Các loài ếch nhái và bò sát bị đe dọa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) tại trạm đa dạng sinh học mê linh, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 64)

Các loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam: Trong số các loài ghi nhận ở Trạm Mê Linh, có 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) chiếm 7,5% số loài ghi nhận được, bao gồm: một loài ở bậc EN (nguy cấp) là Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) và hai loài ở bậc VU (sẽ nguy cấp) là Ếch giun ban-na (Ichthyophis bannanicus) và Rồng đất (Physignathus cocincinus) [1].

Có 1 loài ghi trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ là Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) thuộc nhóm IIB [2].

3.4. So sánh sự tƣơng đồng về thành phần loài bò sát và ếch nhái của Trạm ĐDSH Mê Linh với một số VQG, KBT lân cận

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Bain & Nguyen (2004), Hecht et al. (2013), Nguyễn văn Sáng và cs. (2010), Nguyễn Quảng Trường (2006) chúng tôi so sánh khu hệ bò sát và ếch nhái của Trạm ĐDSH Mê Linhvới một số vườn quốc gia, khu bảo tồn có dạng sinh cảnh tương tự ở phía bắc Việt Nam gồm VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang), KBTTN Tây Côn Lĩnh (Hà Giang),

KBTTN Tây Yên Tử (Bắc Giang) và KBTTN Xuân Nha (Sơn La). Mặc dù các khu vực trên có diện tích khác nhau, chất lượng sinh cảnh và nỗ lực nghiên cứu (số lần khảo sát, thời gian khảo sát và nhóm chuyên gia thực hiện khảo sát) cũng có sự khác biệt nhưng việc so sánh sự tương đồng về thành phần loài sẽ góp phần đánh giá mối quan hệ địa lý động vật giữa các khu vực một cách tương đối.

Trạm ĐDSH Mê Linh có sự đa dạng về thành phần loài thấp hơn hẳn so với VQG Tam Đảo (ghi nhận 40 loài). Điều này có thể giải thích do Trạm ĐDSH Mê Linh có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với các KBT khác (170,3 ha). Hơn nữa, chất lượng sinh cảnh chủ yếu là dạng sinh cảnh đã bị tác động mạnh gồm rừng thứ sinh đang phục hồi, cây bụi, rừng trồng và đất nông nghiệp. VQG Tam Đảo có số lượng loài đa dạng nhất (153 loài) vì ở VQG này có diện tích lớn (34.995 ha), sinh cảnh đa dạng hơn, chất lượng sinh cảnh rừng tự nhiên tốt hơn và đã được nghiên cứu rất kĩ (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: So sánh chỉ số đa dạng loài của Trạm ĐDSH Mê Linh với một số VQG, KBT lân cận

Chỉ số Mê Linh Tây Côn Lĩnh Tam Đảo Tây Yên Tử Xuân Nha

Taxa_S 40 41 153 69 78

Shannon_H 3,689 3,714 5,03 4,234 4,357 Simpson_1-D 0,975 0,9756 0,9935 0,9855 0,9872 Margalef 10,57 10,77 30,22 16,06 17,67

Kết quả phân tích thống kê sử dụng phần mền PAST Statistics (Hammer et al., 2001) cho thấy thành phần loài bò sát và ếch nhái ở Mê Linh có mức độ tương đồng cao nhất với Khu BTTN Tây Yên Tử (djk = 0,47), khác biệt nhất với Khu BTTN Tây Côn Lĩnh (djk = 0,17) (Bảng 3.4.2). Phân tích theo tập hợp nhóm cũng cho kết quả tương tự (Hình 4.1).

