Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học phân số cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 91 - 109)

9. Cấu trúc của luận văn

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Phân tích định tính

Thông qua việc theo dõi quá trình làm bài kiểm tra khi thực nghiệm của học sinh lớp 6A2, tôi thấy rằng các em rất nghiêm túc, độc lập trong quá trình làm bài.

Thông qua việc theo dõi giờ học của các em học sinh, tôi thấy rằng các em tập trung nghe giảng, tích cực trả lời các câu hỏi mà giáo viên đƣa ra. Khi tham gia hoạt động nhóm, các em hoạt động tích cực, sôi nổi, trao đổi ý kiến với nhau, thực hiện các kỹ năng giải quyết vấn đề đã đƣợc hình thành trong hoạt động trƣớc. Khi lên thuyết trình, các em đại diện của mỗi nhóm đều trình bày khá tự tin, rõ ràng.

Phân tích định lƣợng

Ngoài ra để đánh giá chính xác hơn việc dạy nội dung phân số theo định hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tôi đã tiến hành kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (lực học của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tƣơng đƣơng nhau) trong thời gian 30 phút.

Kết quả của bài kiểm tra, đánh giá học sinh đƣợc thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh

Điểm Lớp 6A2 (TN) Lớp 6A1 (ĐC) 1 0 0 2 0 0 3 0 1 4 2 3 5 3 5 6 5 11 7 9 15 8 13 6 9 6 3 10 2 0 Tổng 40 44

Kết quả của bài kiểm tra, đánh giá học sinh là dữ liệu xử lí và đánh giá tính hiệu quả thể hiện thông qua số liệu thống kê sau:

- Phân tích dữ liệu bằng thông kê mô tả qua các đại lƣợng số và đồ thị về kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng, kết quả đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2. Thống kê mô tả kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm 6A2 và lớp đối chứng 6A1 bằng các đại lượng số.

Thông số Ý nghĩa Lớp 6A2 (TN) Lớp 6A1 (ĐC)

Mean Số trung bình 7.35 6.5

Standard Error Sai số chuẩn 0.233562159 0.20691022

Median Số trung vị 8 7

Mode Số trội 8 7

Standard Deviation Độ lệch chuẩn 1.477176794 1.372487133 Sample Variance Phƣơng sai mẫu 2.182051282 1.88372093 Kurtosis Độ nhọn của đỉnh -0.069764588 0.107693705

Skewness Độ nghiêng -0.494630997 -0.36751468

Range Khoảng giá trị 6 6

Minimum Điểm thấp nhất 4 3

Maximum Điểm cao nhất 10 9

Sum Tổng điểm 294 286

Count Số quan sát 40 44

Kết quả này cho thấy, điểm trung bình kiểm tra của lớp thực nghiệm 6A2 bằng 7.35 cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng 6A1 bằng 6.5.

Các số đặc trƣng: Số trung bình, trung vị và số trội xấp xỉ bằng nhau, do vậy tạm kết luận: Phân phối điểm của lớp thực nghiệm, lớp đối chứng theo quy luật gần chuẩn và hƣớng dƣơng.

Bảng 3.3. Tỷ lệ phần trăm các mức độ của bài kiểm tra.

Lớp Chƣa đạt yêu cầu (Dƣới 5đ) Đạt yêu cầu Trung bình (5đ-6đ) Khá (7đ - 8đ) Giỏi (9đ-10đ) TN 2 5.0% 8 20.0% 22 55.0% 8 20.0% ĐC 4 9.1% 16 36.4% 21 47.7% 3 6.8%

Biểu đồ 3.1 Điểm số của lớp thực nghiệm 6A2 và lớp đối chứng 6A1.

Qua các bảng thống kê trên, tôi thấy điểm bình quân của lớp thực nghiệm lớp 6A2 cao hơn so với lớp đối chứng 6A1 (7,35 và 6,5), số phƣơng sai lớp lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (2,18 và 1,88) chứng tỏ năng lực toán học của lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng. Tỉ lệ điểm chƣa đạt yêu cầu của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng (5% và 9,1%). Tuy nhiên điểm trung bình ở lớp thực nghiệm lại thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng (20% và 36,4%) và đẩy số lƣợng chênh lệch sang mức điểm khá và giỏi. Do đó, các học sinh có năng lực mức trung bình ở các lớp thực nghiệm đã đƣợc nâng lên mức khá sau khi học thực nghiệm.

