So với Thông tư 36 được ban hành trước đó, Thông tư 41 phân loại tài sản ở mức độ sâu hơn rất nhiều và cũng quy định hệ số rủi ro cao hơn, 0-250% so với 0- 150% trước đó. Hơn nữa, khác với Thông tư 36, Thông tư 41 còn bao gồm rủi ro tín dụng đối tác trong công thức tính Tài sản có rủi ro và còn yêu cầu mức vốn cho rủi ro hoạt động cũng như rủi ro thị trường. Đây chính là những lý do vì sao chỉ số CAR của các ngân hàng có xu hướng giảm mạnh khi hoàn thành triển khai các yêu cầu của Thông tư 41, hay nói theo cách khác, áp dụng tiêu chuẩn Basel II.
về việc triển khai Thông tư 41, các vấn đề chính đối với các ngân hàng là hệ thống dữ liệu và cách thức tính toán. Theo quy định của Thông tư, các ngân hàng cần phải cung cấp đủ và chính xác các dữ liệu đầu vào cho từng khoản cho vay và từng giao dịch để có thể tính chỉ số CAR. Việc thu thập đủ dữ liệu đã là một khó khăn đối với các ngân hàng, còn quá trình xử lý số lượng dữ liệu lớn cùng nhiều tính toán phức tạp thậm chí còn là thách thức lớn hơn rất nhiều. Tính toán thủ công vừa không được NHNN chấp nhận, vừa chiếm nhiều thời gian và công sức trong khi không đảm bảo được tính chính xác. Vì vậy, các ngân hàng cần một công cụ tính toán và báo cáo tự động là chìa khóa giúp các ngân hàng vượt qua những thách thức của Thông tư 41, hay rộng hơn là các tiêu chuẩn Basel II.
2.2 THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH VỐNBASEL BASEL
II TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM