Đánh giá thực trạng sử dụng thẻ vàng, thẻ đỏ

Một phần của tài liệu Quy chế thẻ vàng, thẻ đỏ của EU đối với ngành thủy, hải sản kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68)

Từ 11 đến 26 triệu tấn cá, tức là ít nhất 15% sản lượng đánh bắt trên thế giới tương đương giá trị từ 8 đến 19 tỷ EURO hàng năm, bị đánh bắt bất hợp pháp. Là nhà nhập khẩu cá lớn nhất thế giới, EU không muốn bị “đồng lõa” và chấp nhận các sản phẩm đó vào thị trường của mình nên EU đã quyết định thông qua "Quy định IUU", có hiệu lực vào năm 2010, chỉ cho phép nhập khẩu vào thị trường EU đối với các sản phẩm thủy sản đã được chứng nhận là hợp pháp bởi quốc gia có liên quan. Khi các quốc gia tàu treo cờ không thể chứng nhận sản phẩm của họ, Ủy ban bắt đầu một quá trình hợp tác và hỗ trợ với họ để giúp cải thiện khuôn khổ pháp lý của họ.

Cho đến nay, EC đã dùng thẻ với 25 quốc gia với vấn đề tuân thủ chống IUU. Sau những hành động tích cực cải thiện về ngành cá, Thái Lan và Philippines đều đã được gỡ thẻ vàng, đồng thời Việt Nam cũng đang được đánh giá tích cực cho tới các hành động hiện tại. Thẻ vàng không phải là hình phạt mà chỉ là cảnh báo nên phần lớn sẽ giúp các quốc gia cải thiện tình hình cá trong nước. Còn các quốc gia khác, giống như thẻ vàng với Hàn Quốc và Philippines vào tháng 10 năm 2014, cả Fiji, Panama, Togo và Vanuatu đã nhận được thẻ xanh, vì họ đã giải quyết các vấn đề được xác định bởi Ủy ban. Đối thoại chính thức vẫn đang tiếp diễn với Ghana và Curaẹao (đã nhận được cảnh báo chính thức vào tháng 11 năm 2013); Papua New Guinea, được cảnh

54

đang hợp tác xây dựng với Ủy ban đều do chưa có những tiến bộ đáng kể trong hệ thống quản lý nghề cá của họ để hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp. Ngược lại, các sản phẩm thủy sản được đánh bắt bởi các tàu từ Sri Lanka, Guinea đã bị cấm nhập khẩu vào EU. Belize đã bị rút khỏi danh sách đen vào tháng 12 năm 2014, sau khi nước này áp dụng các biện pháp lâu dài để giải quyết những thiếu sót của hệ thống thủy sản,...

Các nước bị phạt thẻ đều chịu thiệt hại đáng kể, đặc biệt là với thủy hải sản xuất khẩu, giảm về số lượng, xuất khẩu sang các nước khác bị kiểm tra chặt hơn, lâu hơn, tăng nhiều chi phí, giảm lợi nhuận. Điển hình như phân tích ở trên là Thái Lan, Philippines, Việt Nam, thủy hải sản xuất khẩu sau thẻ đã bị giảm nhiều đặc biệt là giá trị xuất khẩu, giảm lợi nhuận. Tuy Thái Lan được gỡ thẻ sau hơn 2 năm, Philipines được gỡ thẻ sau 10 tháng, thì ngay sau đó, lượng xuất khẩu có tăng nhưng vẫn không bằng giá trị trước khi bị phạt thẻ.

Các quốc gia bị phạt thẻ, nhìn chung đã có những cải thiện đáng kể về luật pháp quy định liên quan; có những nỗ lực trong giám sát, kiểm soát quản lý nghề cá trong khu vực biển hoặc vùng biển quốc gia thứ ba; và có những hành động phối hợp với các quốc gia vùng biển láng giềng trong hành động chống IUU. Với việc kiểm tra ngày càng nghiêm ngặt về việc đánh bắt cá IUU của EU, lượng cá đánh bắt bất hợp pháp đã có xu hướng giảm. Quy định IUU về đánh bắt cá, và việc EU sử dụng quy định IUU từ năm 2010 đến nay đạt được nhiều thành tựu, môi trường biển ngày càng cải thiện. Vì thế nên trong tương lai để thực thi tốt IUU:

