tôi yêu làm gì?
Trong bài cảo luận có ý nghĩa kháđặc biệt nói trên - bài Đàn bà hay người
yêu - Ái tình và khuôn sáo, thi sĩtrẻ Xuân Diệuđã nói vềTình yêu và Người yêu.
Cũng trên báoNgày nay tháng 4 năm 1938, ông có bài cảo luận Thơ ái tình. Hai bài viết đặt cạnh nhau, bổ sung cho nhau, càng cho ta thấy rõ hơn đặc tính của hồn thơ Xuân Diệu và thơ tình Xuân Diệu.
Nếu tình yêu chỉlà tình yêu, thì tôi yêu làm gì?Lại một tuyên ngôn nữa về ái tình. Thì ra, người thi sĩsay đắm nồng nàn này còn gửi gắm trôngđợi ở tình yêu nhiều hơn người ta tưởng. Không chỉyêu như một tình nhân vồ vập, Xuân Diệu còn yêu như một triết nhânđặt vào chính tình yêu rất nghĩngợi. Một lối viết ấn tượng, đặc biệt Xuân Diệu để nói cái ý ấy: "Và chính bàn tay đã đàn trên phím thịt là bàn tay nâng lấy trán ưu tư".
Theo "triết lý" về ái tình của nhà thơ, thì tình yêu rộng hơn, lớn hơn rất nhiều so với bản thân nó, hoặc ít ra, so với điều người ta nghĩvề nó: "Tađể trong ái tình không biết ngần nào là thơvới mộng, những mơ ước bao la, những khát khao vòi vọi, đại dương của thương nhớ và sa mạc của cô đơn, những rừng rú của lo toan và cáiđồng bằng của chán nản". Câu văn đầy hình tượng nhưng đây không phải là một cuộc phô diễn hình tượng đơn thuần.Ở đây chất chứa bao nhiêukhát vọngđược bộc lộ hết bản chất người thông qua ái tình. Với cái ý này, Xuân Diệu là người rất sớm chạm đến được cốt lõi nhân văn của tình yêu trai gái. Cùng tình yêu, người ta có thểmở rộng cái nhỏ bé hữu hạn của sinh linh ra đến cõi vô cùng của tưởng tượng và suy tư. Quả đúng như lời chào đón hào hứng "một nhà thi sĩ mới" của Thế Lữ chỉvài tháng trướcđó: "Xuân Diệu là nhà thi sĩ biết yêu, theo nghĩa rộng rãi nhất của tình yêu" (báo Ngày nay, mùa xuân 1937). Bởi thế, khởi sự từ những đắm say, thơtình Xuân Diệu là sự khao khát chiếm lĩnh cả cuộc đời này, cả thếgiới này. Để từ đấy mà có nhạc, có thơ, có gió nước và mặt trời quấn quít trong một dáng hình:
Và nhạc phấn dưới chân mừng sánh bước Và tơ giăng trong lời nhỏ khơi ngòi
Tà áo mới cũng say mùi gió nước Rặng mi dài xao động ánh dương vui
Để rồi, trong một tương giao kỳdiệu và bíẩn, trờiđấtđêm thanh hương hoa cũng thành nỗi nhớ, cũng tràn đầy tình ái và làm bật ra những câu thơhay đến lạ lùng của Xuân Diệu:
Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ
Hoa bưởi thơm rồi: đêm đãkhuya.
Xuân Diệu đãmởrộng, nâng cao thêm rất nhiều quan niệm vềthơ
tình. Người thi sĩ trẻ đã đưa ra mộtđịnh nghĩa mới, một tuyên ngôn mới về thơ tình: “Thơ ái tình, ấy là sự dồi dào của tình yêu núi sông, chim cá; thơái tình, ấy là nỗi khô cháy của một cửa hầu khát nước, cảnh đêm sao khi một lữ khách lạc đường, ấy là chân trời mênh mông, thau biển đắng đót;ấy cũng là miền huyền ảo của quá khứ, xứ bí mật của chiêm bao... Thơ ái tình,ấy là tình riêng, ấy là tình chung, ấy là sự thâu gồm cả thế giới trong một người, ấy là tất cả, ấy là thơ...". Có
thể nói, đến Xuân Diệu, thơtình có một chiều kích hiện hữu khác, trong một hệ qui chiếu khác, ở đây có vô vàn những sợi tơ giăng mắc vớiđời - "không gian như có dây tơ". Với Xuân Diệu, thơ tình không còn chỉ có nghĩa là thơcủa 2 người, của những tiếng anh anh em em"đầy nhẫy trong các văn chương" - thứ thơ ấy "cũng sẽ như bao nhiêu lời bướm ong mà trai gái hát qua hàng rào, và hết mùa gió nồm là câu ca cũng mất".
Nói về tình yêu, về sự thầm kín riêng tư, con người ta - và thơ ca cũng thế thôi - vẫn thường phải dè giữ, không dám phơi bày đến tận cùng. Nhưng Xuân Diệu không bằng lòng với một sự nửa vời như thế: "Hễ dè giữ là không yêu, mà đãyêu là phải cho tất cả. Chính tình yêu là sự rốc cạn, thì ta tránh saođược sự phô bày. Thà rằng không nói, chứ đãnói đến tình yêu mà không nói cả tình yêu thì còn gì vô lý hơn? Với quan niệm ấy, thơ tình Xuân Diệu mạnh mẽ, nồng nàn, phơi bày tận đáy tâm hồn mình - chính điểm này làm nên cái điềuchưa hề có vào thờiấy, làm nêncái mớivà sức chinh phục của thơ Xuân Diệu.
Tưởng như đòi hỏi như thế đã là quá nhiều, quá "tham" đối với thơ. Nhưng đúng như cái tạng của Xuân Diệu - "gần hơn thế nữa vẫn còn xa lắm". Cho nên, thi nhân - tình nhân còn phải như một nhà khoa học, phải biết quan sát thí nghiệm mình, "kính hiển vi của người là con mắt bên trong, ngó vào cái thếgiới lạ lùng của tình cảm; dao kéo của người dùng đểphân tích những hiện trạng tâm lý, gồm bằng bao nhiêu sợi tơ tình vương vấn lấy nhau". Nói cách khác, "người làm thơ vừa cảm xúc, vừa xem mình cảm xúc, một cái tôi khi nào cũng đi bên cạnh cái tôi". Khó ai có thể phát biểu rõ hơn thế về bản chất cái Tôi Thơ mới từng làm nên một cuộc cách mạng trong thi ca, và bản chất cái Tôi trữ tình Xuân Diệu một lần nữa trẻ hóa Thơ mới bằng cuộc dấn thân và phiêu lưu vào thế giới ái tình để viết nên những câu thơ tình sayđắm để đời, "nó không phải của riêng tôi hay của riêng một người nào, mà là của mọi người, qua thời gian, qua không gian"