Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của CÔNG TY TNHH MTV sơn hà DUY XUYÊN (Trang 28 - 30)

1.2.2.1 Nhân tố kinh tế

Về chính sách tiền lương, với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may xuất khẩu của nước ngoài. Tuy ngành may cần và đã thu hút được nhiều lao động, nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại không cao. Nguyên nhân chính là do mức thu nhập của công nhân ngành may khá thấp so với các ngành khác. Do đó, người lao động không mấy mặn mà với ngành may. Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập cao hơn. Mặc dù gần đây, nhiều doanh nghiệp may đã có những thay đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới.

Về thuế quan, các khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hoá và dịch vụ mang mục đích lợi nhuận. Đối với hoạt động xuất khẩu, thuế quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường vì thuế quan sẽ đẩy giá cả của hàng hoá nên cao. Riêng mặt hàng dệt may, thì thuế quan là yếu tố tác động mạnh đến khả năng xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Với mặt hàng này, giá trị trên một sản phẩm thấp nếu áp thuế cao và chịu nhiều loại thuế sẽ đẩy giá hàng lên cao và lượng tiêu dùng sẽ

giảm đi. Chính vì thế mà hầu hết các quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu đều có các chính sách ưu đãi thuế quan cho các doanh nghiệp.

Về trợ cấp xuất khẩu, biện pháp mà nhà nước áp dụng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ cho các chi phí đầu vào sản phẩm nhằm giảm giá thành đầu ra của các sản phẩm xuất khẩu.

Về tỷ giá hối đoái, khi xuất khẩu, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩm của Công ty. Nếu đồng tiền của mỗi nước giảm giá so với đồng tiền của các nước khác thì giá cả hàng hoá xuất khẩu của nước đó trên thị trường thế giới trở nên rẻ hơn so với hàng hoá của các nước khác. Sự giảm giá này giúp cho hàng hoá xuất khẩu của nước đó hấp dẫn các khách hàng trên thế giới và làm gia tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu của nước đó. Ngược lại, nếu đồng tiền của một nước tăng giá so với đồng tiền của các nước khác thì giá cả hàng hóa của nước đó trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hoá xuất khẩu của các nước khác làm giảm khả năng tiêu dùng dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu hàng hoá của nước đó.

1.2.2.2 Nhân tố khoa học và công nghệ

Việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài đòi hỏi sản phẩm phải có tính riêng biệt và có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài. Để tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh như vậy đòi hỏi phải đầu tư thiết bị khoa học công nghệ cho dây chuyền sản xuất để ngày càng đổi mới đáp ứng với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người tiêu dùng nước bạn. Qua đó nhân tố khoa học và công nghệ góp phần đảm bảo số lượng và chất lượng.Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành may mặc Việt Nam hiện nay. Hoạt động của ngành may hiện nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được. Vì thế, nếu được đầu tư đúng mức về công nghệ thì ngành may Việt Nam có thể phát huy hết được tiềm năng về lao động và chất lượng.

Sự ổn định hay không ổn định về chính trị - xã hội cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính trị và các quan điểm chính trị, xã hội đều tác động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực, mặt hàng và đối tác kinh doanh. Mặt khác các xung đột lớn hay nhỏ về quân sự trong nội bộ quốc gia và giữa các quốc gia dẫn đến sự thay đổi lớn về các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự. Từ đó tạo ra các rào cản vô hình ngăn cản hoạt động kinh doanh quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu.

Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN). Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của CÔNG TY TNHH MTV sơn hà DUY XUYÊN (Trang 28 - 30)