• EU sẽ tiếp tục đối thoại hợp tác với các nước thứ ba, đảm bảo các thay đổi hơn nữa trong hệ thống quản lý và kiểm soát nghề cá của họ như phê chuẩn Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc FAO (Hiệp định PSMA)

• EU sẽ tiếp tục kiểm tra, cảnh cáo cấp thẻ và ra quyết định một cách càng minh bạch;

• Các nước thứ ba nắm bắt cơ hội hợp tác với EU, thực hiện các cải cách cần thiết để đấu tranh hiệu quả với việc đánh bắt cá IUU và do đó cải thiện khả năng tiếp thị các sản phẩm thủy sản của họ trên thế giới;

• EU tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thị trường khác để chống lại việc đánh bắt cá trên toàn cầu;

• Ngành thủy sản EU, đặc biệt là những nước có lợi ích kinh doanh ở các nước thứ ba, tăng cường truy xuất nguồn gốc hải sản và các chương trình bền vững góp phần vào cuộc chiến toàn cầu chống lại việc đánh bắt cá IUU.

Như vậy, cho tới hiện tại, việc EU sử dụng thẻ vàng, thẻ đỏ cho thủy, hải sản nhập khẩu được đánh giá là có những bước đi tốt cho kiểm soát ngành cá, bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đã trình bày về thực trạng dùng thẻ vàng, thẻ đỏ của EU với ngành thủy, hải sản thế giới. Từ nghiên cứu về thủy, hải sản EU và tình hình thương mại giữa Việt Nam và EU để có đánh giá khách quan về lượng nhập khẩu của EU từ thế giới, đến phân tích thực trạng dùng thẻ tại một vài quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc phân tích tình hình thẻ mỗi thẻ tại các quốc gia đều có 3 phần bao gồm: phân tích về nguyên nhân dẫn đến thẻ, ảnh hưởng của thẻ với ngành thủy hải sản quốc gia đó, và hành động của các quốc gia từ khi nhận thẻ vàng. Thái Lan mất hơn 3 năm để đạt được thẻ xanh từ EU, còn Philipines thì sau 10 tháng, và cho đến hiện tại Việt Nam vẫn đang là quốc gia mà EU xem xét về việc gỡ thẻ vàng hay không. Do Thái Lan là quốc gia gần đây nhất được gỡ thẻ vàng, Philippines là quốc gia trong thời gian ngắn nhất cũng được EU gỡ thẻ, còn Việt Nam trong bối cảnh sắp đến cuộc đánh giá tiếp theo của EU về vấn đề thẻ nên chương 2 đã rút ra các bài học kinh nghiệm từ hành động của các quốc gia bị phạt thẻ nói chung và của Thái Lan, Philippines nói riêng. Để từ đó chương 3 đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp nghề cá và kiến nghị cho tổ chức, chính phủ Việt Nam có những hành động tiếp theo cho ngành thủy, hải sản.

56

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM 3.1. KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA BỊ PHẠT THẺ

S Hiểu rõ về quy định về việc phát hành thẻ của EC

Trong quy định phát hành thẻ của EC, các quốc gia khai thác, xuất khẩu thủy hải sản cần quan tâm tới các quy định về các hành vi bị coi là quốc gia thứ ba không hợp tác, quy định về việc xét thẻ vàng, quy định về các hành vi hợp tác hay không để quốc gia đó bị lên thẻ đỏ hay được gỡ thẻ xanh.

Tại khuôn khổ quy định IUU của EU, Ủy ban tiến hành các nhiệm vụ tìm hiểu thực tế nghiêm ngặt để đánh giá một quốc gia có là quốc gia nước thứ ba không hợp tác hay không . Ủy ban và chính quyền nước thứ ba tham gia vào một cuộc đối thoại có thể kéo dài hàng tháng và thậm chí nhiều năm để đánh giá các hệ thống nhằm ngăn chặn việc đánh bắt cá IUU và đánh giá việc tuân thủ các quy tắc quốc tế về các vấn đề:

(i) Việc tuân thủ khung pháp lý của nước thứ ba với các quy tắc quốc tế, ví dụ: thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước đối với việc đăng ký tàu và sự tồn tại của các hệ

thống giám sát, kiểm tra và thi hành và đưa ra các biện pháp trừng phạt hiệu quả.

