Tình hình cho vay tại ngân hàng Đông Nam Á– Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ tại NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM á CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 36 - 41)

giai đoạn 2019-2021

Trong bất kì một NHTM nào đều đặc biệt chú trọng đến hoạt động cho vay bởi lẽ đây là hoạt động chính giúp ngân hàng thu được lợi nhuận. Nếu không có lãi từ hoạt động cho vay thì ngân hàng không thể tồn tại được. Vì vậy, SeABank chi nhánh Đà Nẵng luôn cố gắng để đạt được chỉ tiêu cần thiết bằng cách đưa ra nhiều sản phẩm cho

vay với nhiều đối tượng như hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp… hay mục đích vay như vay tiêu dùng, mua xe, mua nhà đất, sản xuất kinh doanh… nhờ đó mà Ngân hàng tạo được nguồn thu lớn. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mang tính rủi ro cao vì thế ngân hàng phải cân nhắc kỹ và quản lý tốt các khoản vay nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.

Bảng 2. 2: Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021.

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch

2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền T.tr (%) Số tiền T.tr (%) Số tiền T.tr (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. DSCV 395 100% 490 100% 612 100% 95 24,1% 122 19,9% KHDN 138 34,9% 167 34,1% 209 34,2% 29 21,0% 42 20,1% KHCN 257 65,1% 323 65,9% 403 65,8% 66 25,7% 80 19,9% 2. DSTN 196 100% 283 100% 353 100% 87 44,4% 70 24,7% KHDN 77 39,3% 114 40,3% 142 40,2% 37 48,1% 28 24,6% KHCN 119 60,7% 169 59,7% 211 59,8% 50 42,0% 42 24,9% 3. Dư nợ 566 100% 773 100% 966 100% 207 36,6% 193 25,0% KHDN 180 31,8% 233 30,1% 291 30,1% 53 29,4% 58 24,9% KHCN 386 68,2% 540 69,9% 675 69,9% 154 39,9% 135 25,0% 4.Nợ xấu 0,158 100% 0,386 100% 0,193 100% 0,228 144,3% -0,194 -50% KHDN 0,067 42,4% 0,179 46,4% 0,089 46,2% 0,112 167,2% -0,09 -50,3% KHCN 0,091 57,6% 0,207 53,6% 0,104 53,8% 0,116 127,5% -0,104 -50,0% 5. Tỷ lệ NX/DN 0,028% 0,05% 0,020% 0,010% -0,100% KHDN 0,037% 0,08% 0,031% 0,211% -0,155% KHCN 0,024% 0,04% 0,015% 0,075% -0,077% Đơn vị tính: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SeABank giai đoạn 2019-2021)

Biểu đồ 2. 2: Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021.

Qua bảng và biểu đồ 2.2 có thể thấy, doanh số cho vay của chi nhánh Đà Nẵng năm 2020 tăng 24,1% so với năm 2019, năm 2021 tăng 19,9% so với năm 2020. Hoạt động cho vay đối với KHCN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh, năm 2019 tỷ trọng cho vay đối với KHCN chiếm 65,1%. Năm 2020 tiếp tục tăng với tỷ trọng 65,9%. Đến năm 2021 tỷ trọng cho vay KHCN là 65,8% có giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng qua mỗi năm vì chi nhánh có xu hướng chuyển sang hình thức cho vay đối với KHCN nhiều hơn so với KHDN.

Đối với KHDN, doanh số cho vay năm 2019 đạt 138 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 167 tỷ đồng, tăng thêm 29 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,0% so với năm 2019. Doanh số cho vay năm 2021 đạt 209 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng 42 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 20,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với KHCN, doanh số cho vay năm 2020 đạt 323 tỷ đồng, tăng 66 tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2021 doanh số cho vay đối với KHCN đạt 403 tỷ đồng vẫn tiếp tục tăng hơn 80 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng mức tỷ lệ 19,9%. Nhìn vào tổng thể, tỷ trọng cho vay đối với KHCN nằm ở mức khá cao trên 60% trong giai đoạn năm 2019 – 2021. Tuy tỷ trọng cho vay đối với KHCN cao, mang lại cho nhiều lợi nhuận nhưng cũng phát sinh thêm nhiều rủi ro tiềm ẩn cho chi nhánh. Vậy nên chi nhánh cần

chú trọng trong vấn đề này, điều chỉnh sự cân bằng tương đối giữa KHCN và KHDN để đề phòng những rủi ro về sau.

Về doanh số thu nợ, năm 2019 đạt 196 tỷ đồng, con số này tăng lên 283 tỷ đồng vào năm 2020, mức chênh lệch tăng 87 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ 44,4% so với năm 2019. Năm 2021 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên 353 tỷ đồng, tương ứng tăng 70 tỷ đồng so với năm 2020 và đạt tỷ lệ 24,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đối với KHDN, doanh số thu nợ năm 2019 đạt 138 tỷ đồng, năm 2020 đạt 167 tỷ đồng, theo mức chênh lệch ta thấy năm 2020 tăng thêm 29 tỷ đồng tương ứng mức tỷ lệ 21,0% so với năm 2019. Năm 2021 doanh số thu nợ đạt 209 tỷ đồng, tăng thêm 42 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ tăng 20,1% so với năm 2020. Đối với KHCN, doanh số thu nợ năm 2019 đạt 257 tỷ đồng, năm 2020 đạt 323 tỷ đồng, tăng lên 66 tỷ đồng tương ứng với mức tỷ lệ 25,7% so với năm 2019. Năm 2021 doanh số thu nợ đạt 403 tỷ đồng, tăng thêm 80 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,9% so với năm 2020. Qua các con số chênh lệch trên, ta có thể thấy được mức cho vay tăng lên theo từng năm, từ năm 2019 - 2021. Cho thấy cán bộ tín dụng đã làm tốt trong việc thu nợ từ khách hàng tại mỗi kỳ đến hạn.

