Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị nhãn tại thị xã phổ yên (Trang 42 - 44)

4. Những đóng góp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.3.4.1 Phương pháp xử lý số liệu

Tôi sử dụng công cụ Office Excel để tổng hợp và xử lý tài liệu điều tra và tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

2.3.4.2 Phương pháp phân tích thông tin Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ các loại hộ sản xuất nhãn khác nhau phục vụ trong nghiên cứu đề tài.

Phương pháp thống kê so sánh

Trên cơ sở điều tra các đối tượng hộ tham gia liên kết và hộ không tham gia liên kết để phân tích, so sánh; đưa ra các đặc điểm về sản xuất của hộ, tình hình đầu tư trên 1ha theo nhóm hộ, so sánh năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, lợi ích của nhóm hộ nào cao hơn. Từ đó đi đến phân tích đánh giá về mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nhãn ở địa phương làm căn cứ để đề xuất kiến nghị nhằm phát triển các mối liên kết này ngày càng tốt hơn.

Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành phân tích mô tả toàn diện tình hình sử dụng đất đai, dân số, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của địa phương, đặc điểm, vai trò của các tác nhân trong các mối liên kết kinh tế trên địa bàn thị xã, phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ của hộ trong mối liên kết, để từ đó đưa ra những đánh giá cho thực trạng liên kết trên. Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển bình quân… để phân tích mức độ và xu hướng biến động trong phát triển sản xuất chè, cũng như hiệu quả của các tác nhân, nhóm tác nhân trong quá trình tham gia liên kết tại địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp SWOT nhằm phân tích điểm mạnh điểm yếu. cơ hội, thách thức của mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nhãn.

Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước: Bước 1: liệt kê các mặt mạnh (S)

Bước 2: liệt kê các mặt yếu (W) Bước 3: liệt kê các cơ hội (O) Bước 4: liệt kê các nguy cơ (T)

Bảng 2.1. Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O) Kết hợp (S/O) Kết hợp (W/O)

Thách thức (T) Kết hợp (S/T) Kết hợp (W/T)

Kết hợp S/O: sử dụng những điểm mạnh của mối liên kết nhằm khai thác những cơ hội.

Kết hợp S/T: sử dụng các mặt mạnh bên trong nhằm đối phó với những nguy cơ.

Kết hợp W/O: tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong.

Kết hợp W/T: cố gắng giảm thiểu những điểm yếu của mối liên kết nhằm tránh những nguy cơ.

Từ việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các mối liên kết để lựa chọn, khuyến khích người sản xuất, tiêu thụ chọn hướng liên kết phù hợp, chặt chẽ để sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phục vụ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nhãn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị nhãn tại thị xã phổ yên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)