(ii) Việc phê chuẩn các điều ước quốc tế và tham gia hợp tác khu vực và đa phương;

(iii) Việc thực hiện các biện pháp phù hợp, phân bổ đầy đủ các nguồn lực tài chính, nhân lực và kỹ thuật, thực hiện kiểm soát, kiểm tra và thực thi các hoạt động

đánh bắt cá. Ví dụ, các quốc gia cần duy trì một danh sách chính xác và cập nhật các

tàu được liên kết với một hệ thống cấp phép hiệu quả và thực hiện các biện pháp quản

lý và bảo tồn thủy sản;

(iv) Việc áp dụng các hệ thống giám sát, kiểm soát một cách chính xác, bao gồm các hoạt động kiểm tra và thực thi, cả ở vùng biển có chủ quyền của đất nước và bên

ngoài các vùng biển này.

S Hợp tác một cách hiệu quả với các yêu cầu của EC

Trong quá trình từ khi hai bên đối thoại với nhau EC đưa ra các khuyến nghị về hành động trước khi quyết định thẻ, đến khi EC quyết định thẻ, các quốc gia bị coi là không hợp tác cần có những hành động thực hiện khắc phục và những hành động chống IUU một cách tích cực. Tùy vào từng quốc gia (vào tình hình kinh tế phát triển, khả năng thực thi luật pháp ...), EC sẽ đưa ra các khuyến nghị khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì các nước này đều được khuyên đẩy mạnh hợp tác về:

- Sửa đổi hệ thống khung pháp lý phù hợp với quy định quôc tế về chống IUU, trọng

tâm là Luật Thủy sản và nâng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm;

- Cải tổ bộ máy quản lý nghề cá, tập trung vào tăng biên chế cho cơ quan thực thi pháp

luật và tăng ngân sách cho thực thi pháp luật, kiểm soát các hoạt động khai thác trên

biển;

- Triển khai chương trình thực thi pháp luật, tập trung vào truy xuất nguồn gốc.

S Thường xuyên cập nhật, trao đổi thông tin với EC về tình hình thẻ

Ngoài việc phải nhanh chóng thực hiện theo các khuyến nghị của EC một cách phù hợp với nội địa, các bộ ban ngành liên quan nên tiến hành đối thoại, gặp, trao đổi với Ủy ban về tình hình thủy hải sản quốc gia, những vướng mắc và các bất cập trong quá trình thực hiện. Đồng thời việc thường xuyên cập nhật tình hình mắc thẻ của các quốc gia khác trên thế giới về thủy hải sản cũng các hành động của họ để cải thiện thẻ là hết sức cần thiết cho cải thiện thẻ.

S Nghiên cứu việc phê chuẩn Công ước số 188

Gần đây vào tháng 12/2018, Thái Lan được EC gỡ thẻ vàng sau hơn 2 năm kể từ ngày bị phạt thẻ và Công ước số 18 chính là hành động về pháp luật cuối cùng của Thái Lan trước khi nhận lại được thẻ xanh từ EC. Công ước số 188 của Tổ chức Lao động Quốc tế về Công việc đánh bắt cá (C188) đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản về việc làm bền vững trong ngành công nghiệp đánh bắt cá được Thái Lan thông qua, đây là một bước đi được EC đánh giá cao trong các hành động của Thái Lan. Cho tới hiện tại

58

3.2. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP

S Thường xuyên cập nhật quy định về thẻ và tình hình phạt thẻ trên thế giới

Để chủ động trong việc thực hiện đúng quy trình xuất khẩu, nắm rõ các giấy tờ cần chuẩn bị và có những biện pháp ứng phó với sự thay đổi, doanh nghiệp nên chủ động nắm bắt các thông tin các quy định về thẻ, cập nhật tình hình thế giới. Từ đó góp phần đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa, gia tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế.

S Hợp tác với các tổ chức liên quan chống IUU một cách hiệu quả

- Tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước và Bộ NN và PTNT về chống khai thác

IUU;

- Báo cáo cho ban điều hành IUU-VASEP và các cơ quan của Bộ NN và PTNT khi

phát hiện các tàu khai thác IUU, hoặc các cơ sở thu mua, doanh nghiệp nào sử dụng

nguyên liệu khai thác IUU;

- Cung cấp trung thực và đầy đủ thông tin (sản lượng, chủng loại thủy sản khai

thác đã

mua, các tàu cá bán nguyên liệu cho doanh nghiệp,...) cho cán bộ các Chi cục Thủy

sản, Trung tâm Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản khi làm thủ tục mua

nguyên liệu và xuất hàng theo đúng quy định của pháp luật;

- Trao đổi kịp thời với Ban Điều hành IUU, Tổ công tác IUU và văn phòng VASEP

khi có những vướng mắc liên quan đến quy định IUU.