Dư nợ cho vay: Tình hình dư nợ có sự biến động không đồng đều nhưng theo chiều tăng qua giai đoạn 2019 – 2021. Trong đó, hoạt động cho vay đối với KHCN chiếm vai trò chủ chốt. Giúp thúc đẩy sự tăng trưởng tài chính của chi nhánh thông qua hệ thống, đội ngũ nhân viên phân tích tín dụng có kinh nghiệm, phản ứng nhanh nên những rủi ro liên quan đến tín dụng của chi nhánh được siết chặt quản lý để đảm bảo sự an toàn tối đa nhất có thể. Chỉ tiêu dư nợ phản ánh lên nhu cầu của khách hàng, dư nợ chung tại chi nhánh trong năm 2019 đạt 566 tỷ đồng. Năm 2020 đạt 773 tỷ đồng, tăng thêm 207 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ tăng 36,6% so với năm 2019. Đến năm 2021, dư nợ vẫn có xu xướng tăng đạt 966 tỷ đồng, chênh lệch tăng 193 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ tăng 25,0% so với năm 2020. Đối với KHDN, dư nợ cho vay năm 2019 đạt 180 tỷ đồng, sang năm 2020 đạt 233 tỷ đồng, tăng thêm 53 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 29,4% so với cũng kỳ năm 2019. Đến năm 2021, doanh số dư nợ có tăng đạt 291 tỷ đồng, theo thống kê năm này đã tăng 58 tỷ đồng, tương ứng mức tỷ lệ 24,9% so với năm 2020. Tình hình dư nợ đối với KHDN có xu hướng tăng lên trong những năm qua là do ngân hàng đã có chính sách đẩy mạnh khâu thu hồi nợ các khoản

cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đang cũng cố chính sách cân bằng hai bên cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn đề phòng ngừa rủi ro. Đối với KHCN dư nợ cho vay năm 2019 đạt 386 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 540 tỷ đồng, tăng 154 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,9% so với năm 2019. Năm 2021 doanh số dư nợ cho vay tăng lên 675 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng, tương ứng tăng 25,0% so với năm 2020. Dư nợ cho vay đối với KHCN có xu hướng tăng lên là do các khoản dư nợ trước đó được khách hàng thanh toán trước hạn đầy đủ, cho thấy được nền kinh tế của KHCN đang có xu hướng phát triển tăng lên. Nhìn chung, dư nợ cho vay đối với KHCN vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với KHDN.

Nợ xấu là con số mà bất cứ ngân hàng nào cũng không mong muốn. Dù đã cố gắng hạn chế bằng nhiều cách nhưng không có một ngân hàng nào có thể khắc phục triệt để. SeABank chi nhánh Đà Nẵng cũng đã rất cẩn thận trong khâu xét duyệt, khâu đánh giá chất lượng tín dụng nhưng cũng không tránh khỏi tồn đọng nợ xấu. Năm 2019, nợ xấu của chi nhánh là 158 triệu đồng, đồng thời chỉ chiếm 0,028% tỷ lệ dư nợ cho vay. Đến 2020, nợ xấu tăng 228 triệu đồng là 386 triệu đồng so với năm 2019, tương đương tăng 143,3%, chiếm tỷ lệ 0,05% trong dư nợ cho vay. Có sự tăng lên này là do CN đang thúc đẩy các khoản đầu tư, mở rộng trong mảng bán lẻ, đặc biệt là tài chính tiêu dùng, do hoạt động này rủi ro cao và tăng chậm ở ngân hàng có tiêu chuẩn khắt khe hơn và việc mở rộng cho vay bán lẻ cần thận trọng hơn để không xảy ra tình trạng nợ xấu. Một phần nữa là trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản trả nợ vay của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân vay tiêu dùng. Tuy nhiên đến năm 2021 tỷ lệ nợ xấu giảm 50% ở mức 193 triệu đồng so với năm 2020 là 386 triệu đồng. Có thể thấy năm 2021 nợ xấu đã giảm so với năm 2020. Điều này thể hiện được, trong năm qua chi nhánh đã có những chính sách, kế hoạch kiểm soát nợ xấu tốt hơn, vì doanh số cho vay tăng đáng kể và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm theo, đồng thời CBTD cũng thực hiện tốt các công tác thẩm định hơn, cũng giúp nợ xấu giảm dần theo thời gian, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Như vậy nhìn chung hoạt động cho vay của SeABank Đà Nẵng trong các năm gần đây có hiệu quả. Nguyên nhân để có được những kết quả đó là do chi nhánh đã nâng cao chất lượng khoản vay, tập trung giải quyết xử lý các khoản nợ tồn đọng để

hạn chế nợ xấu, chú trọng khâu định giá tài sản đảm bảo nhằm phòng ngừa rủi ro. Đồng thời, SeABank Đà Nẵng luôn luôn tuân thủ đúng quy định của NHNN về chính sách lãi suất, các quy định về cho vay. Hơn nữa, quy trình tín dụng của SeABank đã từng bước hoàn thiện trong những năm qua. Đó là một nổ lực rất lớn của chi nhánh trong tình hình kinh tế gay gắt và đầy biến động này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA, xây DỰNG và sửa CHỮA NHÀ tại NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM á CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w