Khi ấy, chàng thi sĩ Xuân Diệu 22 tuổi, đang ởcái tuổi hai mươiđẹp nhất như cách nói của Hoài Thanh. Người thi sĩ ấy đã thổi vào Thơ mớiđương thời cả một luồng gió trẻ, xôn xao những nỗi niềm tình ái. Có thểnói từ khi Xuân Diệu bước chân vào làng thơ, Thơ mớimới lên một lần nữa cùng Xuân Diệu.
Bài cảo luận Đàn bà hay là người yêu - ái tình và khuôn sáođăng trênNgày nay số ra ngày 11-9-1938 là một trong những phát ngôn trực tiếp ít ỏi vềái tình của nhà thi sĩ được mệnh danh là "ông Hoàng của thơ tình" này. Bài cảo luận ra đời từ 60 năm về trước này có vẻ đã khuất vào quên lãng. Trong các Tuyển tác phẩm Xuân Diệu, cũng như trong các bài viết, công trình nghiên cứu về Xuân Diệu không thấy ai nói đến nó. Đây là một bài viết, theo chúng tôi, rất có ý nghĩa đểthâm nhập vào thếgiới nghệthuật của Xuân Diệu. Trong cảo luận có vẻ như một "tuyên ngôn" này, ta nhận ra tinh thần của Thơ mới đang háo hức mở rộng ranh giới cho những xúc cảm thơ ca. Và cũng nổi bật cái riêng, cáiđộcđáo, cái mới của tưduy Xuân Diệu. Luận đề đặt ra mạnh mẽ, ấn tượng: "Đàn bà hay người yêu? ái tình và khuôn sáo". Lần theo mạch văn sôi nổi say sưa, cảm nhận được cả cái hơi thởnồng nàn của chàng thi sĩtrẻ, ta gặp con người Xuân Diệu ở
tuổi hai mươi, bộc bạch và say đắm. Chàng thi sĩ ấy quyết chống lại khuôn sáo và hô hào tránh bàn chân khỏi những lối mòn: "Hỡi chàng trai trẻ đi trên đường kia, đẹp như một cây thông và mạnh như một chiếc tàu, ngừng lạiđây và cho tôi dặn: Anh đừng chịu một khuôn sáo nào hết. Anh nên xét cho kỹ để chỉnghe sự thành thực quả nhiên là thành thực của lòng anh. Anh kiếm ái tình, tôi biết. Hãy coi chừng không khí của anh thở! Người ta đãnhảvào trong không khí ấy không biết bao nhiêu là nhầm lẫn, a dua. Hãy đi một con đường mà anh thích đi chứ đi không phải vì một triệu bàn chân đãdậm nhẵn".
Tình yêu, như Xuân Diệu nói, "đãbị sự mờtối loài người làm thành ra một tập quán" và "nhất là đãbịbọn văn sĩ, thi sĩ phái lãng mạn ca tụng một cách dễ dãi, ráng gân cổlên, say mê nói những lời nói chật hẹp mà họ tưởng là chân lý của đất trời". Từ xưa đến nay, thi ca muôn đời ca tụng vẻ đẹp của Người đàn bà, của Nhan sắc, của Bí ẩn nữ tính. Có một thứ tôn giáo của yêu đương mà trung tâm thờ phụng là Ngườiđàn bà, nhưng thi sĩcủa chúng ta, người sùng kính cái tôn giáo ấy, đòiđổi thay thần tượng: "Tôi rất tin rằng có một tôn giáo của niềm yêuđương nhưng tôi muốn nói cho thế giới biết rằng Tôn giáo thờ ái tình không phải tôn giáo thờphụ nữ". Những lập luận được tung ra:Đàn bàđồng nghĩa với cái đẹp ư? - Không phải. Trong muôn loài giống đực luônđược trời phú cho cái mãđẹp nhất, trừcó loài người .Đàn bàđồng nghĩa với sức mạnh chinh phụcư? - Chẳng phải thế. Ngườiđàn ôngđược yêu sẽ là vua chúa; aiđược yêu, ngườiấy sẽ có quyền lực.Đàn bà huyền bí ư? - Cũng chẳng phải: ta yêu ai, người ấy thành huyền bí, sự huyền bí ở chính trong đầu ta đấy thôi; khi tình yêu hết, sự huyền bí ấy chẳng còn... Vậy thì, như nhà thơ nói, đừng theo một khuôn sáo nào, đừng bắt chước: "Chỉ có lòng ta, chỉcó lòng ta thôi! Lắng nghe sự chân thực của chính lòng anh; muôn lời nói của loài người đều là thừa, nếu lòng anh không cảm thấy. Hãyđạp đổcái pho tượngNgườiđàn bàđể dựng lên một cáiđài bền hơn,đúng hơn, tặng cho Người yêu". Vậy là không có một Ngườiđàn bà mơhồ nào hết, chỉ có một Người yêu cụ thể, sát kề. Có lẽ Xuân Diệu không hẳn đã đập tan thần tượng Người đàn bà; thi sĩchỉđập vỡ cái vỏ ngoài ước lệ đẹp đẽnhưng xa cách, vô hồn của thần tượng để thể hiện ra lồ lộ một người tình gần gũi. Chỉmộtđộng thái ấy mà bỗngđổi thay cả nhãn giới lẫn cảm quan của thơ tình. Những câu thơ tuyệt vời của Thế Lữ: "Cô emđứng bên hồ - Nghiêng tựa mình cây dáng thẩn thơ..."; của Lưu Trọng Lư "Còn đâu ánh trăng vàng - Mơ trên làn tóc rối" bỗng thành xa xôi như
của thời nào trước cái nồng nàn riết róng cụ thể nàyở thơ tình Xuân Diệu:
Hãy sátđôi đầu, hãy kề đôi ngực Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài
và hơn nữa:
Nên lúc đôi môi ta kề miệng thắm Trờiơi anh muốn uống hồn em
Chỉ có lòng ta! Chỉ có tình yêu, chỉcó người mà ta yêu dấu! Đólà khúc nhạc hân hoan khởi nguồn của thơ tình Xuân Diệu. Nhưng cũng không hẳn chỉ có thế. Tiếp đến, như một nốt nhấn bất ngờ - Xuân Diệu viết: "Người yêu sẽkhông ở
riêng trong phái nào, yếu hay mạnh. Người yêu, theo đúng nghĩa là những người mà lòng ta yêu".
Một hé mở nữa cho ta thấy cõi tình của thi sĩ. Bỗng bật lên trong trí nhớ những câu thơTình trai mà Xuân Diệu viết về đôi thi sĩ- tình nhân Rimbô và Véclen:
...Quên ngó môi son với áo màu Thây kệ thiên đường và địa ngục! Không hề mặc cả họ yêu nhau.