Phương pháp quang phổ hấp thụ (UV-VIS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và các tính chất quang của hạt nano kim loại au bằng kỹ thuật laser xung nano giây​ (Trang 33 - 35)

2.3.3.1. Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ hấp thụ

Phương pháp quang phổ hấp thụ là một trong các phương pháp cơ bản để nghiên cứu phản ứng các chất trong dung dịch, để xác định thành phần và cấu trúc của hợp chất, để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến cân bằng giữa các chất. Bằng phương pháp này có thể định lượng nhanh chóng với độ nhạy và độ chính xác cao. Phương pháp này dựa trên cơ sở đo cường độ dòng sáng còn lại sau khi đi qua dung dịch bị chất phân tích hấp thụ một phần. Phương pháp đo màu là phương pháp đo dung dịch trong suốt có màu. Phương pháp đo phổ hấp thụ trong từng vùng phổ đòi hỏi nguồn sáng phát xạ liên tục trong vùng phổ đó, một phổ kế hoặc là máy đơn sắc lựa chọn bước sóng hay tần số, thiết bị thu tín hiệu để đo sự truyền qua của ánh sáng đơn sắc. Nguồn sáng thường được sử dụng là đèn hydrogen và deuterium đối với vùng phổ tử ngoại và đèn halogen cho vùng nhìn thấy và vùng gần hồng ngoại. Đèn xenon cũng hay được sử dụng trong vùng phổ rộng từ tử ngoại đến hồng ngoại gần.

Phổ điện tử nằm trong vùng tử ngoại khả kiến có thể dùng máy quang phổ hấp thụ với cuvette bằng thạch anh để quan sát. Thiết bị UV-VIS cho phép ta ghi phổ và đọc được các giá trị hấp thụ tại bước sóng bất kỳ. Sử dụng phổ điện tử để phân tích các chất đơn giản, nhanh chóng, có độ nhạy cao, mẫu không bị phá huỷ. Đây là một thiết bị rất hiện đại và chính xác được sử dụng trong phân tích sản xuất vật liệu mới cũng như phân tích tính chất của các chất trong nghiên cứu hoá sinh, môi trường.

2.3.3.2. Quy trình tiến hành đo phổ hấp thụ

Phổ UV-Vis được đo bằng máy UV-2450 của hãng Shimadzu tại Trung tâm khoa học vật liệu - Đại học Khoa Học Tự Nhiên [11, 12].

Hình 2.6: Ảnh chụp hệ đo phổ hấp thụ UV-2450 Shimadzu

Trong phép đo này, chúng tôi đã sử dụng các cuvette làm bằng thạch anh. Các cuvette này hoàn toàn phù hợp với mục đích khảo sát hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt thông qua phổ hấp thụ của mẫu trong vùng khả kiến.

Các mẫu được đo ở dạng dung dịch màu. Mẫu sẽ được cho vào một cuvette còn cuvette thứ hai đựng chất so sánh được sử dụng trong quá trình chế tạo mẫu. Sau khi cuvette được đặt vào giá mẫu sẽ được đưa vào buồng đo mẫu. Đậy nắp buồng đo mẫu để đảm bảo buồng đo mẫu là hoàn toàn tối không có ánh sáng bên ngoài lọt vào.

Sau mỗi phép đo, cuvette được tráng bằng nước cất. Số liệu sẽ được lưu trữ dạng file text.

2.3.3.3. Xử lý số liệu

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và các tính chất quang của hạt nano kim loại au bằng kỹ thuật laser xung nano giây​ (Trang 33 - 35)