Khuyến nghị tăng cường hiệu quả hoạt động của vốn ngoại

Một phần của tài liệu 028 ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 79)

Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày của khóa luận, ta thấy được rằng khối lượng giao dịch của NĐTNN có thể dùng để dự báo giá trên TTCK Việt Nam. Điều này

khẳng định phần nào về việc TTCK Việt Nam không đạt hiệu quả dạng yếu nên giá chứng khoán trên thị trường biến động theo xu hướng chứ không mang tính ngẫu nhiên và các nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa vào thông tin trong quá khứ để dự báo biến động

giá trong tương lai. Hơn thế nữa, khi đánh giá khả năng dự báo của KLGD nước ngoài và các chỉ số giá, khóa luận thu được kết quả là nếu KLGD của NĐTNN tăng trong quá khứ thì ở tương lai, VN Index và HNX Index cũng có xu hướng tăng. Vì thế mà các nhà

đầu tư trong nước có thể tham khảo số liệu giao dịch của NĐTNN để dự báo giá chứng khoán và đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Đặc biệt là các NĐTNN thường có xu hướng đầu tư ngược lại so với các nhà đầu tư trong nước (thể hiện ở hệ số hồi quy âm giữa tỷ lệ mua ròng nước ngoài và các chỉ số giá: VN Index và HNX Index) khi tăng

tỷ lệ mua ròng vào thời điểm giá thị trường giảm và giảm tỷ lệ mua ròng khi giá thị trường tăng. Việc làm này giúp họ kiếm được lợi nhuận cao khi thành công trong việc “mua rẻ - bán đắt”. Và vì thế thông tin về giao dịch của NĐTNN có thể coi là một kênh thông tin tham khảo có hiệu quả cho các nhà đầu tư trong nước.

Tóm lại, để có thể tăng cường hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì cần phải nâng cao chất lượng của thông tin về thị trường nói chung và thông tin về giao dịch

của NĐTNN nói riêng. Trên thực tế đã có nhiều quy chế được nhà nước ban hành để đảm bảo tính minh bạch thông tin tuy nhiên việc thiếu đi những quy định nghiêm ngặt về pháp lý đã khiến việc công bố này chưa mang lại hiệu quả cao và hiện tượng làm giá,

tung tin giả vẫn còn tồn tại. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin có thể kể đến là:

Xét về khía cạnh thông tin thị trường,

Thứ nhất, ban hành những quy định chặt chẽ về việc công bố thông tin và đảm bảo các NĐT có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin này. Những thông tin cơ bản như báo cáo tài chính hàng năm, giải trình về biến động doanh thu, thông tin các cổ đông lớn

của doanh nghiệp,... cần được cập nhật công khai, nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây có thể coi là cơ sở để các NĐT dựa vào và đưa ra những dự đoán về giá chứng khoán trên thị trường vì thế cần phải minh bạch và hết sức chính

56

xác. Ngoài ra, thông tin được công bố cũng cần được áp dụng theo chuẩn mực quốc tế nhằm tạo điều kiện cho NĐTNN dễ dàng nắm bắt đồng thời đưa TTCK Việt Nam tiến gần hơn với những thị trường lớn khác trên thế giới.

Thứ hai, nâng cao chất lượng của thông tin. Không chỉ dừng lại ở việc công bố thông tin theo đúng quy định pháp luật, các doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm về chất lượng thông tin mình đưa ra. Nhà nước cần có các biện pháp xử lý nghiêm khắc các đối tượng tung tin giả, mua bán thông tin, sử dụng thông tin nội gián với mục đích thao túng giá, kiếm lợi bất chính trên thị trường đồng thời áp dụng tiến bộ công nghệ để

hạn chế các cá nhân lan truyền những thông tin kém chất lượng đến các nhà đầu tư. Điều

này sẽ tạo nên môi trường đầu tư lành mạnh, công khai, minh bạch, yếu tố thông tin của

thị trường phát huy tối đa hiệu quả và giúp TTCK thực sự là kênh đầu tư có chất lượng chứ không phải cuộc chơi dành cho những kẻ hưởng lợi từ thông tin.

