MỤC ĐÍCH VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÀI CHÍNH (tiếp theo)

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên HSC 2013 ảnh hưởng tích cực (Trang 61 - 62)

III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

28. MỤC ĐÍCH VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÀI CHÍNH (tiếp theo)

Công ty thực hiện khung quản lý rủi ro toàn diện như sau:

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của giá thị trường. Giá thị trường có bốn loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro giá hàng hóa và rủi ro về giá khác, chẳng hạn như rủi ro về giá cổ phần. Công cụ tài chính bị ảnh hưởng bởi rủi ro thị trường bao gồm các khoản vay và nợ, tiền gửi, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư sẵn sàng để bán.

Các phân tích độ nhạy này đã được lập trên cơ sở giá trị các khoản nợ thuần, tỷ lệ giữa các khoản nợ có lãi suất cố định và các khoản nợ có lãi suất thả nổi và tỷ lệ tương quan giữa các công cụ tài chính có gốc ngoại tệ là không thay đổi.

Khi tính toán các phân tích độ nhạy, Ban Tổng Giám đốc giả định rằng độ nhạy của các công cụ nợ sẵn sàng để bán trên bảng cân đối kế toán và các khoản mục có liên quan trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi các thay đổi trong giả định về rủi ro thị trường tương ứng. Phép phân tích này được dựa trên các tài sản và nợ phải trả tài chính mà Công ty nắm giữ tại ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của lãi suất thị trường. Rủi ro thị trường do thay đổi lãi suất của Công ty chủ yếu liên quan đến các khoản tiền gửi ngắn hạn và đầu tư trái phiếu của Công ty. Đây là các khoản đầu tư ngắn hạn và không được Công ty nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ sự tăng lên trong giá trị.

Công ty quản lý rủi ro lãi suất bằng cách phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường để có được các lãi suất có lợi cho mục đích của Công ty và vẫn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro của mình.

Công ty không thực hiện phân tích độ nhạy đối với lãi suất cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013 vì đa phần các khoản vay trong năm này có lãi suất cố định.

Rủi ro ngoại tệ

Rủi ro ngoại tệ là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính biến động do thay đổi tỷ giá ngoại tệ hối đoái. Công ty chịu rủi ro do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của Công ty (khi doanh thu và chi phí được thực hiện bằng đơn vị tiền tệ khác với đồng tiền kế toán hạch toán của Công ty).

Rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái của Công ty là không đáng kể do phần lớn các tài sản và nợ phải trả của Công ty bằng đồng Việt Nam.

Rủi ro về giá cổ phiếu

Các cổ phiếu đã niêm yết và chưa niêm yết do Công ty nắm giữ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro thị trường phát sinh từ tính không chắc chắn về giá trị tương lai của cổ phiếu đầu tư. Công ty quản lý giá rủi ro về giá cổ phiếu bằng cách thiết lập hạn mức đầu tư. HĐQT của Công ty cũng xem xét và phê duyệt các quyết định đầu tư vào cổ phiếu. Tại ngày lập báo cáo tài chính, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết của Công ty là 332.092.081.800 đồng (ngày 31 tháng 12 năm 2012: 183.932.544.119 đồng). Sự tăng (hoặc giảm) 10% của chỉ số chứng khoán có thể làm tăng (hoặc giảm) một tỷ lệ tương ứng trên doanh thu từ hoạt động đầu tư của Công ty, tùy thuộc vào mức độ trọng yếu và kéo dài của sự suy giảm, và tùy thuộc vào trạng thái nắm giữ của danh mục đối với những cổ phiếu có ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số của thị trường.

28. MỤC ĐÍCH VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÀI CHÍNH (tiếp theo)

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một bên tham gia trong một công cụ tài chính hoặc hợp đồng khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ của mình, dẫn đến tổn thất về tài chính. Công ty có rủi ro tín dụng từ các hoạt động kinh doanh của mình (chủ yếu đối với các khoản phải thu từ nghiệp vụ giao dịch ký quỹ) và từ hoạt động tài chính của mình, bao gồm tiền gửi ngân hàng và các công cụ tài chính khác.

Phải thu khách hàng

Công ty quản lý rủi ro tín dụng khách hàng thông qua các chính sách, thủ tục và quy trình kiểm soát của Công ty có liên quan đến việc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng.

