0
Tải bản đầy đủ (.docx) (169 trang)

TUYẾN ĐIỂM HÀ NỘI-PHÚ THỌ-LÀO CAI-SA PA

Một phần của tài liệu TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 159 -169 )

II/ TUYẾN ĐIỂM CỤ THỂ 1 HÀ NỘI CITY TOUR

3. TUYẾN ĐIỂM HÀ NỘI-PHÚ THỌ-LÀO CAI-SA PA

SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH HÀ NỘI-PHÚ THỌ-LÀO CAI-SA PA Từ quốc lộ 5, rẽ theo quốc lộ 2 chúng ta sẽ đến với tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh miền núi trung du nằm ở vùng Đông Bắc. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô, Phía nam giáp tỉnh Hà Tây – Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh – Hà Nội, Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp tỉnh Hà Tây và thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo.

Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Vĩnh Phúc vùng đất địa linh nhân kiệt, là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Mê Linh, nơi Hai Bà Trưng đóng đô, nằm trong tỉnh này.

Tới Vĩnh Phúc, chúng ta sẽ đi qua huyện mê Linh Mê Linh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm

Mê Linh là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Hà Nội, giáp sân bay Nội Bài. Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng.

Diện tích 14.095,74 km² Dân số 181.299 (2004)

Huyện Mê Linh được thành lập năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng, ngoài ra còn có 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của huyện Yên Lạc, 2 xã Kim Hoa và Quang Minh của huyện Kim Anh.

Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh, nâng tổng số đơn vị hành chính huyện Mê Linh lên thành 22 xã và 2 thị trấn.

1991, Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc).

Sau khi thành lập thị xã Phúc Yên, tách khỏi huyện Mê Linh năm 2004, thị trấn Xuân Hòa trở thành một phường của thị xã Phúc Yên, thì huyện Mê Linh còn lại 17 xã.

2008, chủ trương sáp nhập Mê Linh vào Hà Nội.

Khi đi qua huyện Mê Linh, gần đầu huyện về phía bên phải quốc lộ có đền thờ Hai Bà Trưng. Đền Thờ Hai Bà Trưng

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 sau CN), thời đại Hai Bà Trưng (40 – 43 sau CN), được mọi người dân Việt Nam biết đến với niềm tự hào và kính trọng sâu sắc. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, trong cả lịch sử nhân loại, một cuộc khởi nghĩa do hai nữ Anh hùng lãnh đạo, đánh đuổi giặc ngoại xâm giành thắng lợi. Bà Trưng Trắc đã lên ngôi Vua, phong thưởng các tướng sĩ, cắt cử quan lại các cấp… Có thể nói,

Hai Bà Trưng là người đầu tiên có công giữ nước, xây dựng nền độc lập, người đặt nền móng cho truyền thống đánh giặc, ý thức tự lập, tự cường của dân tộc ta.

Sau khi hai bà mất, nhân dân trong nước thuộc nhiều triều đại kính trọng lập đền thờ hai bà và các tướng lĩnh giỏi (phần lớn là nữ tướng) ở nhiều nơi. Chỉ tính riêng trên đất Vĩnh Phúc đã có 65 đền thờ Hai Bà Trưng và 66 tướng lĩnh. Hàng năm, cứ đến ngày 6 tháng Giêng (ngày Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa), tại đền thờ hai bà ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, lại mở hội lớn, nhân dân trong tỉnh và cả nước nô nức kéo về dự, thắp hương thành kính biết ơn “Nhị Vị Đại Vương” đã có công xây dựng nền độc lập ngay từ buổi bình minh của dân tộc và tiếp tục cầu mong Hai Bà phù hộ cho quốc thái, dân an…

Từ ngày có Đảng, đặc biệt là những năm 1940 – 1945, Đền thờ Hai Bà Trưng trở thành nơi chở che, đi về, hội họp của các nhà lãnh đạo tiền bối Đảng ta như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo

Trên đường tới thị xã Vĩnh Yên, bên tay phải có tuyến đường đi vào hồ Đại Lãi. Hồ Đại Lãi

Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn. Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Vì vậy, Bộ Thuỷ lợi đã cho khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ tưới tiêu cho đại bộ phận ruộng đồng của huyện Kim Anh, Sóc Sơn và một phần diện tích đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành bằng sức lao động chân tay của bộ đội, nhân dân, cán bộ công nhân viên chức, các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài tỉnh, diện tích mặt nước 525ha, chứa 26,4 triệu m3 nước. Công trình hồ Đại Lải mang lại lợi ích phát triển kinh tế, xã hội, nông lâm nghiệp, phục vụ tưới tiêu cho khoảng 2.900ha – 3.500ha đất canh tác.

