Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (THCS) một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 38)

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp như vừa nêu trên và đã đưa vào thực nghiệm qua một năm thực nghiệm giảng dạy, tôi đã thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở các học sinh yếu kém. Các em đã nắm được những kiến thức tối thiểu của chương trình dành cho học sinh. Các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, biết cách tính toán. Đặc biệt, các em đã bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với cô giáo những chỗ mình chưa hiểu. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số, qua việc học sinh có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. Vì thế cha mẹ học sinh yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, tích cực ủng hộ việc dạy học của nhà trường. Trong thời gian giảng dạy chính khoá và phụ đạo cho học sinh, tôi tiến hành kiểm tra học sinh 3 lần chuyên về vận dụng lý thuyết vào giải bài tập Hoá học, nhằm kiểm nghiệm lại giải pháp mà mình thực hiện có kết quả ra sao?. Và kết quả thực tế phản ảnh rõ ràng là: Chất lượng của các em ngày càng được nâng dần lên qua các lần kiểm tra. Thể hiện rõ nét nhất là qua năm học 2018 - 2019, kết quả tương đối khả quan, đây cũng là dấu hiệu mừng cho giáo viên bộ môn cũng như học sinh 2 khối lớp tôi áp dụng với các lớp 8A,B; 9A,B. Giáo viên cần rèn luyện và kiểm tra thường xuyên để củng cố kiến thức giúp các em học tốt, giảm đến mức thấp nhất số lượng học sinh học yếu môn Hoá học.

Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau Số lần

kiểm tra Lớp TSHS Điểm trên TB Điểm dưới TB Ghi chú

Lần 1 8A 8 2 25% 6 75% 8B 8 1 12,5% 7 87,5% 9A 6 1 16,7% 5 83,3% 9B 7 1 14,2% 6 85,8% Tổng 29 5 17,2% 24 82,8% Lần 2 8A 8 4 50% 4 50% Tăng so với lần thứ nhất là 31% 8B 8 3 37,5% 5 62,5% 9A 6 3 50% 3 50% 9B 7 4 57,1% 3 42,9% Tổng 29 14 48,2% 15 51,8% Lần 3 8A 8 7 87,5% 1 12,5% Tăng so với lần thứ 2 là 34,55% 8B 8 6 75% 2 25% 9A 6 5 83,3% 1 16,7% 9B 7 6 85,7% 1 14,3% Tổng 29 24 82,75% 5 17,25%

PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận

Muốn thành công trong công tác giảng dạy trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với công việc, phải đam mê tìm tòi học hỏi, phải nắm vững các kiến thức cơ bản, phổ thông, tổng hợp các kinh nghiệm áp dụng vào bài giảng. Phải thường xuyên trau dồi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, phải biết phát huy tính tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.

Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:

Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh yếu kém (ngoài giờ chính khóa) theo các nhóm nhỏ cá biệt. Lý do là vì trong các lớp đồng loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát ba nhóm đối tượng đến đâu đi nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo nhận thức và nhịp chung của cả lớp, nếu quá chú ý đến đối tượng học sinh yếu, kém thì các em khá giỏi trung bình sẽ buồn chán, không muốn học, sinh ra các ý nghĩ và hành động tiêu cực.

Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến.

Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết của người giáo viên, và sự tự ý thức học tập của học sinh cùng với sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Vì vậy mỗi người giáo viên chúng ta cần cố gắng hết mình để giúp học sinh yêu thích môn học, giáo dục con em trở thành những con người có ích cho xã hội.

2. Hướng phổ biến và áp dụng của kinh nghiệm

Giải pháp này đã được áp dụng có hiệu quả trên các lớp 8A,B; 9A,B mà bản thân tôi đang giảng dạy và đã được triển khai trong tổ chuyên môn, vận dụng cho môn Hoá khối lớp 8,9 của trường. Giải pháp này giúp học sinh có kỹ

năng học tập bộ môn, rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo. Từ đó làm nền tảng vững chắc cho học tập Hoá học tiếp theo.

