đợi đó, HS nên và không nên làm gì?
Bước 5: Từ các ý kiến của HS, thống nhất nội quy lớp.
Bước 6: Viết nội quy lớp bằng chữ in lớn, trang trí đẹp và treo ở nơi ai cũng có thể đọc được. Bước 7: Quy định chế độ khen thưởng và xử
phạt để khuyến khích cả lớp thực hiện nội
quy, việc vi phạm nội quy cần được xử lí như thế nào? Thông báo đến phụ huynh để cùng giám sát việc thực hiện nội quy.
Nhóm 4: Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp học. dựng tập thể lớp học.
a. Thế nào là tập thể lớp tốt ?