Với diện tích tự nhiên là 1.500ha, trung tâm là hồ Đại Lải, khu du lịch – thắng cảnh này đã, đang và ngày càng đẹp hơn, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch – dịch vụ, bước đầu thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan, nghỉ dưỡng.

Từ bãi tắm dưới hồ, du khách có thể đi bộ thể dục lên đỉnh núi Thằn Lằn phóng tầm mắt nhìn về Thủ đô Hà Nội và tham quan đồn Thằn Lằn, nơi ghi dấu một trong những trận đánh quyết liệt mà chiến thắng hào hùng của lực lượng vũ trang chiến khu Ngọc Thanh những năm chống Pháp. Những ai thích leo núi có thể ngược lên phía Bắc, luồn rừng qua đèo Nhe (một thời là con đường liên lạc trọng yếu giữa chiến khu Ngọc Thanh và căn cứ địa Việt Bắc) sang đất Thái Nguyên

thăm hồ Suối Lạnh; tới đèo Khế thăm khe núi Đá Đen – địa điểm đặt kho bạc nhà nước thời kháng chiến; hay rẽ sang núi Mỏ Quạ mạo hiểm thử sức leo lên những vách đá dựng đứng… Từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy thấp thoáng giữa bạt ngàn rừng xanh là các mặt nước hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà, hồ Gia Khau thanh bình lặng sóng. Du khách cũng có thể tới thăm những dấu tích thành lũy của Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương hay những địa điểm ghi đầy dấu ấn lịch sử khác của chiến khu Ngọc Thanh như: cơ sở bào chế thuốc tân dược và nơi làm việc của trạm quân y chiến khu, thung lũng Đá Bia, Đồng Dè, đại bản doanh Móc Son…

Khu du lịch Đại Lải nằm trong địa phận xã Ngọc Thanh và xã Cao Minh, thuộc thị xã Phúc Yên, cách nội thành Hà Nội 40 km, cách sân bay Nội Bài 10 km với hệ thống đường giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Với vị trí thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong tương lai không xa Đại Lải sẽ cùng với các khu du lịch Tam Đảo Tây Thiên và các khu du lịch sinh thái trong vùng tạo nên một quần thể du lịch bốn mùa và những ngày nghỉ cuối tuần của du khách thập phương trong và ngoài nước

Qua khỏi con đường vào hồ Đại Lãi là đến với thị xã Vĩnh Yên Vĩnh Yên

Vĩnh Yên là thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Vĩnh Yên có 5.080,21 ha diện tích tự nhiên và 122.568 nhân khẩu (tháng 12 năm 2006)

Thành phố Vĩnh Yên phía đông giáp huyện Bình Xuyên; tây và bắc giáp huyện Tam Dương; nam giáp huyện Yên Lạc; đều thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện nay, thành phố có 1.159 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có trên 30 dự án vốn FDI tập trung chính ở hai khu công nghiệp là Khai Quang và Lai Sơn, giải quyết hàng vạn lao động trên địa bàn và các vùng lân cận với thu nhập bình quân 900.000 đồng/tháng. Ngoài ra, còn các cụm phát triển kinh tế nằm rải rác ở các xã, phường: Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo các chợ trung tâm thị xã, nâng cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào các dự án lớn như: Khu dịch vụ Trại ổi, khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu đô thị chùa Hà Tiên, khu du lịch Bắc đầm Vạc…

Tại thành phố Vĩnh Yên phía bên phải có con đường đi Tam Đảo. Chạy khoảng 24 km theo con đường này các bạn sẽ tới Tam Đảo

Dãy Núi Tam Đảo

Dãy núi Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1590m. Dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệu năm vào giữa kỷ Trias do hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt trồng lên nhau. Các loại đá chính ở Tam Đảo là Riolit pocfia, penzit và các tuf của chúng. Dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng 80 km, rộng từ 10 đến 15 km. Do tương đối dốc đứng, nên trên Tam Đảo có nhiều suối và thác nước. Thác Bạc có độ cao 50m, nước sối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô. Cũng vì dốc đứng, nên hệ thực vật ở đây khá đa dạng và thay đổi theo độ cao. Nhiều loại rau quả ôn đới được trồng ở Tam Đảo và cung cấp cho các vùng xung quanh, nhất là cho Hà Nội. Càng lên cao, các loài cây thuộc họ lá kim càng nhiều. Loài cá cóc, là động vật đặc hữu của Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 36.883 ha nằm trọn trong dãy núi này.

