Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và đạo đức cán bộ ngân hàng
Giải pháp đưa ra nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh đối với Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là:
Thứ nhất vấn đề nhân sự Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao. Do đó ngân hàng cần chú trọng vào công tác tuyển dụng và đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao- giáo dục về đạo đức nghề nghiệp vì nguồn nhân lực còn yếu kém không những ảnh hưởng đến hiệu quả, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng và còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn
Chi nhánh Huyện Krông Năng- Bắc Đăk Lăk cần thường xuyên giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình thấy rõ được hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh xác định được tư tưởng “Lợi ích ngân hàng” thay vì “lợi ích cá nhân” mà quyết định khách hàng không đủ điều kiện có thể vay vốn sai mục đích. Hơn thế nào hết Chi nhánh phải giáo dục đạo đức nghệ nghiệp và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của ngân hàng.
Thứ hai: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nợ xấu gia tăng là do năng lực quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng thể hiện trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng.
Trong bối cảnh thị trường hiện nay để phát triển ổn định và bền vững ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Krông Năng- Bắc Đăk Lăk cần có sự thay đổi về cách nghĩ cũng như hành động. Bên cạnh đó đã đến lúc cần nhìn xa hơn quy mô và số lượng các chi nhánh của một ngân hàng để có cái nhìn toàn diện hơn về mức độ tốt và vững đó, năng lực quản lý rủi ro là yếu tố cốt lõi để phân biệt giữa các tín dụng tốt, mạnh của ngân hàng
Thứ ba quản lý quy trình cho vay vốn và giám sát việc sử dụng vốn
Nếu quy trình cho vay làm đúng quy trình chặt chẽ thì hạn chế được mặt nợ xấu. Mặt khác khi chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận nghiệp vụ tín dụng chưa rõ ràng, còn chồng chéo trong thực hiện gây ác tắc chậm trễ trong quá trình giải quyết tiếp cận hồ sơ của khách hàng thì việc đề xuất thẩm định quyết định phê duyệt và giải ngân tín dụng của lãnh đạo ngân hàng sẽ thiếu chính xác có khả năng xuất hiện nợ xấu.
Xác định quy trình cho vay vốn các bước như sau: Bước 1: tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Thẩm định khoản vay Bước 3: Xét duyệt khoản vay Bước 4: Soạn thảo hợp đồng Bước 5: Giải ngân khoản vay
KẾT LUẬN
Tình trạng nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn và tồn tại lâu dài trong danh mục tài sản của hệ thống ngân hàng đã làm cho tình hình tài chính trở nên yếu kém , khả năng cạnh tranh giảm sút. Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Krông Năng- Bắc Đăk Lăk từ đó đề xuất giải pháp giúp nâng cao công tác quản lý và xử lý các khoản nợ xấu góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng trong quá trình hòa nhập. Nghiên cứu đề tài đạt được các mục tiêu như sau: thứ nhất hiểu được lý luận cơ bản về nợ xấu của hệ thống ngân hàng, chỉ ra những dấu hiệu, nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Thứ hai qua việc nghiên cứu thực trạng nợ xấu và công tác quản lý xử lý nợ xấu của Chi nhánh Huyện Krông Năng- Bắc Đăk Lăk đã phân tích và chỉ ra mặt thành công và hạn chế va nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng. Cuối cùng là đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và xử lý nợ tại ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Krông Năng- Bắc Đăk Lăk.