Bảng 3.6. Cường độ 4 vạch phổ đặc trưng của Argon khi nguồn hoạt động với
tốc độ dòng khí Argon là 8 lit/phút, khoảng cách đo không đổi là 5 mm.
Nhiệt độ electron trung bình tính theo bốn vạch Argon đặc trưng là: (nm) I (đvtđ) KT (eV) Te (K)
696,54 4959,16 0,594 6893,49
706,72 2031,92 0,571 6623,74
763,51 8796,18 0,557 6469,66
6695, 2811( )
TB e
T K
Sai số phép đo lớn nhất: Te 6695, 2811 6469, 6646 225, 6165( )K
Sai số tương đối lớn nhất: ' .100% 3,37%
TB e e e T T T
Qua kết quả trên chúng ta thấy rằng ở cùng thông số về tốc độ dòng khí cung cấp cho nguồn plasma, cùng khoảng cách đo thì nhiệt độ electron tính theo bốn bước sóng có độ sai lệch không nhiều so với giá trị nhiệt độ trung bình của electron. Cụ thể sai số khoảng 3 % so với nhiệt độ trung bình là một sai số chấp nhận được. Do vậy, đối với các phép đo nhiệt độ tiếp theo không nhất thiết phải tính nhiệt độ theo cả bốn bước sóng. Chỉ cần tính nhiệt độ theo một bước sóng cụ thể.
Một số nguyên nhân dẫn tới sai số. Thứ nhất, trong 4 vạch phổ Argon đặc trưng thì hai vạch 696 nm và 703 nm nằm trong vùng nhìn thấy. Trong điều kiện làm thí nghiệm vẫn có một phần ánh sáng Mặt trời khuếch tán vào đầu sợi quang làm tăng cường độ tín hiệu của một số vạch có bước sóng nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Thứ hai, như đã trình bày ở phần giới thiệu về máy quang phổ, máy quang phổ Avantes sử dụng trong thực nghiệm có độ phân giải chưa thực sự cao. Vì vậy, có thể tại xung quanh vị trí vạch Ar 696 nm và 703 nm còn tồn tại cách vạch bức xạ khác với cường độ nhỏ hơn mà máy quang phổ chưa phân tách được. Điều này dẫn tới các bức xạ xung quanh bị cộng cường độ vào bức xạ chính là Ar 696 nm và 703 nm dẫn tới cường độ vạch phổ mà máy đo được chưa chính xác hoàn toàn.