2.1.1. Ngành thủy, hải sản EU
Liên minh Châu Âu EU là thị trường xuất nhập khẩu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là nơi có lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất và là nơi nhập khẩu lượng hàng hóa lớn thứ hai thế giới, trong đó có thủy, hải sản. EU nhập khẩu phần lớn thủy, hải sản từ Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Ban Nha, và Việt Nam đứng thứ 15 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này. Xuất khẩu sản phẩm sang EU mang lại nguồn thu lớn cho các quốc gia, đồng thời cũng mang lại hiệu ứng, tức là tăng uy tín của sản phẩm xuất khẩu sang các quốc gia khác (do đây là thị trường được coi là khó tính đối với sản phẩm nhập khẩu).
Bảng 2.1: Giá trị nhập khẩu thủy sản của EU
Cùng với xu hướng khai thác bảo vệ môi trường, EU đang thực hiện hành động chống khai thác thủy sản trái phép, bất hợp pháp và không theo quy định nên các luật định, các quy tắc, các tiêu chuẩn nhất định cho sản phẩm thủy sản nhập khẩu ngày càng nghiêm khắc. Tuy vậy điều này cũng sẽ giúp ngành khai thác, đánh bắt thủy hải sản của các quốc gia ngày càng phát triển, thúc đẩy việc nâng cao nhận thức và khả năng đánh bắt cá hợp pháp, bảo vệ môi trường.
19
2.1.2. Tình hình thương mại thủy, hải sản giữa Việt Nam và EU
Trong những năm gần đây, EU là thị trường nhập khẩu sản phẩm thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 16-17% tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam (ngoại trừ năm 2017, EU vượt Mỹ và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam). Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường ổn định ở mức 1,1-1,4 tỷ USD/năm. Trong năm 2014, xuất khẩu sang các thị trường đạt đỉnh 1,4 tỷ USD, tăng 21% do giá nhập khẩu cao hơn, sau đó giảm mạnh vào năm 2015. Tuy nhiên đến năm 2017, dù bị tác động xấu của thẻ vàng vào những tháng cuối năm nhưng giá trị xuất khẩu vẫn được đánh giá là tăng mạnh, 1,46 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016. Và đến hết năm 2018, xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 1,47 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7%, mặc dù có dấu hiệu tăng nhưng không còn tăng mạnh như các năm trước nữa.
Hình 2.1: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2014-2018
Giá trị (tỷ USD) ⅜ Tăng trưởng (%yoy)
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Top 5 nước trong EU nhập khẩu thủy sản Việt Nam nhiều nhất bao gồm Đức, Italia, Hà Lan, Pháp và Tây Ban Nha, chiếm 58-65% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu sang EU. Tỷ trọng của các sản phẩm tôm trong các sản phẩm xuất khẩu sang EU tăng từ 27,5% lên 49,2%. Vương Quốc Anh là thị trường lớn nhất ở EU với 135 triệu USD nhập khẩu tôm từ Việt Nam, chiếm 23%, tiếp theo là Hà Lan với 131 triệu USD, chiếm 22% và Đức với 111 triệu USD và 19%. Xuất khẩu các mặt hàng hải sản xuất khẩu sang EU giảm từ 398 triệu USD xuống 358 triệu USD với tỷ trọng giảm từ 35%
đến 29%. Trong đó, xuất khẩu mực, bạc tuộc giảm 30% từ gần 100 triệu USD xuống 80 triệu USD; xuất khẩu cá ngừ dao động trong khoảng 98-140 triệu USD, xuất khẩu các hải sản khác đạt từ 172-184 triệu USD.
Ngoài ra, lượng thuỷ sản Việt Nam nhập khẩu từ EU trong những năm gần đây cũng có xu hướng tăng. Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu là hải sản để xử lý và tái xuất khẩu vào thị trường, trong đó cá biển (bao gồm cả cá ngừ) chiếm 67-89% tổng giá trị của nhập khẩu thủy sản với 48-59 triệu USD. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, tôm và mực, bạch tuộc từ châu Âu với khối lượng nhỏ và giá trị không đáng kể.
Thêm nữa, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được dự kiến sẽ ký kết vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 năm 2019 nên ngành thương mại nói chung và ngành thủy, hải sản nói riêng được dự kiến sẽ có những cải thiện trong năm 2019.