- Tiếp theo, tôi thực hiện kiểm định sự khác biệt phƣơng sai điểm thi giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá sự biến động về điểm thi giữa các lớp này, kết quả cho trong bảng sau:

Bảng 3.4. Kiểm định độ biến động về điểm kiểm tra của học sinh các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp 6A2 (TN) Lớp 6A1 (ĐC) Mean 7.35 6.5 Variance 2.182051282 1.88372093 Observations 40 44 df 39 43 F 1.158372903 P(F<=f) one-tail 0.31820917 F Critical one-tail 1.676317052 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp 6A2 (TN) Lớp 6A1 (ĐC)

Kết quả này phản ánh: Mức độ biến động về kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, hay với mức ý nghĩa 5% thì cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều có sự tiến bộ trong học tập và không có sự phân hóa, sự biến động về kết quả học tập. Với kết quả này, tôi tiếp tục thực hiện kiểm định sự khác biệt trung bình về điểm thi giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng khi không có sự khác biệt về phƣơng sai. Kết quả đó đƣợc thể hiện trong bảng:

Bảng 3.5. Kiểm định sự khác biệt điểm trung bình kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm 6A2 và lớp đối chứng 6A1

Lớp 6A2 (TN) Lớp 6A1 (ĐC)

Mean 7.35 6.5

Variance 2.182051282 1.88372093

Observations 40 44

Pooled Variance 2.025609756

Hypothesized Mean Difference 0

df 82 t Stat 2.733743268 P(T<=t) one-tail 0.003834872 t Critical one-tail 1.663649184 P(T<=t) two-tail 0.007669743 t Critical two-tail 1.989318557

Giá trị p của kiểm định 1 phía bằng 0.003834872<<0.05, do đó có thể kết luận: Điểm trung bình của lớp thực nghiệm 6A2 cao hơn lớp đối chứng 6A1 xác suất sai lầm của kết luận bằng 0,05. Nói cách khác, các biện pháp đề xuất trong luận văn và thử nghiệm ở mẫu đạt kết quả trong giảng dạy.

Kết luận chƣơng 3

Quá trình thực nghiệm cho chúng ta thấy rằng việc đƣa các kỹ năng giải quyết vấn đề trong Toán vào dạy học giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, giải bài toán về phân số nói riêng và một vấn đề trong toán nói chung. Việc hình thành các kỹ năng giải quyết vấn đề trong Toán là việc cần thiết và cần đƣợc sớm hình thành cho học sinh.

Sau khi học tiết học thực nghiệm, các em chủ động hơn khi tiếp cận một bài toán bất kì. Từ đó, giúp học sinh có hứng thú hơn trong việc học, thúc đẩy học sinh tìm tòi ra nhiều cách giải sáng tạo.

Thông qua các tiết học, học sinh đƣợc trực tiếp thực hành, hoạt động nhóm, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trong môn Toán. Kỹ năng này không chỉ giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn trong quá trình học Toán mà còn góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THCS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã thu đƣợc những kết quả chính sau:

Trên cơ sở nghiên cứu định hƣớng đổi mới giáo dục phổ thông năm 2015 ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã thực hiện việc nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực nói chung, năng lực chuyên biệt trong môn Toán nói riêng và tìm hiểu về năng lực giải quyết vấn đề.

Sau khi phân tích nội dung phân số, nghiên cứu phƣơng pháp dạy học nội dung này cho học sinh ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay, chúng tôi đã đƣa ra một số dạng bài tập để phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề trong dạy học từ đó giúp học sinh phát huy đƣợc năng lực giải quyết vấn đề.

Tiến hành thực nghiệm tại lớp 6A2, trƣờng THCS Tân Dĩnh với chuyên đề “Luyện tập 2 bài toán: Tìm giá trị phân số của một số cho trƣớc và tìm một số biết giá trị một phân số của nó” để học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, từ đó phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra 30 phút trƣớc đối với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chấm 84 bài kiểm tra và xử lý số liệu thu đƣợc. Phân tích kết quả cho thấy việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh là cần thiết và vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp các em thêm hứng thú với bài học, mà còn góp phần quan trọng trong việc phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THCS.

