I/NỘI DUNG TUYẾN ĐIỂM TÂY NGUYÊN 1) ĐỊA LÝ

Một phần của tài liệu tuyến điểm du lịch việt nam (Trang 63 - 65)

II/ TUYẾN ĐIỂM CỤ THỂ

I/NỘI DUNG TUYẾN ĐIỂM TÂY NGUYÊN 1) ĐỊA LÝ

1. TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SƠ ĐỒ TUYẾN DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I/NỘI DUNG TUYẾN ĐIỂM TÂY NGUYÊN 1) ĐỊA LÝ

1) ĐỊA LÝ

Tây nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Diện tích: 54.659,6 km².

Dân số: 4.868.900 người.

Phía đông giáp duyên hải trung bộ; phía tây giáp Lào (ở cửa khẩu Ngọc Hồi – Kon Tum) và Cambodia; phía nam giáp Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Quảng Nam.

Địa hình đa số là cao nguyên cao trung bình 500m so với mực nước biển. Có các cao nguyên lớn là nơi tập trung dân cư đông đúc là Kon Tum (cao 700m), Pleiku (cao 600m), Buôn Mê Thuột (cao 600m), M’nông (cao 400m), cao nguyên Langbiang (cao 1500m), cao nguyên Di Linh (cao 1100m), Bảo Lộc (cao 900m). Các dãy núi chạy theo hướng Đông – Tây.

Quốc lộ 14 xuyên qua vùng từ Bắc xuống Nam, và cũng gần nằm chính giữa vùng. Phía đông của quốc lộ 14 các ngọn núi thấp dần về duyên hải miền trung, và là nơi bắt nguồn của các con sông như Trà Khúc (Quảng Ngãi) bắt nguồn từ phía đông của Kon Tum; sông Côn (Quy Nhơn) từ Gia Lai; sông Đà Rằng cũng bắt nguồn từ Gia Lai; sông Cái và sông Dinh từ Đắk Lắk; sông Lũy, sông Cà Ty, sông Đồng Nai từ Lâm Đồng. Các dãy núi phía tây quốc lộ 14 là nơi bắt nguồn của các con sông suối về Cambodia và Lào như sông Sa Thầy, sông Pô Cô, sông Kon – Klor, sông Sê San, sông Krông – nô và Krông Ana hợp thành sông Sê rê pốk (Đắk Lắk).

Thổ nhưỡng:

Đa số là đất đỏ bazan. Thuận lợi trồng cây Công nghiệp như: cao su, điều, cà phê, chè, dâu tằm, và các loại cây khác như bơ, rau củ quả ôn đới, bí đỏ,…

Ven các chân đồi có các thung lũng hẹp là đất trầm tích, đất sét bạc màu. Sông ngòi:

Đây là nơi bắt nguồn của các con sông đổ về biển miền trung, Đông Nam Bộ, Cambodia. Do địa hình gấp khúc nên sông suối có nhiều thác ghềnh, nhiều ao hồ tự nhiên, phù hợp quy hoạch du lịch sinh thái và làm thủy điện.

Khí hậu:

Giống miền nam nhưng có mùa đông lạnh rõ rệt. Riêng Đà Lạt có khí hậu cận ôn đới phù hợp du lịch nghỉ dưỡng ( một ngày có bốn mùa).

Động thực vật:

Vùng cao dưới 800m: có hệ thực động vật nhiệt đới gió mùa, cây thường rụng lá vào mùa khô tạo ra những cánh rừng “khộp” nổi tiếng như York – đôn, Chư – yang – sin.

Động thực vật tiêu biểu: voi, gấu, khỉ, bò rừng, trâu rừng, nai, các loài bò sát, bươm bướm. Các loại cây gỗ: tếch – teak (giá tị), bằng lăng, dầu, gõ, kơ nia,… và có các loại lan rừng phong phú. Giao thông vận tải

Có quốc lộ 14 xuyên qua giữa rừng từ Bắc xuống Nam. Từ đây người Pháp đã mở các quốc lộ vuông góc (hình xương cá) về miền duyên hải Trung bộ và Đông Nam Bộ như: quốc lộ 24 (từ thị xã Kon Tum về ngã ba Thạch Trụ – Quảng Ngãi), quốc lộ 19 (từ Pleiku về ngã ba Bà Gi – Quy Nhơn), quốc lộ 25 (từ Chư Sê – Gia Lai về thành phố Tuy Hòa – Phú Yên), quốc lộ 26 (từ Buôn Mê Thuột về ngã ba Ninh Hòa thuộc Nha Trang), quốc lộ 27 (từ ngã ba Phi Nôm – Đức Trọng – Đà Lạt về ngã năm Phan Rang), quốc lộ 20 (từ Đà Lạt về ngã ba Dầu Giây: 223km), quốc lộ 28 (từ thị xã Gia Nghĩa – Đắk Nông đi Di Linh – Phan Thiết).

Ngoài ra có cửa khẩu Ngọc Hồi thông thương với Lào và Đông Bắc Cambodia. Có các sân bay lớn là Pleiku, Buôn Mê Thuột, Liên Khương (Đức Trọng – Lâm Đồng). Đường sắt Đà Lạt đi Phan Rang hiện nay chỉ còn 7km để du lịch, tham quan.

Tài nguyên khoáng sản:

Có các quặng mỏ như mỏ Bô xít luyện nhôm ở Bảo Lộc, mỏ cao lanh (đất sét trắng) làm mỹ phẩm, thạch cao làm đồ gốm (Đức Trọng), mỏ đá ruby, hồng ngọc (Gia Lai)

Tài nguyên du lịch:

Với lợi thế còn nhiều núi rừng hoang sơ với các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia như: Ngọc Linh (Kon Tum), Chư yang sin, York đôn (Đắk Lắk), Núi Bà (Lâm Đồng) phù hợp phát triển du lịch sinh thái.

Nhiều địa hình khúc khuỷu , gập ghềnh có thể phát triển du lịch mạo hiểm (nhảy dù ở Langbiang, vượt thác).

Nhiều bản làng còn hoang sơ đậm nét nguyên thủy có thể phát triển du lịch văn hóa lễ hội. Nhiều khu vực yên tĩnh, khí hậu mát mẻ có thể phát triển du lịch nghĩ dưỡng.

2) LỊCH SỬ

Thời cổ đại (từ khi con người xuất hiện đến khi có chữ viết) có loài người sinh sống cách đây khoảng 10 nghìn năm và hậu duệ của họ là các dân tộc thiểu số bản địa của Tây Nguyên ngày nay (không tính người H’ mông, Tày, Thái, Nùng, Dao,…)như: người M’nông, Ê đê, Gia Rai, Ba na, Xơ Đăng, K’ ho, Mạ, Stiêng,…. Bằng chứng là dọc theo các triền sông, thung lũng hẹp ven các hồ lớn các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều công cụ lao động, các dấu tích, cọc gỗ, nhà sàn cùng một số đồ trang sức bằng đá như ở huyện Sa Thầy (Kon Tum), biển Hồ T’nưng (Pleiku), khu vực suối Voi (Đức Trọng – Lâm Đông).

Cuộc sống của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên từ thời cổ đại đến nay gần như không thay đổi lắm. Họ vẫn còn giữ dấu ấn của xã hội nguyên thủy như săn, bắt, hái, lượm, tín ngưỡng đa thần, vai trò của người phụ nữ rất lớn (chế độ mẫu hệ vẫn còn), nhiều lễ hội, tế thần, âm nhạc, múa sơ khai. Đa số các dân tộc chưa có chữ viết. Văn học truyền khẩu là chủ yếu.

Thời cận đại: cuối thế kỷ XIX người Pháp bắt đầu đến Tây Nguyên họ đã xây dựng Chủng viện Thừa Sai ở Kon Tum để truyền giáo. Tiến hành xây dựng các khu đô thị trung tâm ở Buôn Mê Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, các quốc lộ 14, 24, 25, 19, 27, 28, 20, 26 nối liền Tây Nguyên với duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Cambodia, Lào. Từ đây Tây Nguyên đã được phương Tây biết đến như một nơi rừng rậm hoang vu với nhiều bộ tộc nguyên thủy tiêu biểu như Đông Nam Á cổ đại còn hiện hữu cho nên thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu, thám hiểm.

Nhiều đồn điền của Pháp đã được thành lập ở Di Linh, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Pleiku,… Người Pháp tuyển rất nhiều phu phen từ Bắc, Trung, Nam lên đây lập nghiệp với đồng lương rẻ mạt;

nếu ai chống đối sẽ bị giam cầm ở Buôn Mê Thuột. Chính giai đoạn này chính thức có mặt người Kinh ở Tây Nguyên.

Đến thời Mỹ đây là vùng chiến trường ác liệt vì nó có vị trí đắc địa. Nhiều buôn làng đã đi theo Cách mạng giúp bộ đội góp phần giải phóng miền Nam, nổi tiếng với chiến dịch Tây Nguyên. Từ sau năm 1975 với chương trình đi kinh tế mới nhiều luồng di dân từ ba miền Bắc, Trung, Nam đến Tây Nguyên lập nghiệp, nhất là người miền Trung.

3) NHÂN VĂN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ yếu là văn học truyền khẩu với nhiều trường ca nổi tiếng như Đămsan, Đẻ đất đẻ nước, trường ca của người M’nông. Về hội họa; điêu khắc là chủ yếu. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như: Anh hùng Núp, cô lái đò trên sông Pô kô, về nghệ thuật có: Siu Black, Ymon, Bourner trinh,… Người Tây Nguyên đã để lại kho tàng lễ hội dân gian âm nhạc cồng chiêng được công nhận di sản phi vật thể của nhân loại.

Ngoài tín ngưỡng đa thần, đồng bào Tây Nguyên theo đạo tin lành, Thiên chúa giáo.

4) CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Các chuyên đề về xã hội nguyên thủy, tín ngưỡng đa thần, mẫu hệ,… Nguồn gốc chủng tộc, địa lý Tây Nguyên. Phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, âm nhạc,… Giới thiệu các dân tộc: Stiêng, M’nông, Êđê, Bana, Mạ, K’hor,… Sự giống và khác nhau giữa các dân tộc ở Tây Nguyên. Chuyên đề về đường Trường Sơn cùng các trận đánh. Chuyên đề về đất đỏ Bazan, vầ cây Công nghiệp: Cà phê, cao su, điều, tiêu, trà. Chuyên đề về tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Chuyên đề về thủy điện Tây Nguyên, về các dạng rừng tiêu biểu ở Tây Nguyên,…

Một phần của tài liệu tuyến điểm du lịch việt nam (Trang 63 - 65)