2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THẺ VÀNG, THẺ ĐỎ CỦA EU ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY, HẢI SẢN
2.2.1. Thẻ vàng đối với thủy, hải sản Việt Nam (10/2017)
2.2.1.1. Nguyên nhân
Vào ngày 27 tháng 10 năm 2009, một thông báo của Việt Nam với tư cách của quốc gia treo cờ được gửi tới ủy ban Châu Âu EC, theo đó EC sẽ kiểm tra nhằm xác minh giấy chứng nhận đánh bắt; kiểm soát, thực thi pháp luật, các quy định và các biện pháp bảo tồn, quản lý tàu cá. Việt Nam đã hợp tác trong cả quá trình kiểm tra này, trong cả 4 lần mà Ủy ban tới Việt Nam kiểm tra, lần 1 từ 17 đến 21/09/2012, lần 2 từ 26 đến 30/11/2012, lần 3 từ 21 đến 24/6/ 2016 và lần 4 từ 15 đến 19/5/2017. Tuy nhiên kết quả các cuộc kiểm tra này lại không khả quan.
❖ Đánh bắt cá trái phép
Thứ nhất, dựa trên việc phân tích các biện pháp mà Việt Nam áp dụng đối với
hoạt động đánh bắt của các tàu cá treo cờ, các tàu cá đang hoạt động trên biển; và trên cơ sở thông tin được cung cấp bởi các quốc gia ven biển thứ ba liên quan, Ủy ban đã xác định rằng, trong giai đoạn từ 2015 đến 2017, ít nhất 8 tàu mang cờ Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng IUU trong vùng độc quyền kinh tế của các nước láng giềng và vùng biển của các quốc gia nhỏ ở khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương. Các tàu mang cờ Việt Nam đã thực hiện các hành vi xâm phạm nghiêm trọng, trái với các biện
21
pháp quản lý và bảo tồn được các quốc gia ven biển áp dụng trong các khu vực đánh cá thuộc thẩm quyền quốc gia của họ. Các tàu treo cờ Việt Nam đã đánh bắt mà không có giấy phép, hoặc có giấy phép nhưng không hợp lệ cản trở công việc của các quan chức quốc gia ven biển trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình về kiểm tra việc tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn hiện hành, bao gồm cả đối với các loài bị cấm đánh bắt như hải sâm và cá rạn san hô. Đặc biệt là vấn đề không tuân thủ yêu cầu pháp lý của các quốc gia ven biển trong việc thực thi lệnh cấm đối với hải sâm, nó sẽ gây những tác hại lớn cho sự bền vững của nguồn lợi thủy sản ở các quốc gia đang phát triển ven biển, gây tổn hại đến sinh kế của người dân địa phương. Mặc dù các quốc gia ven biển liên quan đã kịp thời báo cáo các hoạt động phi pháp do tàu với chính quyền Việt Nam, nhưng cơ quan chức năng không có hành động nào trong việc hỗ trợ để khởi tố vụ án và xử lý các công dân Việt Nam vi phạm (dù cho tất cả các bằng chứng lấy được đã được trình lên chính quyền Việt Nam trong chuyến thăm từ ngày 15 đến 19 tháng 5 năm 2017). Ngoài ra, cùng với các bằng chứng về việc Việt Nam không thể duy trì trách nhiệm của mình với tư cách là một quốc gia cờ, và sự thiếu hợp tác của Việt Nam với chính quyền các quốc gia ven biển liên quan nên Việt Nam bước đầu bị đánh giá là thiếu hợp tác trong thực thi hành động chống IUU.
