Khái quát tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế huyện lương tài, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 2017 (Trang 28 - 30)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Đồng Bằng Sông Hồng là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu Sông Hồng thuộc Miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh thành trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương và 8 tỉnh, vùng có diện tích tự nhiên 21260,0 km2, chiếm 4,5% diện tích toàn quốc, dân số năm 2018 khoảng 21.566.4 nghìn người, chiếm 22% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình

Về mặt hành chính Đồng Bằng Sông Hồng bao gồm 10 tỉnh là Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên. Phía Bắc và Đông Bắc được tiếp giáp với vùng Đông Bắc (Trung Du Miền Núi Bắc Bộ) thông qua các tuyến đường nối với nhau. Phía Tây và Tây Nam là vùng Tây Bắc, Phía Đông là vịnh Bắc Bộ nơi có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế của vùng. Phía Nam là vùng Bắc Trung Bộ.

Vùng có nguồn lao động dồi dào và tăng khá nhanh, năm 2016 có 21.566.4 nghìn người, chiếm 22,8% dân số toàn vùng và 21,7% lực lượng lao động của cả nước. Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực I, tiếp đó là khu vực dịch vụ, khu vực CN-XD chiếm tỷ trọng thấp hơn, Chất lượng lao động còn thấp.

Đồng Bằng Sông Hồng có tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch, tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn tương đối phong phú, đa dạng và có giá trị. Trong đó có nhiều di sản văn hóa phi vật thể thế giới hát quan họ, khu di tích hoàng thành thăng long -Hà Nội, và còn rất nhiều các công trình cổ, các đình chùa, các lễ hội …với di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng quốc gia.

Trong cơ cấu N-L-TS, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, luôn chiếm khoảng 80% GTSX và tương đối ổn định, trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn với các thế mạnh về cây lương thực (lúa), chăn nuôi khá phát triển nhất là Lợn (đứng đầu 1 vùng), các con gia cầm GTSX công nghiệp tăng lên hằng năm song quy mô còn nhỏ so với các vùng khác, chiếm 21% GTSXCN cả nước, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh, Hà Nội (108,3%), Hải Phòng (116,6%), Bắc Ninh (112,0%), Hải Dương (110,6%)

Các ngành công nghiệp chủ yếu là ngành cơ khí, ngành điện tử, đóng tầu, hóa chất, vất liệu xây dựng, sản xuất ô tô, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hang tiêu dùng … dựa vào vị trí tiếp giám của vùng đã đem lại lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các trung tâm công nghiệp của vùng là Hà Nội, Vĩnh Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế huyện lương tài, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2010 2017 (Trang 28 - 30)