3. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Phổ dao động của các NC CdTe1-xSexpha tạp Ni
Để nghiên cứu tính chất dao động của các NC CdTe1-xSexpha tạp Ni, chúng tôi tiến hành đo phổ tán xạ Raman (RS) của chúng. Quan sát phổ RS của các NC Cd1- xNixTeSe trong hình 3.11 nhận thấy một đỉnh rõ ràng ở số sóng khoảng 180 cm-1, đây chính là đỉnh phonon quang dọc thứ nhất (1LO) của các NC. Với x = 0 (CdTeSe), vị trí
đỉnh 1LO tại vị trí ~185.6 cm-1 và định xứ giữa các đỉnh của CdTe (1LOCdTe, 157 cm-1) và CdSe (1LOCdSe, 208 cm-1). Đặc biệt khi thành phần Ni (x) trong các NC Cd1-xNixTeSe tăng, đỉnh 1LO mở rộng bất đối xứng và dịch dần hướng về phía tần số nhỏ hơn (còn gọi là dịch đỏ). Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: trong các tinh thể hoàn hảo, hàm tương quan không gian (SC) của dao động phonon là vô hạn và tuân theo quy tắc chọn lọc với q = 0[18].
Hình 3.11. Phổ tán xạ Raman của các NC hợp kim Cd1-xNixTeSe ( với x = 0, 0.005, 0.03 và 0.1) và các NC CdTe, CdSe được kích thích tại = 488 nm. Hình nhỏ bên
trong biểu diễn đỉnh 1LO như một hàm của x.
Tuy nhiên trong trường hợp của các NC Cd1-xNixTeSe, sự phân bố ngẫu nhiên của các ion Ni2+ sẽ gây nên các rối loạn cấu trúc của mạng tinh thể tuần hoàn Cd, dẫn đến sự phá vỡ các và xuất hiện các thế dao động hợp kim. Do đó, các mode dao động liên quan trở nên hữu hạn và các quy tắc chọn lọc với q = 0 được nới lỏng. Điều đó có nghĩa là các phonon với q 0 cũng đóng góp vào các mode dao động, gây nên sự dịch đỉnh và mở rộng phổ bất đối xứng của mode 1LO. Nghiên cứu phổ RS của các NC CdTe1-xSex, Spann và Xu [29] cũng quan sát thấy các đỉnh 1LO của các NC CdTe và CdSe tương ứng tại 160 and 200 cm-1. Các kết quả quan sát của đỉnh 1LO trong các NC Cd1-xNixTeSe của chúng tôi cũng giống như trường hợp của các NC Cd1-xZnxSe NCs
[16], cho thấy các NC hợp kim Cd1-xNixTeSe là đơn pha, phù hợp với kết quả quan sát trên giản đồ nhiễu xạ tia X.