Thứ hai, theo quy định IUU, căn cứ vào điều 31 khoản 4 điểm b, Ủy ban Châu
ÂU EC kiểm tra các biện pháp mà Việt Nam áp dụng đối với việc tiếp cận các sản phẩm thủy, hải sản xuất phát từ đánh bắt cá IUU vào thị trường của EU. Ủy ban đã phân tích các tài liệu và thông tin khác liên quan đến các quy trình giám sát và kiểm soát áp dụng cho cả cá và các sản phẩm thủy sản xuất phát từ hoạt động đánh bắt của các tàu cá được gắn cờ đến Việt Nam và các sản phẩm thủy sản và cá nhập khẩu tại Việt Nam. Theo đánh giá này, Ủy ban cho rằng Việt Nam không thể đảm bảo rằng thủy, hải sản nhập khẩu vào thị trường và nhà máy chế biến nội địa thông qua các cảng quốc gia không xuất phát từ đánh bắt cá IUU. Việt Nam không thể cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để chứng minh tính hợp pháp của hàng nhập khẩu và các sản phẩm chế biến dành cho EU. Ví dụ vào ngày 13 tháng 1 năm 2016, một lô hàng 179 tấn cá răng (toothfish) ở Nam Cực đã được cập cảng cảng Hải Phòng (Việt Nam) từ tàu Asian Warrior. Tàu này còn được gọi là Kunlun và Taishan, nằm trong danh sách tàu IUU của Ủy ban bảo tồn tài nguyên sinh vật biển ở Nam Cực (CCAMLR) kể từ năm 2013 và là tàu nhận thông báo tím của Interpol kể từ ngày 13 tháng 1 năm 2015, tức là
tàu đang bị tổ chức cảnh sát quốc tế thế giới điều tra về hoạt động của tàu trên biển bao gồm cả khai thác. Theo thông tin được cung cấp bởi cơ quan nhà nước Việt Nam, số cá khai thác đó đã bị tịch thu và cấm phát hành ra thị trường. Tuy nhiên đến tháng 6 năm 2017, một nhà hoạt động kinh tế có bằng chứng cho thấy một lô hàng 320 tấn cá răng từ Nam Cực được lưu trữ tại Việt Nam và có dấu hiệu cho thấy các sản phẩm liên quan đã bị bắt ở vùng ngoại ô 88.1 và 88.2 của khu vực được CCMALR bảo vệ sau khi kết thúc mùa đánh bắt trong khu vực. Chính phủ Việt Nam không thể cung cấp thông tin quan trọng chứng minh rằng đã thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết để ngăn chặn cá răng ở Nam Cực xuất phát từ các hoạt động đánh bắt cá của IUU xâm nhập vào lãnh thổ của họ.
Thứ ba, chuyến thăm của EC vào tháng 5 năm 2017 cho thấy sự thiếu kiểm soát
của các cơ quan thủy sản đối với các sản phẩm thủy sản dành cho chế biến, tiếp thị , xuất khẩu từ các tàu được gắn cờ sang các nước thứ ba. Tức là, Việt Nam sẽ không thể đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm thủy sản.
Thứ tư, trong quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm tháng 5 năm 2017 Cơ quan
Kiểm soát Thủy sản Châu Âu (EFCA) đã kiểm tra một mẫu giấy chứng nhận khai thác, phát hiện thấy một loạt các sai sót liên quan đến trọng lượng, loài và mô tả sản phẩm, ngày xác nhận và sử dụng các mẫu đã cũ. Việc xử lý các sản phẩm xuất phát từ giấy chứng nhận khai thác không hiệu quả chứng tỏ rằng Việt Nam đã không hợp tác với các quốc gia và tổ chức quản lý nghề cá khác trong khu vực để áp dụng các biện pháp phù hợp liên quan đến thị trường nhằm ngăn chặn hoặc loại bỏ đánh bắt cá IUU.
Do đó, Việt Nam được nhận thấy là có những dấu hiệu về không áp dụng các quy tắc để đảm bảo hợp tác đầy đủ với các quốc gia cờ thứ ba liên quan đến cá và các sản phẩm thủy sản xuất phát từ các hoạt động đánh bắt theo các biện pháp đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm cá nhập khẩu trên toàn thị trường.
