Hoá trị liệu (Chemotherapy)

Một phần của tài liệu Các phương pháp điều trị bỗ trợ đối với ung thư dạ dày (hoá chất, miễn dịch và xạ trị) (Trang 26 - 28)

2. Phân tích một số phác đồ điều trị bổ trợ đối vớị

2.3.2Hoá trị liệu (Chemotherapy)

Về điều trị hoá chất tr−ớc mổ, một loạt các thử nghiệm lâm sàng pha II đ−ợc tiến hành tại Trung tâm Ung th− Anderson đX cho thấy kết quả dung nạp tốt của các phác đồ hoá trị liệu tr−ớc mổ, với các hoá chất etoposide, FU và cisplatin [73], EAP [74] và FU, interferon alfa và cisplatin [75]. Một phân tích trên 83 bệnh nhân tham gia vào các nghiên cứu này [73-75] đX cho thấy mức độ đáp ứng điều trị tr−ớc mổ có t−ơng quan chặt chẽ với thời gian sống thêm [76]. 73% trong số 83 BN đ−ợc cắt dạ dày triệt căn, 29% trong số mổ triệt căn ấy đạt kết quả đáp ứng hoàn toàn về mặt mô bệnh học đối với điều trị tr−ớc mổ với xác suất sống 5 năm là 82% so với 32% của nhóm bệnh nhân có đáp ứng kém hơn hay không có đáp ứng.

Có một cách làm khác nữa là: Cho dùng hoá chất tr−ớc mổ, ngay sau khi kết thúc cuộc mổ lại bơm hoá chất vào trong khoang bụng với kỳ vọng ngăn ngừa các tái phát tại khoang phúc mạc, một hình thức tái phát tại chỗ rất th−ờng gặp trong UTĐ. Crookes và cs [77] đX tiến hành một nghiên cứu với 59 bệnh nhân UTĐ (adenocarcinoma) có khả năng cắt bỏ. Tr−ớc lúc mổ cho mỗi bệnh nhân dùng 2 chu kỳ FU/LV và cisplatin; sau khi mổ cắt dạ dày từ 3- 4 tuần lại cho tiếp 2 chu kỳ nữa (cũng FU + cisplatin) vào trong khoang bụng (FU tĩnh mạch, cisplatin khoang bụng). Với cách làm này, Crookes và cs [77] cho kết quả nh− sau: 95% số bệnh nhân sau khi dùng hoá chất tr−ớc mổ có thể tiếp tục tham gia vào kế hoạch mổ tiếp theo, 71% trong số đó đ−ợc mổ cắt dạ dày triệt căn. Những bệnh nhân đ−ợc mổ cắt triệt căn nh− vậy có tỷ lệ tái phát chỉ 23% với thời gian theo dõi trung bình 45 tháng.

Kelson và cs [78] cũng báo cáo những kết quả t−ơng tự trong một nghiên cứu pha II với 56 bệnh nhân, sử dụng 3 chu kỳ FAMTX tr−ớc mổ, tiếp theo sau mổ là cisplatin (bơm vào khoang bụng) + FU toàn thân.

Cũng liên quan đến điều trị hoá chất bổ trợ tr−ớc và sau mổ, một thử nghiệm lâm sàng mang tên MAGIC có mX số ISRCTN 93793971 đX thu hút 503 bệnh nhân UTĐ, ung th− phần nối giữa dạ dày- thực quản. Số bệnh nhân này đ−ợc chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: một nhóm tr−ớc mổ nhận 3 chu kỳ ECF, sau mổ tiếp tục thêm 3 chu kỳ ECF nữa (n= 250); một nhóm chứng, mổ ngay không dùng hoá chất (n= 253). Tại thời điểm 2 năm sau khi nghiên cứu khởi động, đánh giá kết quả b−ớc đầu cho thấy có hiện t−ợng giảm mức giai đoạn bệnh (downstaging) ở nhóm có hoá chất, đ−ờng kính tối đa của u cắt đ−ợc là 3cm (trong nhóm có hoá chất tr−ớc mổ) so với 5cm của nhóm chứng (P< 0,001). ở nhóm có hoá chất, tỷ lệ giai đoạn T1-2 cao hơn nhóm chứng (54% so với 36%, P= 0,01), và số hạch di căn cũng giảm xuống (downstaged nodal disease)- Tỷ lệ bệnh nhân có hạch N0-1 tăng lên (80% so với 71%, P= 0,10). Khả năng mổ cắt u triệt căn ở nhóm nghiên cứu 79% so với 69% ở nhóm chứng (P= 0,02); tỷ lệ biến chứng sau mổ không khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm. Thời gian sống thêm không bệnh đ−ợc cải thiện ở nhóm nghiên cứu (hazard ratio= 0,7, P= 0,02) tuy nhiên sống thêm toàn bộ ở thời diểm 1 năm thì không khác biệt. Kết quả của nghiên cứu này còn đang đ−ợc tiếp tục theo dõi và hiện ch−a có kết luận cuối cùng. Tiếp theo nghiên cứu MAGIC, một nghiên cứu pha III hợp tác giữa ý và Thuỵ Sỹ cũng đang đ−ợc tiến hành, với 240 bệnh nhân UTĐ tiến triển có khả năng cắt bỏ, đ−ợc chia vào 2 nhóm- đều dùng 4 chu kỳ DCF- hoặc tr−ớc mổ hoặc sau mổ.

Một phần của tài liệu Các phương pháp điều trị bỗ trợ đối với ung thư dạ dày (hoá chất, miễn dịch và xạ trị) (Trang 26 - 28)