Công ty thường xuyên theo dõi các khoản phải thu khách hàng chưa thu được. Các phân tích về khả năng lập dự phòng được thực hiện tại ngày lập báo cáo trên cơ sở từng khách hàng đối với các khách hàng lớn. Công ty tìm cách duy trì kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu tồn đọng và thành lập một bộ phận kiểm soát tín dụng để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các hoạt động cảnh báo nguy cơ giảm tiền ký quỹ (margin call) của khách hàng được thực hiện đúng hạn và tuân thủ theo đúng bản chất của sản phẩm hợp đồng giao dịch ký quỹ.

Theo quan điểm đã nói ở trên và thực tế rằng các khoản phải thu khách hàng của Công ty dành cho một số lượng lớn khách hàng đa dạng, do đó không có rủi ro tập trung về tín dụng.

Tiền gửi ngân hàng

Công ty chủ yếu duy trì số dư tiền gửi tại các ngân hàng được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Rủi ro tín dụng từ số dư tiền gửi tại các ngân hàng được quản lý bởi bộ phận ngân quỹ của Công ty theo chính sách của Công ty. Rủi ro tín dụng tối đa của Công ty đối với các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tại mỗi kỳ lập báo cáo chính là giá trị ghi sổ như trình bày trong Thuyết minh số 4. Công ty nhận thấy mức độ tập trung rủi ro tín dụng đối với tiền gửi ngân hàng là thấp.

TẠI NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2013 VÀ CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC CÙNG NGÀY (tiếp theo) TẠI NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2013 VÀ CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC CÙNG NGÀY

(tiếp theo)

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

B09-CTCK

B09-CTCK THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

28. MỤC ĐÍCH VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÀI CHÍNH (tiếp theo)

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro Công ty gặp khó khăn khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính do thiếu vốn. Rủi ro thanh khoản của Công ty chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản tài chính và nơ phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn lệch nhau.

Công ty giám sát rủi ro thanh khoản thông qua việc duy trì một lượng tiền và các khoản tương đương tiền và các khoản vay ngân hàng ở mức mà Ban Tổng Giám đốc cho là đủ để đáp ứng cho các hoạt động của Công ty và để giảm thiểu ảnh hưởng của những biến động về luồng tiền.

Bảng dưới đây tổng hợp thời hạn thanh toán của các khoản nợ phải trả tài chính của Công ty dựa trên các khoản thanh toán dự kiến theo hợp đồng trên cơ sở đã được chiết khấu:

VNĐ Bất cứ

thời điểm nào Dưới 1 năm Từ 1 - 5 năm Tổng cộng

Số dư cuối năm

Phải trả hoạt động

giao dịch chứng khoán 583.905.219.906 185.761.400 - 584.090.981.306

Phải trả giao dịch bán và cam kết mua lại trái phiếu Chính phủ - 217.478.509.568 - 217.478.509.568 Chi phí phải trả - 7.993.566.663 - 7.993.566.663 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 3.231.661.643 1.464.675.431 - 4.696.337.074 587.136.881.549 227.122.513.062 - 814.259.394.611

Số dư đầu năm

Vay và nợ dài hạn 110.000.000.000 - - 110.000.000.000

Phải trả hoạt động giao

dịch chứng khoán 623.162.907.699 65.618.942.296 - 688.781.849.995

Phải trả giao dịch bán và cam kết mua lại trái phiếu Chính phủ 163.195.578.241 - - 163.195.578.241 Chi phí phải trả 18.652.614.701 2.647.147.574 - 21.299.762.275 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 12.142.372.098 - - 12.142.372.098 927.153.472.739 68.266.089.870 - 995.419.562.609

Công ty cho rằng mức độ tập trung rủi ro đối với việc trả nợ là thấp. Công ty có đủ khả năng tiếp cận các nguồn vốn và các khoản vay đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng có thể được tái tục với các bên cho vay hiện tại.

Tài sản đảm bảo

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2013, công ty có cầm cố các trái phiếu đầu tư thuộc sở hữu của Công ty để đảm bảo nghĩa vụ cho các hợp đồng bán và cam kết mua lại.

Công ty có giữ các khoản chứng khoán như tài sản cầm cố của khách hàng cho các khoản phải thu khách hàng vào ngày 31 tháng 12 năm 2013 và ngày 31 tháng 12 năm 2012.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên HSC 2013 ảnh hưởng tích cực (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)