S Duy trì nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo nguồn gốc

Doanh nghiệp nên phối hợp với cơ quan có liên quan để truy xuất, có những quy định chặt chẽ về nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguyên liệu mua vào là có nguồn gốc rõ ràng. Từ đó bên khai thác muốn bán được hàng sẽ cần khai thác đúng quy định, giảm thiểu lượng thủy hải sản khai thác bất hợp pháp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tiến hành cam kết không thu mua nguyên liệu sản xuất từ nguyên liệu hải sản của các tàu khai thác IUU, cam kết và chịu trách nhiệm về khai báo số liệu của công ty khi

chương trình hành động này nhằm hỗ trợ việc quản lý tốt hơn tình hình xuất nhập khẩu thủy hải sản được truy xuất về nguồn gốc, đảm bảo kiểm soát được thủy hải sản đánh bắt để xuất khẩu không phải là sản phẩm của khai thác bất hợp pháp IUU.

S Thường xuyên trao đổi thông tin về các quy định xuất nhập khẩu với công ty

nhập khẩu thủy sản

Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp sẽ có những khó khăn về quy trình kiểm tra hàng hóa nhập khẩu giữa các quốc gia, đặc biệt là khi Việt Nam đã bị EC tuyên bố về thẻ vàng trên trang thông tin điện tử của EC, nên quy trình kiểm tra hàng hóa của Việt Nam có thể sẽ bị gia tăng về quy trình kiểm tra, các bước cũng như các giấy tờ cần thiết để thông quan. Do đó các doanh nghiệp được khuyên là nên tăng cường trao đổi thông tin với các nhà nhập khẩu để nắm bắt diễn biến thị trường, những yêu cầu và thủ tục của thị trường để chia sẻ, trao đổi tìm giải pháp ứng phó kịp thời.

S Các biện pháp khác

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần quan tâm việc nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên xuất nhập khẩu, các nhân viên kỹ thuật, đặc biệt về các kiến thức liên quan đến IUU. Bởi yêu cầu đối với họ là không những nghiệp vụ ngoại thương giỏi, có đầu óc tư duy, năng động sáng tạo, thông thạo ngoại ngữ mà còn phải có những dự báo để ứng phó kịp thời với những biến động trên thị trường quốc tế, mà hiện tại vấn đề IUU là vấn đề các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nên quan tâm nhiều nhất do ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, ảnh hưởng tới giá trị và số lượng xuất khẩu.

3.3. KIẾN NGHỊ TỚI CHÍNH PHỦ, TỔ CHỨC LIÊN QUAN 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ

❖ Về pháp lý

- Đẩy nhanh việc thực thi Luật Thủy sản sửa đổi, các Nghị định liên quan về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;

- Tìm hiểu và gia nhập Hiệp định về đàn cá di cư của Liên Hợp quốc - UNFSA,

và đẩy

nhanh các hành động về chống IUU với nghĩa vụ là thành viên của Hiệp định về Biện

60

- Xây dựng hệ thống giám sát tàu cá trên biển, quy định lắp đặt và quản lý hệ thống

giám sát tàu cá;

- Tăng cường nguồn lực, cơ sở vật chất và hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban Quản lý các

Cảng cá để thực hiện được tốt nhất việc xác nhận hải sản khai thác ngay từ khi tiếp

nhận;

- Quy định về kiểm soát đặc biệt với tàu lưới kéo và ngừng việc đóng mới tàu cá làm

nghề lưới kéo; cấm mua bán hải sâm; quản lý chặt chẽ nghề lặn nhằm đảm bảo

an toàn

lao động và giám sát hoạt động khai thác hải sản quý hiếm;

- Rà soát, sửa đổi các chính sách hiện hành, các quy định để siết chặt công tác

quản lý;

bổ sung các chế tài để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với chủ tàu, thuyền

Một phần của tài liệu Quy chế thẻ vàng, thẻ đỏ của EU đối với ngành thủy, hải sản kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w