Đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Đề tài - Quản trị nguồn nhân lực pps (Trang 34 - 36)

Trong điều kiện hiện nay, ngoài vấn đề nguồn nhân lực nói chung, các nhà nghiên cứu đã tổng kết: Muốn hội nhập thành công nền kinh tế thế giới - Kinh tế tri thức, đòi hỏi các quốc gia phải có những nhà lãnh đạo, sáng suốt

và quyết đoán các nhà quản lý doanh nghiệp giàu tính sáng tạo, dám mạo hiểm và có tinh thần tự cường dân tộc cao. Theo đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực các cấp đang trở nên ngày càng quan trọng và cấp thiết, được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, đây chính là đội ngũ có vai trò cao nhất, quyết định sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, họ mở nhiều trường lớp, nhằm đào tạo, đào tạo lại, và bồi dưỡng những chuyên gia quản lý giỏi có đủ trình độ và bản lĩnh để điều hành và quản lý doanh nghiệp thành công.

Ở nước ta, vai trò quan trọng của người quản lý được đề cao qua câu nói: "Một người lo bằng kho người làm". Về cán bộ quản lý, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "….nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được" (Hồ Chí Minh, 2000, tập 5 : 54)

Có thể nói, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và các chuyên gia có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với công việc, trực tiếp vận hành công việc. Kết quả công việc thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ này. Do đó, vấn đề đào tạo các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật là hết sức cần thiết. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay có một thực trạng là công tác đào tạo Đại học đang diễn ra một cách ồ ạt, trong khi đó việc đào tạo công nhân kỹ thuật lại bị xem nhẹ không được chú trọng đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" một cách nghiêm trọng. Theo phân tích của các nhà kinh tế và kinh nghiệm của các nước phát triển thì sản xuất sẽ phát triển khi có nguồn nhân lực được đào tạo một cách hợp lý và có tỷ lệ tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau: 1 kỹ sư - 4 cán bộ THTN - 10 công nhân kỹ thuật. Nhưng tỷ lệ này ở nước ta hiện nay là: 1 - 1,6 - 0,95. Tỷ lệ này cho thấy, lực lượng công nhân kỹ thuật của ta hiện nay đang thiếu trầm trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của các doanh nghiệp cũng như của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Nguyên nhân của thực trạng này là do gia đình và xã hội chưa có định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho những người chuẩn bị bước vào độ tuổi lao động, mà đặc biệt là những học sinh cấp III. Điều này dẫn đến một thực tế là hầu hết các hộ gia đình đều cố gắng bằng mọi cách cho con em vào đại học mà nếu như họ tham gia học THCN hoặc công nhân kỹ thuật thì sẽ hiệu quả và hợp lý hơn. Tất nhiên, một xã hội có nhiều kỹ sư, bác sỹ là điều tốt, nhưng điều đáng nói ở đây là nhiều khi chúng ta tạo ra những "kỹ sư, bác sỹ dởm". Tức là nhiều gia đình khá giả, con em không thi đậu vào đại học nhưng tìm mọi cách chạy chọt để vào bằng được đại học. Kết quả là có nhiều "tiến sỹ, kỹ sư giấy" ra đời. Họ không thể làmd dược những công việc của những kỹ sư tiến sỹ thực thụ vì họ không có kiến thức, họ cũng không làm được những công việc của cán bộ công nhân kỹ thuật vì họ không được đào tạo, họ trở thành những vô dụng. Điều này gân lãng phí không nhỏ về tiền của lẫn nhân lực cho xã hội.

Vấn đề đặt ra hiện nay là Nhà nước cần có chính sách cụ thể và thích hợp trong việc đào tạo đại học cũng như cán bộ THTN và công nhân kỹ thuật một cách hợp lý, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay của quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Đề tài - Quản trị nguồn nhân lực pps (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w