(Bỏ qua đoạn này, nói về tang lễ, nơi an nghỉ của 12 chiến sỹ phi công Triều Tiên, câu chuyện về người đã mua cá chép hồng để mai táng cùng với các chiến sỹ phi công Triều Tiên theo phong tục Triều Tiên. Dài quá, các bác thông cảm, nếu rỗi rãi tôi sẽ post lên sau)
Hậu sự
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 24-5, ngày Quân đội Nhân dân Triều Tiên, Đại sứ quán nước bạn tại Việt Nam cũng đến khu nghĩa trang này đểđặt vòng hoa, thắp hương tưởng niệm và dọn dẹp sạch sẽ quanh các ngôi mộ những người lính đã hy sinh anh dũng. Mặc dù hài cốt cảu họđã
được chuyển về Tổ quốc, nhưng ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7), ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12) năm nào địa phương cùng nhân dân xung quanh nghĩa trang cũng
đến thắp hương và viếng họ. Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng đã tiến hành tôn tạo nơi đây thành một khu di tích, tưởng niệm để nhân dân ta đời đời ghi nhận công lao của những chiến sỹ không quân quả cảm Triều Tiên, để người Triều Tiên và thế giới hiểu về những tình cảm, những mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc, hai đất nước Việt Nam - Triều Tiên.
Bùi Lương Việt.
--- (1): Gõ lại nguyên văn. Đúng phải là MiG.
(2): Theo http://www.fas.org/nuke/guide/russia/airdef/mig-17.htm thì MiG-17 được trang bị 3 khẩu NR-23 23mm.
Theo http://www.fas.org/nuke/guide/russia/airdef/mig-19.htm thì MiG-19 được trang bị 2 hoặc 3 khẩu NR-30 30mm.
Bác nào biết rõ về trang bị của MiG-17, MiG-19, những cải tiến của Việt Nam thì kiểm tra lại chỗ
này cho em với.
(3): Không hiểu đây là kỹ thuật, chiến thuật gì nhỉ?
(4): Đoạn này khẳng định sự tham gia chiến đấu và hy sinh của phi công Bắc Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam.
2 tháng trước đây tôi cũng đem bài này ra hỏi ông bác (trong chiến tranh ở bộ phận chuyên về
cơ giới và vũ khí của đoàn Sao đỏ 921), ông ấy nói Việt nam mình chỉ có mỗi vụ lắp thêm dù giảm tốc và gắn thêm giá bom, giá A72, giá tên lửa đẩy (để xuất kích nhanh) cho cho Mig 17 mà thôi (chủ nhiệm đề tài là kỹ sư Trần Khánh Châu - nay là Thượng tướng).
Báo Sự kiện và Nhân chứng cỡ năm 1997 có đề cập chuyện năm 68 Trung quốc viện trợ cho một dây chuyền hoàn chỉnh trung tu Mig17 + đào tạo công nhân viên và phi công thử máy bay + cung cấp chuyên gia kỹ thuật điều hành người Trung quốc.
Allrights reseved by Rosea
HD300306008 http:// hoanghai.net.ms
Về sau có thêm một số trang thiết bịđể lắp thêm các thiết bị phụ trợ của máy bay sản xuất theo mẫu của Trung quốc. Với trình độ thời đó cứ lắp thêm cái gì mới vào máy bay cũng được coi là cải tiến. Ví dụ lắp thêm giá bom cho Mig-17 đểđánh hạm tàu thực ra cũng được nghiên cứu từ
mẫu có sẵn của TQuốc dùng cho Mig-17 và 19; cái khác là ta tìm ra công nghệđể làm cái giá
đấy từđiều kiện cơ sở vật chất của ta.
Cái dây chuyền đó công suất trung tu được 2 máy bay một tháng.
Các cải tiến khác để nâng cao tính cơđộng của Mig-17 là tuyệt đối không có, vì không có nhà máy cơ khí hiện đại nào để thực hiện cả.
Còn chuyện phi công Triều tiên không mang thiết bị thoát hiểm cũng là chi tiết huyền thoại. Bởi vì mang dù là yêu cầu bắt buộc, không những dùng cho lúc bị bắn trúng khi không chiến, mà còn cho những lúc máy bay bị trục trặc, hết dầu, đường băng bịđánh phá không hạ cánh được, hay thời tiết xấu Sở Chỉ huy không dám cho phi công hạ cánh...
Năm 1995 báo Quân đội nhân dân có mẩu tin ngắn về một Đoàn đại biểu quân chủng PK-KQ đi thăm Bắc TTiên có gặp lại và tặng huy chương cho các phi công BTT đã từng chiến đấu ở Việt nam.
hồi xưa báo SInh viên có kể là bác gì Lê Thanh Đạo, hồi trước phi côn Mig, có chiến đấu với mấy bác BTT , sau này tầm năm 2000 có festival thanh niên thế giới ở Algerie, bác Đạo làm trưởng
đoàn VN, sang đó có gặp lại các bạn chiến đấu BTT tay bắt mặt mừng mà.
Bác Đạo hồi xưa lái Mig, có lần bịđịch bùm phải nhảy dù, rơi ở vùng khu 4, bị dân bắt tưởng là biệt kích Nguỵ, nện cho một trận nên hồn