2. Khuyến nghị

Trên cơ sở kết quả thu đƣợc của đề tài nghiên cứu, tôi xin đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:

Giáo viên nên tăng cƣờng các tiết dạy sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực tăng tính chủ động, tích cực, tự giác của học sinh. Những tiết dạy nên lồng ghép kỹ năng giải quyết vấn đề trong môn Toán giúp học sinh phát triển đƣợc năng lực đó.

Có định hƣớng bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức cho giáo viên về việc dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh, đổi mới trong việc kiểm tra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông- chương trình tổng thể, Hà Nội.

[2] Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, Hà Nội.

[3] Nguyễn Ngọc Bích, Tôn Quang Cƣờng, Phạm Kim Chung (2011), Bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học, Trƣờng đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.

[4] Phan Đức Chính (Tổng Chủ biên), Tôn Thân (Chủ Biên), Phạm Gia Đức (2011), Toán 6 tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam.

[5] Phan Đức Chính (Tổng Chủ biên), Tôn Thân (Chủ Biên), Phạm Gia Đức, Vũ Hữu Bình, Trần Luận (2011), Toán 7 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Nguyễn Văn Cƣờng, Bernd Meier (2014), Lí luận dạy học hiện đại. Cơ sở đổi

mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sƣ phạm. [7] Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học

và kỹ thuật Hà Nội.

[8] Dƣơng Thị Hồng Hạnh (2015), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chương Điện li, hóa học lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9] Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sƣ phạm.

[10] Vƣơng Dƣơng Minh (2011), Phát hiện Giải quyết vấn đề- Phương pháp chủ đạo trong nhà trường, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giáo dục toán học ở nhà trƣờng phổ thông, NXB Giáo dục.

[11] Nguyễn Đức Minh, Hướng dẫn đánh giá năng lực của học sinh các cấp tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[12] Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2014), Đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viên khoa học Giáo dục Việt Nam.

[13] Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Ngọc Duy (2017), Bước đầu nghiên cứu thực trạng năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông miền núi Tây Bắc và đề xuất biện pháp phát triển, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế phát triển năng lực sƣ phạm đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

[14] Hà Xuân Thành (2017), Dạy học Toán ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua việc khai thác và sử dụng tình huống thực tiễn, Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

[15] Tôn Thân (Chủ Biên), Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận, Phạm Đức Quang (2002), Bài Tập Toán 7 tập một,NXB Giáo dục Việt Nam.

[16] Tôn Thân (Chủ Biên), Phạm Gia Đức, Phạm Đức Quang (2011), Bài Tập Toán 6 tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam.

[17] Phan Doãn Thoại (Chủ biên), Phạm Thị Bạch Ngọc (2012), Phương pháp giải toán 6 theo chủ đề, NXB Giáo dục Việt Nam.

[18] Phan Doãn Thoại (Chủ biên), Phạm Thị Bạch Ngọc (2012), Phương pháp giải toán 7 theo chủ đề, NXB Giáo dục Việt Nam.

[19] Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, Đại học Sƣ phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

[20] Phạm Vũ Nhật Uyên (2013), Dạy học tình huống và một số biện pháp để sử dụng tình huống trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông, Tạp chí khoa học Đại học sƣ phạm TP Hồ Chí Minh, Ý kiến trao đổi, số 42 năm 2013.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

LUYỆN TẬP HAI BÀI TOÁN TÌM MỘT SỐ BIẾT GIÁ TRỊ MỘT PHÂN SỐ CỦA NÓ VÀ TÌM GIÁ TRỊ PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ CHO TRƢỚC I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học này, học sinh sẽ:

1. Về kiến thức

- Phát biểu đƣợc hai quy tắc tìm giá trị phân số của một số và tìm một số khi biết giá trị của phân số.

2. Về kĩ năng

- Phân biệt đƣợc hai bài toán trên.

- Phân tích đƣợc bài toán để tìm ra cách giải. - Giải đƣợc các bài toán một cách thành thạo. 3. Về thái độ

- Tích cực tham gia vào bài giảng, tham gia vào các hoạt động giải toán và phát biểu ý kiến. Có ý thức đem kiến thức đã có để vận dụng vào thực tế.