3. Hướng nghiên cứu tiếp

Kinh nghiệm“Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa Học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS” ... năm học 2018- 2019 đã giúp cho học sinh học tập Hoá học được tốt hơn, góp phần nâng dần chất lượng bộ môn Hoá học ở cấp THCS của trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh vẫn còn sai sót, nhầm lẫn trong làm tính. Để đảm bảo cho học sinh nắm chắc kiến thức Hóa học, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn Hoá học đó cũng là điều tôi đang nghiên cứu và sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

4. Kiến nghị

Trong khi thực hiện giải pháp này tôi có gặp một số khó khăn cho giáo viên cũng như học sinh. Vì vậy tôi có một số kiến nghị sau:

Cần phối hợp giữa Giáo viên bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm, Nhà trường và cha mẹ học sinh để kịp thời vận động các em hay nghỉ học đi học đều đặn hơn.

Nhà trường cần bố trí thời gian học phụ đạo một cách hợp lý để giáo viên có thể dễ dàng giúp học sinh yếu kém. Ngoài ra, không chỉ trong bộ môn Hóa học mà còn với cả các môn học khác, các giáo viên nên chú trọng sâu hơn vấn đề chuẩn bị nội dung, phương pháp và hình thức phụ đạo cho học sinh có tính khơi gợi sự hứng thú để học sinh có thể nắm bắt theo kịp kiến thức các môn học. Trên đây là kinh nghiệm “Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa Học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS” ... năm học 2018- 2019.

Rất mong nhận được sự góp ý tận tình của Hội đồng xét và công nhận sáng kiến kinh nghiệm để một số giải pháp trên ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn.

5. Những thông tin cần được bảo mật: Không

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả kiến theo ý kiến của tác giả

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp như vừa nêu trên và đã đưa vào thực nghiệm qua một năm thực nghiệm giảng dạy, tôi đã thấy có sự chuyển biến rõ rệt ở các học sinh yếu kém. Các em đã nắm được những kiến thức tối thiểu của chương trình dành cho học sinh. Các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, biết cách tính toán. Đặc biệt, các em đã bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với cô giáo những chỗ mình chưa hiểu. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số, qua việc học sinh có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. Vì thế cha mẹ học sinh luôn yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, tích cực ủng hộ công tác giáo dục của nhà trường.

8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Không có

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

..., ngày 08 tháng 04 năm 2019

Người nộp đơn

KẾT QUẢ CHẤM CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NHÀ TRƯỜNG ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

KẾT QUẢ CHẤM CỦA HỘI ĐỒNG XÉT VÀ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HUYỆN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Lý do chọn đề tài...1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...2

3. Mục tiêu nghiên cứu...2

4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu...3

5. Phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu...3

6. Điểm mới của kinh nghiệm...3

PHẦN NỘI DUNG...5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN - CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...5

1. Cơ sở lý luận...5

2. Cơ sở thực tiễn...6

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...11

1. Giải pháp chung...11

1.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện...11

1.2. Gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh...11

1.3. Phân loại đối tượng học sinh...11

1.4. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh...11

1.5. Kèm cặp học sinh yếu kém...11

2. Giải pháp cụ thể...11

2.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện...11

2.2. Gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh...11

2.3. Phân loại đối tượng học sinh...14

2.4. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh...16

2.5. Kèm cặp học sinh yếu kém...16

2.5.1. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và cách ghi nhớ...17

2.5.2. Hóa trị của các nguyên tố...17

2.5.3. Dãy hoạt động hóa học của các nguyên tố...19

2.5.4. Các công thức hóa học liên quan đến bài tập tính toán..21

2.5.5. Kỹ năng viết các phương trình hóa học...26

3. Kết quả đạt được...34

PHẦN KẾT LUẬN...36

1. Kết luận...36

2. Hướng phổ biến và áp dụng của kinh nghiệm...36

3. Hướng nghiên cứu tiếp...37

4. Kiến nghị...37

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến...37

7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả...38

Một phần của tài liệu (THCS) một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 38)