Đặc điểm ngành dệt may của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của CÔNG TY TNHH MTV sơn hà DUY XUYÊN (Trang 25 - 28)

Ngành dệt may là một trong các ngành đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người (ăn, mặc, ở). Chính vì vậy, đây là ngành ra đời và phát triển rất sớm. Từ thế kỷ thứ 17, với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật đã đưa ngành này sang giai đoạn phát triển mới: giai đoạn sản xuất đại trà trên các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Đến nay, với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hòa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,ngành dệt may đã thành công không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc của con người mà cao hơn là đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người.

1.2.1.1 Điểm mạnh

Ngành dệt may của Việt Nam cũng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Theo thống kê của Tổng cục hải quan, xuất khẩu toàn ngành dệt may trong quý III/2021 đạt 10,179 tỷ USD, giảm 0,91% so với quý II/2021 và giảm 2,07% so với quý III/2020. Tính chung trong 9 tháng năm 2021, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 29,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch).Có thể thấy, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may, tuy vậy, đây là chỉ là sự gián đoạn trong ngắn hạn, dự báo, xuất khẩu toàn ngành dệt may sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong quý IV/2021.

Nhìn tổng thể tình hình xuất khẩu ngành dệt may trong những năm gần đây thấy rằng, tăng trưởng trong xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam biến động theo xu hướng xuất khẩu chung của cả nước. Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch bệnh nhưng xuất khẩu toàn ngành dệt may vẫn cho thấy sự tăng trưởng nhảy vọt trong 9 tháng năm 2021 (tăng trưởng hình chữ V), có được kết quả trên là do ngành dệt may Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng để có thể bắt kịp với xu hướng thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là sự chủ động của các doanh nghiệp.

Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn. Nó cũng là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Mà lao động lại không đòi hỏi trình độ cao nên không cần nhiều vốn để đầu tư chi phí lao động ngành dệt may Việt Nam tương đối thấp so với nhiều nước trong khu vực. Lợi thế nhân công rẻ giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, giúp các doanh nghiệp dệt may cạnh tranh về giá cả. Mặt khác, khả năng thu hồi vốn nhanh nên đây là ngành phù hợp với các nước đang phát triển nơi có nhiều lao động, trình độ lao động thấp, vốn ít, 90% các thiết bị trong ngành may mặc được hiện đại hóa, đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu dệt may nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp dệt may được tổ chức tốt và có quy mô lớn, có kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu, có thể tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý và xã hội.Hơn nữa các công ty này còn có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với rất nhiều nhà nhập khẩu và bán lẻ trên thế giới và Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý gần với các nguồn nguyên liệu (vải, phụ kiện chính cho ngành) trên thế giới.Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận. Các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng

được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.

Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng

1.2.1.2 Hạn chế

Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, thương mại dệt may toàn cầu đã mở rộng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,3% trong giai đoạn 2016 - 2019. Năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thương mại ngành dệt may toàn cầu giảm 3,89% so với năm 2019.Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất ngành dệt may bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%. Năm 2020, ngành dệt may là một trong những ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài của dịch Covid-19. Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. 70% nguyên liệu phục vụ cho ngành được nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến việc công việc sản xuất còn thụ động, hạn chế khả năng phản ứng nhanh chóng, Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ nên khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc

chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu

Công tác Marketing và xúc tiến thương mại vẫn còn hạn chế. Công tác thiết kế thời trang, xây dựng và phát triển thương hiệu không được chú trọng. Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc SANG THỊ TRƯỜNG mỹ của CÔNG TY TNHH MTV sơn hà DUY XUYÊN (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w