Xét về khía cạnh thông tin giao dịch của NĐTNN,

Thứ nhất là tăng cường việc công khai rộng rãi thông tin về giao dịch đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam. Hiện nay, việc mua bán chứng khoán của các NĐTNN chủ yếu được

cập nhật dưới dạng số liệu thống kê trong ngày trên các trang web điện tử. Việc này giúp

các nhà đầu tư có thể nhanh chóng xem và nắm bắt số liệu. Tuy nhiên thông tin mới chỉ dừng lại ở việc cập nhật số chứ chưa qua nhiều bước xử lý nên sẽ kém hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra các thông tin về giao dịch của NĐTNN được tìm thấy chủ yếu ở các trang web chứng khoán chuyên thống kê hoặc của Sở giao dịch hay các công ty chứng khoán chứ chưa xuất hiện phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, bản tin. Việc này làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của đông đảo các nhà đầu tư.

Thứ hai là nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư trong nước về sự quan trọng của việc tìm hiểu thông tin trên TTCK nói chung và giao dịch của các NĐTNN nói riêng.

Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu năm 2025 sẽ có 5% dân số tham gia đầu tư chứng khoán tuy nhiên hiện nay còn số này vẫn khá khiêm tốn và chỉ dừng lại ở mức 2%. Điều này cho thấy chứng khoán còn khá xa lạ với phần đông dân chúng và nhiều người vẫn chỉ coi đây là một “sân chơi may rủi” chứ không phải là một kênh đầu tư có chất lượng. Lý do một phần đến từ việc các nhà đầu tư trong nước còn hạn chế

trường. Cung cấp nguồn thông tin có có chất lượng đến các NĐT đồng thời giúp họ xử lý thông tin đúng cách sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư trên TTCK Việt Nam. Cũng như vậy,

việc nắm được thông tin giao dịch của NĐTNN và đầu tư theo xu hướng đầu tư nước ngoài cũng sẽ giúp các nhà đầu tư trong nước kiếm lời tốt hơn. Và nhờ vậy mà nguồn vốn nước ngoài có thể phát huy tối đa hiệu quả tích cực của mình.

Thứ ba là khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong nước có thể cập nhật nhanh chóng tình hình biến động của các TTCK trên thế giới. Cũng như những TTCK khác, TTCK Việt Nam có tác động qua lại và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô thế giới ví dụ như sự thay đổi của giá dầu, lệnh trừng phạt của Mỹ lên Trung Quốc,...Ngoài ra, các NĐTNN trên TTCK Việt Nam chủ yếu đến từ các nền kinh tế lớn mạnh như Mỹ, Nhật, Anh, Hàn Quốc,... Dù ít hay nhiều thì phong cách cũng như các chiến lược đầu tư của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế nước nhà. Việc quan tâm đến TTCK của các quốc gia trên thế giới không chỉ giúp các nhà đầu tư trong nước có cái nhìn toàn cảnh hơn về kinh tế thế giới, đánh giá hiệu quả TTCK Việt Nam tốt hơn mà còn mang tính chất dự báo những biến động có thể xảy ra đến với giao dịch đầu tư nước ngoài từ đây giúp dự đoán giá chứng khoán trên thị trường Việt Nam.

58

KẾT LUẬN

Với những phương pháp nghiên cứu đã được vận dụng để đánh giá ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ ngày 2/1/2007 đến ngày

15/3/2019, khóa luận về cơ bản đã đạt được những mục tiêu sau:

Thứ nhất, khóa luận đã khái quát một số nội dung lý thuyết về TTCK Việt Nam và các chỉ số giá của thị trường đồng thời trình bày thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam cũng như các hoạt động đầu tư của NĐTNN trên thị trường từ những ngày đầu phát triển tới nay. Ngoài ra, khóa luận cũng đã tổng hợp được các nghiên cứu về ảnh hưởng của NĐTNN đến TTCK tại các quốc gia khác nhau để từ đó lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp cho TTCK Việt Nam và so sánh kết quả đạt được với những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây.