4. Định hƣớng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Phƣơng pháp: Vấn đáp gợi mở, thuyết trình giảng giải, hoạt động nhóm. - Phƣơng tiện: Giáo án, phấn, bảng, máy chiếu, máy tính.

- Học liệu: Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh

- Học sinh: Vở ghi, SGK, giấy A4. Chia lớp thành các nhóm tùy theo sĩ số và mỗi nhóm chuẩn bị thẻ bài có ghi các đáp án A, B, C, D.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN - Ổn định lớp: 2 phút

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức về hai bài toán: Tìm giá trị phân số của một số cho trƣớc và tìm một số biết giá trị một phân số của nó (3 phút)

- Giáo viên chiếu slide có câu hỏi theo hình thức điền khuyết, yêu cầu học sinh suy nghĩ và lên bảng viết đáp án.

- Giáo viên chữa bài làm của học sinh. - Học sinh suy nghĩ và viết đáp án. - Học sinh lắng nghe, ghi chép. I. Kiến thức cần nhớ

Bài toán 1: Tìm giá trị phân số của số cho trƣớc

Qui tắc 1: Muốn tìm m

n của một số b

cho trƣớc ta tính…

Bài toán 2: Tìm một số biết giá trị một phân số của nó

Qui tắc 2: Muốn tìm một số biết m

n của nó bằng a, ta tính…

Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập giải toán nhanh (15 phút) - Giáo viên chiếu

slide cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm và chia lớp mỗi bàn là một đội, các đội chuẩn bị các thẻ bài có ghi các đáp án A, B, C, D đã đƣợc chuẩn bị sẵn ở nhà. - Giáo viên phổ biến luật chơi:

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận nhóm và đƣa ra đáp án. II. Bài tập vận dụng Câu 1: Giá trị 2 3của 8,7 là: A. 5,8 B. 13,05 C. 281 30 D. 241 30 Đáp án: A Câu 2: 13 7của một số bằng -5. Vậy số đó là: A. 50 7 B. 50 7 C. -14 D. 1 14 Đáp án: C

Câu 3: Trong đậu xanh, tỉ lệ chất đạm chiếm 24%. Số kilôgam đậu xanh để có

+ Thời gian suy nghĩ 15 giây cho mỗi câu hỏi. + Đội nào trả lời đúng đƣợc 10 điểm, đội nào trả lời sai không có điểm.

+ Kết thúc trò chơi giáo viên sẽ tổng kết điểm. - Giáo viên chốt lại những kiến thức cho học sinh. 1,2kg chất đạm là: A. 3 kg B. 4kg C. 5kg D. 6kg Đáp án: C

Câu 4: Tuấn có 21 viên bi. Tuấn cho Dũng 3

7số bi của mình. Tuấn còn lại số bi là:

A. 9 B. 11 C. 13 D. 15 Đáp án: D

Câu 5: Bạn Mai tiết kiệm đƣợc 60000đ. Mai mua tặng em gái chiếc bút hết 1

5 số tiền đó. Chiếc bút đó có giá:

A. 10000đ B. 12000đ C. 15000đ. D. 20000đ

Đáp án: B

Hoạt động 3: Luyện tập giải toán (20 phút) - Giáo viên sẽ cho

học sinh bốn bài toán chiếu trên slide và chia lớp thành 4 nhóm, cho các em thảo luận trong thời gian 7 phút. - Giáo viên cho học sinh viết bài giải vào giấy A3 (giáo viên yêu cầu mỗi nhóm viết 1

- Học sinh thảo luận theo nhóm các bài toán theo thời gian quy định.

- Học sinh trình bày bài giáo viên yêu cầu vào giấy A3 và đại diện lên thuyết trình.

Bài toán 1: Một bể nƣớc hình chữ nhật có chiều cao 1,6 m, chiều rộng bằng 3

4 chiều cao, chiều dài bằng 150% chiều rộng. Tính thể tích của bể. Lời giải Chiều rộng của bể nƣớc là: 1, 6.3 1, 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học phân số cho học sinh trung học cơ sở​ (Trang 91 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)