Điều này có thể giải thích do khu vực Trạm Mê Linh và Khu BTTN Tây Yên Tử có dạng sinh cảnh tương tự nhau (rừng trên núi đất thấp đã bị tác động), hầu hết các loài ghi nhận ở độ cao dưới 700 m. Mặc dù Trạm Mê Linh nằm giáp ranh với VQG Tam Đảo nhưng thành phần loài bò sát và ếch nhái cũng có sự khác biệt đáng kể, điều này có thể giải thích là do có sự khác biệt về chất lượng sinh cảnh và đai độ cao. VQG Tam Đảo có chất lượng sinh cảnh tốt hơn (với dạng sinh cảnh chính là rừng thường xanh trên núi cao trung bình), hầu hết các nghiên cứu ở Tam Đảo được thực hiện ở đai độ cao lớn hơn (trên 600 m, xung quanh thị trấn Tam Đảo khoảng 800-1200 m). Do vậy việc ghi nhận thành phần loài sẽ có sự khác biệt nhất định.

Bảng 3.4.2: Chỉ số tƣơng đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa Trạm ĐDSH Mê Linh với một số VQG, KBT lân cận

Địa điểm Mê Linh Tây Côn Lĩnh Tam Đảo Tây Yên Tử Xuân Nha Mê Linh 1

Tây Côn Lĩnh 0,17 1

Tam Đảo 0,35 0,22 1

Tây Yên Tử 0,47 0,21 0,38 1

100

99

99

92

0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0

muc do tuong d ong

TD

XN

TYT

ML

TCL

Hình 3.4.1. Sự tƣơng đồng về đa dạng loài tập hợp theo nhóm giữa Trạm ĐDSH Mê Linh và một số KBT lân cận (giá trị gốc nhánh với số lần nhắc lại là 100; Mê Linh = ML, Tây Côn Lĩnh = TCL, Tam Đảo = TĐ, Tây Yên Tử =

TYT, Xuân Nha = XN)

3.5. Đánh giá hiện trạng quần thể Rồng đất Physignathus cocincinus tại Trạm ĐDSH Mê Linh Trạm ĐDSH Mê Linh

Loài Rồng đất Physignathus cocincinus được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở bậc VU (sẽ nguy cấp). Loài này chỉ sống ở các suối nước chảy thuộc dạng sinh cảnh rừng tự nhiên, không ghi nhận ở các suối thuộc khu vực rừng trồng và đất nông nghiệp. Vì vậy chúng tôi tiến hành đánh giá kích cỡ quần thể của loài bò sát có giá trị bảo tồn và có thể coi là loài chỉ thị cho chất lượng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu.

Trong quá trình khảo sát các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm chúng tôi chỉ bắt gặp loài Rồng đất ở Tuyến 1 cổng Trạm đến hết bãi Ông Chiu, vì sinh cảnh hai bên suối khá phù hợp cho chúng sinh trưởng và phát triển, phần còn lại thì trong

những ngày giám sát và các lần đi thu mẫu bò sát và ếch nhái chúng tôi không bắt gặp cá thể nào. Vì thế chúng tôi tập trung giám sát loài này dọc theo Tuyến 1. Số cá thể bắt gặp, đánh dấu, bắt gặp lại trong 4 lần được trình bày ở Bảng 3.5.1.

Bảng 3.5: Bảng số liệu giám sát quần thể Rồng đất Physignathus cocincinus tại Trạm ĐDSH Mê Linh

Lần (i) Ci Ri Đánh dấu mới Mi

1 9 0 9 0

2 4 2 2 9

3 4 1 3 11

4 10 5 5 14

Kích cỡ quần thể của loài Rồng đất ở Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh ước tính theo công thức Schnabel là:

N = (0 x 9 +9 x 4+11 x 4 + 14 x 10) : (0 + 2+1+5) = 27,5 cá thể.

Như vậy quần thể rồng đất ở Trạm Mê Linh ước tính có khoảng 27,5 cá thể, nếu tính mức sai số 5% số cá thể dao động trong khoảng 26-29 cá thể.

Về cấu trúc quần thể, trong quá trình khảo sát, chúng tôi gặp sáu cá thể trưởng thành, số còn lại là các cá thể non.

Về kích thước, các cá thể trưởng thành có SVL (100-190 mm), TaL (220-470 mm). Có sự sai khác về kích cỡ và hình thái giữa con đực và con cái SVL (45-70 mm), TaL (63-120 mm). Cá thể non có SVL (53-95 mm), TaL (135-230 mm).