Thứ hai, bằng việc sử dụng các mô hình nghiên cứu định lượng, khóa luận đã tìm

ra tác động của giao dịch đầu tư nước ngoài được thể hiện thông qua các yếu tố về tỷ lệ mua ròng và khối lượng giao dịch đến hai chỉ số giá của TTCK Việt Nam là VN Index và HNX Index. Thêm vào đó, khóa luận cũng đánh giá khả năng dự báo của giao dịch đầu tư nước ngoài đến chỉ số VN Index và HNX Index trong tương lai để từ đây giao dịch của NĐTNN có thể là một kênh thông tin tham khảo hiệu quả trên TTCK Việt Nam.

Thứ ba, khóa luận đưa ra một số giải pháp giúp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến TTCK Việt Nam đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường để có thể phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nguồn

vốn này.

Như vậy, những mục tiêu nghiên cứu của khóa luận đã được hoàn thành và trình bày theo các chương riêng biệt ở trên. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế chẳng hạn như vì những hạn chế về mặt thông tin mà khóa luận mới chỉ có thể thu thập số liệu về đầu tư nước ngoài trên TTCK từ năm 2007 đến nay mà không thể tìm hiểu sâu hơn vào những ngày đầu hình thành TTCK Việt Nam vào năm 2000. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tác giả làm khóa luận và sử dụng các mô hình kiểm định trong bài vì thế không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn nữa khóa luận của mình.

Tài liệu trong nước

1. Hoàng Văn Quýnh & Nguyễn Thị Hoài Lê (2015), "Giáo trình Thị trường tài chính", nhà xuất bản Tài Chính.

2. Quyết định số 127/1998/QĐ - TTg: Quyết định về việc thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán.

3. Nghị định số 60/2015/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán.

4. Thông tư số 123/2015/TT-BTC: Hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị

trường chứng khoán Việt Nam.

5. Thông tư số 05/2014/TT-NHNN: Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam 6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (2018) Wikipedia

<

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A7u t%C6%B0 tr%E1%B

B%B1c ti%E1%BA%BFp n%C6%B0%E1%BB%9Bc ngo%C3%A0i>

7. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (2015), Wikipedia

<

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A7u t%C6%B0 tr%E1%B

B%B1c ti%E1%BA%BFp n%C6%B0%E1%BB%9Bc ngo%C3%A0i>

8. Nguyễn Thị Lâm Anh & Ngô Thị Hằng, "Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam", Ủy ban chứng khoán nhà nước

<http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:GSkw3yVTIq0J:ww w.ssc.gov.vn/ubck/htfileservlet%3Bjsessionid%3DLLLDJdWT0V2jGM4Lxx8f 1gYTd21ylRdvJhbnQDhJChcMkTM9vh1v!1807406179!-

800904536%3Fid%3D570430+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn>

9. Bình Minh (2014), "Nhìn lại 14 năm hoạt động của Thị trường Chứng khoán Việt

<

http://ndh.vn/nhin-lai-14-nam-hoat-dong-cua-thi-truong-chung-khoan-viet- nam-20140728083237485p4c146.news>

Tài liệu nước ngoài:

1. Levine, R. and Zervos, S. (1998) ‘Capital control liberalization and stock market development’, World Development, Vol. 26, No. 7, pp.1169-1183.

2. Rhee, S.G. and Wang, J. (2009) ‘Foreign institutional ownership and stock market liquidity: Evidence from Indonesia’, Journal of Banking & Finance, Vol. 33, No. 7, pp.1312-1324.

3. Kim, E.H. & Singal, V. (2000), 'Stock Market Openings: Experience of Emerging Economies', The Journal of Business, vol. 73, no. 1, pp. 25-66

4. Dahlquist, M. & Robertsson, G. (2001), 'Direct foreign ownership, institutional investors, and firm characteristics', Journal of Financial Economics, vol. 59, pp. 413-440.