Trên dãy Tam Đảo có những di tích văn hóa-lịch sử nổi tiếng như chùa Tây Thiên và đền Tây Thiên (còn gọi Đền Mẫu) thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Năng Thị Tiêu. Theo thần thoại, Quốc Mẫu Tây Thiên là do linh khí của núi rừng Tam Đảo hun đúc mà nên. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã

lên Tam Đảo và xây dựng một thị trấn ở đây làm nơi nghỉ mát cho các quan chức của chính quyền đô hộ. Tổng cộng có 163 ngôi biệt thự kiến trúc châu Âu đã được xây dựng. Ngày nay, một số đã đổ nát. Tam Đảo là một khu du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.

Tiếp tục hành trình chúng ta sẽ tới tỉnh phú Thọ. Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang – quốc gia đầu tiên của Việt Nam với thủ đô là Phong Châu.

Thời Hùng Vương, Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang. Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh.

Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 10), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu.

Thời kỳ phong kiến độc lập, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang.

Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 – 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng Hoá (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thuỷ; huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hoá nay thuộc tỉnh Phú Thọ).

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn…

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.519 km²

Theo thống kê năm 2003, Phú Thọ có 1.302.700 người

Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (sông Thao), sông Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì. Chính vì thế mà đây được gọi là “ngã ba sông”.

Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng.

Ao Giời-Suối Tiên, một địa chỉ du lịch sinh thái và văn hóa gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ

Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo… Các lễ hội chính trong tỉnh có thể kể đến:

Lễ hội đền Hùng tổ chức tại Đền Hùng ngày 10 tháng Ba âm lịch, hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ.

Đặc sản có bưởi Đoan Hùng, quả hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì), là loại hồng không hạt quả to, chè Phú Thọ, thịt chua làm từ thịt lợn, rêu đá tại huyện Thanh Sơn.

Các vùng núi phía Bắc tỉnh thịnh hành món cơm lam làm từ gạo nếp nương, đặc biệt là món xôi cọ là loại xôi được đồ từ gạo nếp trộn với thịt quả cọ đã được om chín.

Tỉnh Phú Thọ có thành phố Việt Trì – Thành phố Ngã ba sông Việt Trì

Diện tích: thành phố Việt Trì rộng 10.636,94 ha. Thành phố có dân số là 168.462 người.

loại 2 của Việt Nam.

Việt Trì cách Hà Nội 75 cây số về hướng Tây Bắc Nằm ở “Ngã Ba Hạc” trên sông Hồng, nơi con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lô xanh biếc. Vì thế Việt Trì còn được biết đến với cái tên Thành phố Ngã ba sông.

Thành phố Việt Trì về phía Đông giáp huyện Lập Thạch, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc); Tây giáp thị trấn Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn, xã Tiên Kiên, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao; Nam giáp xã Cao Xá, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao (cùng của Phú Thọ) và huyện Ba Vì (tỉnh Hà Tây); Bắc giáp xã Phù Ninh, xã An Đạo, xã Tử Đà, xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh.

Khu vực nằm trong địa giới Việt Trì hiện nay được coi là kinh đô đầu tiên của quốc gia Văn Lang với các triều đại Vua Hùng cách đây trên 4000 năm, biểu hiện qua những di chỉ khảo cổ nổi tiếng tại Làng Cả và khu di tích lịch sử Đền Hùng. Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch nhiều người lại hành hương và hướng về đất Tổ với lòng tôn kính. Hiện nay khu di tích lịch sử Đền Hùng đang được đầu tư và tôn tạo, trở thành một vùng du lịch của thành phố Việt Trì. Về ẩm thực, xưa Việt Trì nổi tiếng với cá Anh Vũ, một loại cá nước ngọt chỉ thấy xuất hiện tại ngã ba sông.

Đoạn thành Phố Việt Trì, phía bên trái quốc lộ có Đền Hùng. Đền Hùng

Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ 40.000 năm trước.

Một phần của tài liệu TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 159 -169 )

×