3.6. Các nhân tố tác động các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh Linh

3.6.1. Các tác động của con người

Các hoạt động quấy nhiễu: Trong khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh đôi khi vẫn còn có hiện tượng người dân vào săn bắt trái phép ở khu vực giáp ranh với VQG Tam Đảo. Một số loài bị săn bắt cho mục đích làm thực phẩm như Ếch nhẽo, Rồng

đất, Rắn ráo, Rắn sọc dưa. Việc săn bắt có thể làm suy giảm quần thể của một số loài như Rồng đất Physignathus cocincinus rất ít gặp những cá thể trưởng thành,

hay loài Rùa bốn mắt Sacalia quadriocellata rất ít gặp trong những năm gần đây. Ngoài ra vẫn còn hoạt động kích điện để đánh bắt cá ở các con suối thuộc địa bàn Trạm cũng ảnh hưởng đến các loài ếch nhái, đặc biệt là làm gây chết nòng nọc của các loài ếch nhái vào mùa sinh sản.

3.6.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn

Công tác nghiên cứu bảo tồn: Tiếp tục giám sát loài quan trọng như loài Rồng đất Physignathus cocincinus.

Công tác bảo vệ và phục hồi rừng: Đẩy mạnh việc chăm sóc các diện tích rừng đã trồng, tiếp tục trồng bổ xung với các loài cây bản địa để phủ kín các khoảnh đất trống còn lại trong các lô ở khu vực.

Tăng cường các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng, tuyệt đối không cho người dân quanh khu vực Trạm vào săn bắt các loài động vật hoang dã nói chung và các loài bò sát, ếch nhái nói riêng.

Nâng cao nhận thức: Tích cực tuyên truyền cho người dân địa phương không khai thác săn bắt trong khu vực giáp ranh giữa Trạm ĐDSH Mê Linh và vườn quốc gia Tam Đảo bằng nhiều biện pháp như hệ thống phát thanh cấp xã hoặc thôn, biển báo ở trước cổng Trạm và vùng giáp ranh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Đa dạng về thành phần loài: Đã ghi nhận ở khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh 43 loài gồm 18 loài ếch nhái và 25 loài bò sát thông qua bộ mẫu vật. Có 3 loài ghi nhận qua ảnh và nếu kết hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây chúng tôi ghi nhận ở Mê Linh có 53 loài gồm 23 loài ếch nhái và 30 loài bò sát.

- Đã ghi nhận bổ sung 24 loài cho danh lục các loài bò sát và ếch nhái của Trạm ĐDSH Mê Linh (10 loài ếch nhái và 14 loài bò sát).

- Có 3 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 1 loài trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ.

- Thành phần loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh khá tương đồng với KBTTN Tây Yên Tử.

- Phân bố của các loài theo sinh cảnh ghi nhận sinh cảnh rừng thứ sinh tự nhiên đang phục hồi có 39 loài, sinh cảnh rừng trồng (keo, thông) có18 loài và sinh cảnh đất canh tác nông nghiệp có14 loài.

- Qua các đợt giám sát quần thể loài Rồng đất, chúng tôi ước tính ở đây có khoảng 26-29 cá thể, trong đó chỉ ghi nhận 6 cá thể trưởng thành còn lại là sắp trưởng thành và con non.

- Các nhân tố chính tác động đến khu hệ ếch, bò sát đó là tình trạng quấy nhiễu của người dân: săn bắt một số loài bò sát và ếch nhái làm thực phẩm, đánh cá bằng kích điện làm ảnh hưởng đến các loài sống ở suối.

2. Kiến nghị

- Tiếp tục giám sát theo dõi diễn biến quần thể của loài Rồng đất

- Đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ sinh cảnh sống, giảm thiểu tác động của con người đến các quần thể ếch nhái, bò sát trong khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh, đặc biệt chú trọng đến vùng giáp ranh với VQG Tam Đảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và công nghệ (2007): Sách đỏ Việt Nam: Phần Động vật. NXB Khoa học và Công nghệ, Hà Nội: trang 192-245.

2. Chính phủ nước CHXHCNVN (2006). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30

tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,quý, hiếm.

3. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser Johns, Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng (2008): Ếch nhái, bò sát ở Khu Bảo tồn

Thiên nhiên Pù Huống. Nxb. Nông nghiệp, 127 trang.

4. Lê Đồng Tấn (2003): Một số kết quả nghiên cứu về diễn thế tại khu vực Đông-Nam vườn Quốc gia Tam Đảo và xã Ngọc Thanh-Mê Linh-Vĩnh Phúc. (Tc Lâm nghiệp, 4/2003).

5. Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012).

6. Nguyễn văn Sáng (2007): Động vật chí Việt Nam, (phân bộ rắn)Tập 4, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 179 trang.

7. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996). Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 264 trang.

8. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005): Danh lục

ếch nhái và bò sát Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội: 180 trang.

9. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi (2005): Nhận dạng một số loài Bò sát- Ếch nhái ở Việt Nam. Nxb Nông

Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh: 100 trang.

10. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (2009): “Nhìn lại quá trình nghiên cứu

ếch nhái, bò sát ở Việt Nam qua từng thời kỳ”, Báo cáo khoa học hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam, Nxb Đại học Huế, tr. 1-9.

11. Phòng động vật có xương sống (2003): Kết quả điều tra giám sất một số nhóm động vật rừng (Thú, chim, bò sát ếch nhái, côn trùng) Ở Trạm ĐDSH

Mê Linh.

12. Tuệ Tĩnh (1972): Nam thần hiệu. Nxb Y học, Hà Nội: 472 tr.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài.

13. Ananjeva N., Orlov N., Nguyen T. T. & Ryabov S. (2011): A New Species of

Acanthosaura (Agamidae, Sauria) from Northwest Vietnam. Russia Journal of Herpetology, 18: 195-202

14. Bain R. H. & Nguyen Q. T. (2004): Herpetofaunal Diversity of Ha Giang Province in Northeastern Vietnam, with Descriptions of Two New Species.

American Museum of Natural History, 3453: 42.

15. Bain R. H., Stuart B. L., Nguyen Q. T., Che J. & Rao D. Q. (2009): A new

Odorrana (Amphibia: Ranidae) from Vietnam and China. Copeia, 2009: 348-

362.

16. Bain R. H., Nguyen Q. T & Doan V. K. (2009): A new species of the genus

Theloderma Tschudi, 1838 (Anura: Rhacophoridae) from Northwestern Vietnam.Zootaxa, 2191: 58-68.

17. Bourret R. (1936): Les Serpents de l’Indochine. Toulouse, vol. 1 + 2: 141 + 505pp.

18. Bourret R. (1941): Les Tortues de l’Indochine. Inst. Ocean. Indoch., 38e., Hanoi, 236pp.

20. Chan K. O., Blackburn D. C., Murphy R. W.,Stuart B. L., Emmett D. A., Ho T. C. & Brown R. M. (2013): A new species of narrow-mouthed frog of the genus Kaloula from eastern Indochina. Herpetologica, 69: 329-341.

21. Camden-Main S. M. (1970): A field guide to the snakes of South Vietnam. U.S. Nat. Mus., Washington, 114 pp.

22. David P., Pham T. C., Nguyen Q. T & Ziegler T. ( 2011): A new species of the genus Opisthotropis Günther, 1872 (Squamata: Natricidae) from the highlands of Kon Tum Province, Vietnam. Zootaxa, 2758: 4356.

23. David P., Nguyen Q. T., Nguyen T. T, Jiang K., Chen T., Teynié A. & Tho. (2012):A new species of the genus Oligodon Fitzinger, 1826 (Squamata: Colubridae) from northern Vietnam, southern China and central Laos.

Zootaxa 3498: 45-62.

24. Dotsenko I. B. (2011): Emydocephalus szczerbaki sp. (Serpentes, Elapidae,

Hydrophiinae) a new species of the turtleheaded sea snake genus from Vietnam [In Russian]. Zbirnik prats zoologichnogo museyu. Kiev, 41: 128-

138.