5. Lin, C.H. & Shiu, C.-Y. (2003), 'Foreign ownership in the Taiwan stock market- -an empirical analysis', Journal of Multinational Financial Management, vol. 13, no. 1, pp. 19-41.

6. Ko, K., Kim, K. & Cho, S.H. (2007), 'Characteristics and performance of institutional and foreign investors in Japanese and Korean stock markets', Journal

of the Japanese and International Economies, vol. 21, no. 2, pp. 195-213.

7. Jeon, J.Q., Lee, C. & Moffett, C.M. forthcoming, 'Effects of foreign ownership on payout policy: Evidence from the Korean market', Journal of Financial Markets, vol. In Press, Corrected Proof.

8. Bae, K.H., Ozoguz, A., Tan, H., Wirjanto, T,S. (2009), ‘Do foreigners facilitate information transmission in emerging markets?’, Journal of Financial Economics, vol. 105, no. 1, pp. 209-227

9. Li, D.H., Nguyen, Q.N., Pham, P.K., Wei, S.T., (2011), ‘Large Foreign Ownership and Firm-Level Stock Return Volatility in Emerging Markets’, The Journal of Financial and Quantitative Analysis, vol. 46, no. 4, pp. 1127-1155 10. Wang, J., (2013), "The impact of foreign ownership on stock volatility in

stock price informativeness around the world’, Journal of International Money and Finance, vol 36, pp. 211-230

12. Chen, Z., Du, J., ; Li, D.H., Ouyang, R., (2013), ‘Does foreign institutional ownership increase return volatility? Evidence from China’, Journal of Banking & Finance, vol 37, no 2, pp. 660 - 669

13. Vo, X.V., (2010), ‘Foreign ownership in Vietnam stock markets - an empirical analysis’, MPRA Paper from University Library of Munich, Germany, no 29863. 14. Vo, X.V., (2015), ‘Foreign ownership and stock return volatility - Evidence from Vietnam’, Journal OfMultinational Financial Management, 2015, vol. 30, issue C, pp. 101-109

15. Vo, X.V., (2016), ‘Foreign ownership and stock market liquidity - evidence from Vietnam’, Afro-Asian J. Finance and Accounting, vol. 6, no. 1.

16. Nguyen, T.M., (2017), ‘The impact of foreign investors trading activity on Viet Nam stock market’, International Journal of Marketing Studies, Canadian Center of Science and Education, vol. 9(1), pp. 109-118

1. Vốn hoá thị trường và khối lượng giao dịch của NĐTNN: Ủy ban chứng khoán Việt Nam

<http://www.ssc.gov.vn/ưbck/faces/vi/vimenư/vipages vithongtinthitrưong/tho ngkettck%3Bjsessionid=hLFMcdnhSLnNxByd9QLsKqrs01DYNn20n8zLT3G ghtc4y2Ml7yNR! -1442781138!-1679859247?id=887&adf.ctrl-

state=j5mdgij2a 4&afrLoop=517830259452000&afrWindowMode=0&afr WindowId=nưll#%40%3F afrWindowId%3Dnưll%26 afrLoop%3D51783025 9452000%26id%3D887%26 afrWindowMode%3D0%26 adf.ctrl-

state%3D15p9ygaavg 82>

2. Số lượng tài khoản giao dịch của NĐTNN: Trung tâm lưu ký chứng khoán http://vsd.vn/tab/7/tra-cưư-thong-ke.htm

3. Vietnam Foreign Portfolio Investment: Ceicdata

https://www.ceicdata.com/en/indicator/vietnam/foreign-portfolio-investment 4. Chỉ số VN Index qưa từng năm: Báo điện tử Cafef

http://s.cafef.vn/Lich-sư-giao-dich-VNINDEX- 1.chn 5. Giao dịch của NĐTNN thống kê hằng ngày: en.stockbiz.vn

http://en.stockbiz.vn/HistoricalIndices.aspx?Symbol=HOSTC&Date=3%2F15 %2F2019&fbclid=IwAR329m-Q85CPNs7jf NJJV-

Một phần của tài liệu 028 ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w