Sinh viên xin đưa ra một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp như sau:
5.2.2.1. Chiến lược tăng cường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
Thật vậy, qua kết quả nghiên cứu, ta thấy QMDN có sự ảnh hưởng rất lớn đến HQHĐ của doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống. Cùng với những thuận lợi về thị trường tiêu thụ rộng lớn với quy mô dân số lê tới hơn 90 triệu người và những cơ hội mới trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của ngành ra thị trường
ngoại quốc thông qua các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam nên tích cực đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, chủ động các nguồn lực đầu vào để giảm thiểu các chi phí trong quá trình mở rộng để từ đó gia tăng được mức lợi nhuận thu được và gia tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dẫu việc tăng cường mở rộng quy mô các sản xuất kinh doanh để tăng quy mô doanh nghiệp là cần thiết nhưng các nhà quản lý doanh nghiệp cần tính toán cụ thể về nguồn lực cầu để đưa ra mức đầu tư sao cho phù hợp với sự tăng giảm về lượng sản phẩm bán được ngoài thị trường và lượng có thể đáp ứng được các chỉ tiêu xuất khẩu ra ngoài nước. Nếu mở rộng quy mô sản xuất quá mức mà không đưa được sản phẩm ra ngoài thị trường thì các chi phí cổ định về nhà xưởng, hao mòn các tài sản cố định gia tăng dẫn đến làm giảm tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra, tồn kho của doanh nghiệp sẽ rất cao dẫn đến gia tăng các chi phí về kho bãi, hao mòn sản phẩm do các sản phẩm thực phẩm và đồ uống mang có những đặc thù rất riêng cần phải đáp ứng các chỉ tiêu về độ tươi ngon, đáp ứng được các chỉ tiêu về dinh dưỡng.. .sẽ làm giảm lợi nhuận mang lại cho các doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả hoạt động.
5.2.2.2 Chiến lược sử dụng nợ và hệ thống đòn bẩy tài chính
Kết quả từ mô hình định lượng cho thấy hệ số nợ và việc sử dụng ĐBTC của doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch hướng với HQHĐ. Với đặc thù là tỉ lệ nợ khá cao của ngành, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống vẫn chưa có những chiến lược quản lý vốn (đặc biệt là vốn vay) của các doanh nghiệp trong ngành là chưa hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng nợ do chưa khai thác hết được hiệu suất sử dụng nợ, vẫn còn dư các khoản vay nợ không cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Việc vay nợ quá nhiều cùng với việc thanh khoản của các doanh nghiệp thường rất tốt cũng gây ra rủi ro làm giảm lợi nhuận và giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với việc vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp cao, thanh khoản cao, các doanh nghiệp có thể tận dụng các nguồn vốn từ các chính sách tín dụng thương mại (tận dụng khoản trả trước của khách hàng hoặc trả chậm cho nhà cung cấp hoặc tín dụng trả chậm hoặc các khoản trì hoãn nộp thuế) là các nguồn
vốn ngắn hạn có tính ổn định, có thể giúp giảm chi phí lãi vay và từ đó nâng được lợi nhuận và hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, trong trường hợp lãi suất thị trường biến động cao gây ra rủi ro tăng lãi vay của doanh nghiệp và tăng áp lực chi trả các khoản vay nợ, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng cách huy động vốn khác cho họ thay vì vay nợ là phát hành thêm cổ phiếu cho nhân viên trong doanh nghiệp, cho các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp.
64
Tài liệu tham khảo
1. Almajali, A. Y., Almaro, S. A., & Al-Soub, Y. Z. (2012). Factors affecting the financial performance of Jordanian insurance companies listed at Amman Stock Exchange.
2. Berger, A. N., & Di Patti, E. B. (2006). Capital structure and firm performance: A new approach to testing agency theory and an application to the banking industry.
3. Bùi Kim Yến, Trần Thị Thu Thủy (2009). Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán, ĐH Kinh tế TPHCM.
4. Lâm Hồng Ngọc (2018). Những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
5. Malik, H. (2011). Determinants of insurance companies profitability: An analysis of insurance sector of Pakistan.
6. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2013). Giáo trình kinh tế lượng, ĐH Kinh tế Quốc dân.
7. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2012). Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, ĐH Kinh tế Quốc dân.
8. Pervan, M., & Visié, J. (2012). Influence of firm size on its business success. 9. Zeitun, R., & Gang Titan, G. (2007). Does ownership affect a firm’s
performance and default risk in Jordan?