❖ Không báo cáo, không hợp tác
Trong quy định IUU về xác định quốc gia không hợp tác quy định tại điều 31 khoản 5 mục a, Ủy ban đã phân tích sự hợp tác của Việt Nam trong việc trả lời các câu hỏi, cung cấp phản hồi hoặc điều tra các vấn đề liên quan đến đánh bắt cá và các hoạt động liên quan. Mặc dù các nhà chức trách Việt Nam nói chung đã hợp tác trong việc trả lời và cung cấp phản hồi nhưng độ tin cậy và tính chính xác của các câu trả lời còn
23
thấp bởi khung pháp lý dường như không phù hợp với nghĩa vụ pháp lý, hệ thống kiểm soát và giám sát quốc tế. Cụ thể, EU nhận thấy rằng:
- Luật Thủy sản năm 2003 không bắt buộc các tàu cá phải báo cáo sản lượng khai thác bằng sổ ghi chép, tức là Việt Nam đã không đề cao trách nhiệm của mình với tư cách là quốc gia ven biển để đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lợi thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế của mình;
- Luật Thủy sản 2003 cũng không đề cập đến các hoạt động đánh bắt được thực hiện bởi các tàu và công dân Việt Nam ở vùng biển trong và ngoài nước. Lỗ hỏng này liên quan đến các hoạt động đánh bắt cá ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam làm suy yếu khả năng của các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn các hoạt động của IUU trong các khu vực này;
- Khung pháp lý Việt Nam chỉ quy định các biện pháp quản lý và bảo tồn hạn chế trong vùng lãnh hải. Các quy định pháp lý quốc gia và hệ thống kiểm soát được đưa ra để đảm bảo tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý dường như là không đủ;
- Trong trao đổi vào tháng 6 năm 2016, EC đã nhấn mạnh những vấn đề trên và sau đó Việt Nam đã gửi báo cáo phản hồi vào tháng 4 năm 2017 về một dự thảo Luật Thủy sản mới, tuy nhiên, nó vẫn sẽ không phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam.
Như vậy, EC đã chỉ ra rằng khung pháp lý nghề cá hiện tại của Việt Nam cần được sửa đổi để đảm bảo sự thống nhất giữa luật pháp quốc gia và các quy tắc quốc tế, nhưng Việt Nam đã không hợp tác hiệu quả với EC trong việc đưa luật pháp phù hợp với các công cụ pháp lý quốc tế có liên quan.
❖Không thực hiện, không tuân thủ theo quy định, luật pháp quốc tế
Theo quy định IUU, điều 31 khoản 6 điểm a và b, EC sẽ xem xét quốc gia nước thứ 3 bị coi là không hợp tác căn cứ vào cả các yếu tố:
- việc nước thứ ba có phê chuẩn hay tham gia các điều ước thủy sản quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và Hiệp ước Tuân thủ FAO;
- vị thế của nước thứ ba liên quan với tư cách là bên ký kết hiệp định với các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, hoặc thỏa thuận áp dụng các biện pháp quản lý và bảo tồn do tổ chức đó thông qua.
Tại thời điểm EC xem xét việc tuân thủ các luật pháp quốc tế về ngành thủy hải sản, Việt Nam được cho là chưa có những hành động tích cực trong việc tuân thủ các quy định này, cụ thể là:
- Việt Nam đã phê chuẩn UNCLOS vào năm 1994 và đang hợp tác với tư cách là thành viên của ủy ban nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương WCPFC. Tuy nhiên ngoại trừ UNCLOS, Việt Nam chưa phê chuẩn các công cụ pháp lý quốc tế khác liên quan đến quản lý nghề cá
- Việt Nam chưa phê chuẩn Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc FAO năm 2009 (Hiệp định PSMA). Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam không thực hiện bất kỳ biện pháp kiểm soát cảng nào đối với việc cập cảng từ các tàu cá nước ngoài mặc dù có một lượng lớn cá và sản phẩm thủy sản nhập khẩu nội địa để chế biến và xuất khẩu.
- Theo thông tin từ Ủy ban, khung pháp lý và các biện pháp thực thi của Việt Nam cũng vi phạm các yêu cầu cơ bản trong các điều 62 và điều từ 117 đến 119 của UNCLOS, liên quan đến việc sử dụng tối ưu các nguồn sống, nghĩa vụ của các quốc gia đối với việc bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả, và vấn đề hợp tác trong bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật của biển cả.
Tóm lại, trước những kết luận đạt được liên quan đến việc Việt Nam không thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế như cờ, cảng, ven biển hay thị trường, cùng hành vi được xác định là đánh bắt trái phép, việc không hợp tác, không tuân thủ luật pháp quốc tế ở trên, EC cho rằng là Việt Nam là một nước thứ ba không hợp tác trong vấn đề IUU. Từ ngày 15 đến 19/5/2017, Đoàn Công tác của Tổng vụ Các vấn đề Biển và Thủy sản (DG-MARE) của Ủy ban châu Âu (EC) đã đến khảo sát lần nữa và đưa ra 5