luật hiện nay
1.4.1 Đảm bảo tính đồng bộ, tính khả thi
Pháp luật khiếu nại, tố cáo nói chung, pháp luật về giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức nói riêng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật, góp phần hiện thực hoá việc sử dụng pháp luật để bảo vệ những giá trị mà nhà nước pháp quyền mang lại cho xã hội, cho con
- 35 -
người. Khi quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức được bảo đảm thì đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phát huy được dân chủ tối đa trong việc tham gia vào quản lý các công việc của nhà nước và xã hội. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, các quyền cơ bản của công dân”. Pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cần được hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, quy định rõ việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật. Các quy định của pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật phải vừa mang tính khái quát, toàn diện nhưng cũng phải vừa có sự đồng bộ, tương thích với các văn bản pháp luật khác.
Việc hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thời gian qua, về mặt nội dung đã cơ bản đảm bảo được tính đồng bộ và tương thích với hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước. Pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật đã phản ánh được bản chất chính trị của Nhà nước dân chủ. Khiếu nại quyết định kỷ luật cũng như khiếu nại nói chung đã thể hiện được như một phương thức tự vệ dự phòng, kiểm soát xã hội, kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức qua việc phản kháng với những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm trong việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Việc cán bộ, công chức sử dụng quyền khiếu nại quyết định kỷ luật để khiếu nại đối với quyết định xử lý kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng chính là thước đo thái độ, niềm tin của cán bộ, công chức đối với sự công bằng mà pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật có thể mang lại cho họ. Chính vì lẽ đó, pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, pháp luật giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật nói riêng hình thành và phát triển là hoàn toàn phù hợp với xu thế vận hành của nhà nước, của xã hội.
- 36 -
Tuy nhiên, để nội dung của pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật phù hợp và có tính khả thi hơn trong thực tiễn thì cần phải được xây dựng và hoàn thiện hơn nữa để sao cho cán bộ, công chức có thể sử dụng quyền khiếu nại của mình thuận lợi nhất, hiệu quả nhất, đơn giản nhất và không bị gò ép, hạn chế bởi bất kỳ lý do gì. Việc thiết lập khoa học và đơn giản hoá các quy trình, thủ tục khi thực hiện quyền khiếu nại quyết định kỷ luật sẽ tạo cơ sở niềm tin cho cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật dễ dàng thực hiện quyền khiếu nại của mình hơn.
1.4.2 Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức
Một yếu tố nữa trong việc hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật là cần phải trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân bởi cán bộ, công chức bên cạnh việc là người tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước thì cũng là công dân của nhà nước với đầy đủ quyền công dân cần được tôn trọng và bảo vệ. Quyền con người gắn bó chặt chẽ với tư tưởng Nhà nước pháp quyền, là yếu tố được xã hội hoá bằng con đường nhà nước ghi nhận. Do đó các quy định của pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật phải hướng vào việc bảo vệ và tôn trọng các quyền của cán bộ, công chức. Điều đó phải được thể hiện trong các quy định về tiếp nhận và phản hồi thông tin trong giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật; phải bảo đảm tính khách quan, công khai, đối thoại trong suốt quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại.
1.4.3 Đảm bảo tính khả thi của quyết định giải quyết khiếu nại
Cần phải thiết lập một cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật độc lập, có hiệu quả, mang tính chuyên nghiệp, không lệ thuộc vào việc quản lý giữa các cấp trong cùng hệ thống. Hình thành cơ chế phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại. Việc thanh tra, kiểm tra
- 37 -
theo thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, các cơ quan cấp trên đối với cấp dưới, hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các đoàn thể cùng với các phương tiện thông tin đại chúng là những điều kiện đảm bảo cho các quy định của pháp luật giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật được thực hiện có hiệu quả.
Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nhân tố quan trọng cho sự nghiệp phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức nói riêng cũng là góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách của nhà nước Việt Nam để phấn đấu cho mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người.
- 38 -
Chƣơng 2