6. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có chất lượng cao là tiền đề có tính quyết định đối với việc thực hiện thành công quy hoạch. Tuy nhiên việc phát triển nguồn nhân lực cũng phải từng bước, gắn liền với sự phát triển kinh tế địa phương. Phương hướng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là:
Không ngừng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương, phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất, chăm lo đội ngũ giáo viên,..
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động, đội ngũ cán bộ quản lý, kinh tế kỹ thuật và cán bộ doanh nghiệp. Đa dạng hóa và xã hội hóa đào tạo, dạy nghề. Khuyến khích việc học tập để xây dựng một xã hội tại địa phương. Tạo điều kiện để mọi người dân, nhất là thanh niên có điều kiện học tập và đạo tạo để nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn tốt về công tác tại địa phương.
Nâng cấp trung tâm dạy nghề, trường công lập thành trường trung cấp dạy nghề. Phát triển thêm các trung tâm dạy nghề, đón đầu và phù hợp với nhu cầu kinh tế của địa phương. Khuyến khích các hình thức đào tạo và truyền nghề của các doanh nghiệp, các cá nhân. Đa dạng hóa, xã hội hóa đào tạo, dạy nghề. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề tư thục.
Đẩy mạnh liên kết với các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Đổi mới cơ chế đầu tư cho đào tạo theo hướng đa dạng hóa, xã hội hóa. Khuyến khích phát triển các làng nghề, các nghề mới.
Tạo ra môi trường làm việc có sức thu hút với những người có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, nhất là khi Lương Tài có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo chiều hướng CNH, HĐH.