25. Dubois & Ohler. (2013): A new species of the genus Quasipaa (Anura, Ranidae, Dicroglossinae) from northern Vietnam. Alytes, Paris, 27: 49-61. 26. Frost, D. R. (2014): Amphibian Species of the World: an Online Reference.

Version 6.0 (accessed in October 2014). Electronic Database accessible at http://research.amnh.org/herpetology/amphibia/index.html. American Museum of Natural History, New York, USA.

27. Geissler P., Nazaov R., Nikolai L., Orlov N., Böhme W., Phung M. T., Nguyen Q. T & Ziegler T. (2009): A new species of the Cyrtodactylus

irregularis complex (Squamata: Gekkonidae) from southern

28. Grismer J. L. & Grismer L. L .(2010): Who’s your mommy? Identifying maternal ancestors of asexual species of Leiolepis Cuvier, 1829 and the

description of a new endemic species of asexual Leiolepis Cuvier, 1829 from Southern Vietnam. Zootaxa, 2433: 47-61.

29. Grismer L. L., Ngo V. T & Grismer J. L. (2010): A colorful new species of insular rock gecko (Cnemaspis Strauch 1887) from southern Vietnam

Zootaxa, 2352: 46-58.

30. Hallermann J., Nguyen Q T., Orlov N. & Ananjeva N ( 2010): A new species of the genus Pseudocalotes (Squamata: Agamidae) from Vietnam. Russian Journal of Herpetology, 17: 31-40.

31. Hartmann T., Geissler P., Nikolay A. J., Ihlow F., Galoyan E. A., Rödder D. & Böhme W. (2013): A new species of the genus Calotes Cuvier, 1817 (Squamata: Agamidae) from southern Vietnam. Zootaxa, 3599: 246-260. 32. Hammer, Ø., Harper, D. A. T. & Ryan, P. D. (2001): PAST: Paleontological

Statistics Software Pakage for education and data analysis. http://palaeo- electronica.org/2001_1/past, accessed in March, 2011.

33. Hecht V. L., Pham C. T., Nguyen T. T., Nguyen Q. T., Bonkowski. M. & Ziegler T. (2013): First report on the herpetofauna of Tay Yen Tu Nature Reserve, northeastern Vietnam. Biodiversity Journal, 4 (4): 507–552.

34. Kuraishi N., Matsui M., Hamidy A., Belabus D., Ahmad N., Banha S., Sudin A., Yong H., Jiang J., Ota H., Thong H. & Nishikawa K. (2012): “Phylogennetic and taxonomic relationships of the Polypedates leucomystax

complex (Amphibia). Zoological Srippta.

35. Lathrop A., Murphy R.W., Orlov N. & Ho T. C. (1998): Two new species of

Vietnam with a redescription of Leptobrachium chapaense. Russian Journal of Herpetology, 5: 51-60.

36. Lathrop A., Murphy R. W., Orlov N. & Ho T. C. (1998): Two new species of Leptolalax (Anura: Megrophyidae) from northern Vietnam. Amphibia- Reptilia, 19: 253-267.

37. Luu V. Q., Nguyen Q. T., Do Q. H. & Ziegler T. (2011): A new Cyrtodactylus (Squamata: Gekkonidae) from Huong Son limestone forest, Hanoi, northern Vietnam. Zootaxa , 3129: 39-50.

38. Malhotra A., Roger S., Mrinalini T & Stuart B. L. (2011): Two new species of pitviper of the genus Cryptelytrops Cope 1860 (Squamata: Viperidae: Crotalinae) from Southeast Asia. Zootaxa, 2757: 1-23.

39. Murphy J. C., Voris H. K., Murthy B. H. C. K., Traub T. & Cumberbatch C. (2012): The masked water snakes of the genus Homalopsis Kuhl & van Hasselt, 1822 (Squamata, Serpentes, Homalopsidae), with the description of a new species. Zootaxa, 3208:1-26.

40. Milto K. D., Poyarkov J. N., Orlov N & Nguyen T. T. (2013): Two new

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài bò sát (reptilia) và ếch nhái (amphibia) tại trạm đa dạng sinh học mê linh, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 64)