An ninh, quốc phòng

Một phần của tài liệu QUAN hệ VIỆT NAM – hàn QUỐC từ 2019 đến NAY (Trang 42 - 45)

Bắt tay với các đối tác quốc tế trong các dự án lớn là bước đi then chốt của Hàn Quốc trong tăng cường khả năng quốc phịng và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu vũ khí. Tháng 3 vừa qua, quốc gia này đã tiến hành đàm phán với Vương quốc Anh về

hợp tác phát triển công nghệ tàu sân bay. Dự án tàu sân bay hạng nhẹ thế hệ mới trong tương lai của Hải quân Hàn Quốc (RoKN) dự kiến sẽ chính thức bắt đầu vào năm tới và hồn thành vào năm 2033. Vào tháng 9, Tập đồn cơng nghiệp nặng Hyundai (HHI) cũng đã ký bản ghi nhớ hợp tác với Tập đồn cơng nghiệp Babcock International của Anh để thiết kế và xây dựng tàu sân bay hạng nhẹ với tên gọi CVX. Theo HHI, sự hợp tác này là để tập hợp các công nghệ cốt lõi của cả 2 công ty nhằm thiết kế và xây dựng một tàu sân bay hạng nhẹ. Năm ngoái, HHI và Babcock International đã thống nhất về ý tưởng thiết kế, bước đầu tiên trong việc hiện thực hóa dự án. Ngồi ra, KAI cũng đang cân nhắc hợp tác với các nhà sản xuất máy bay nước ngoài như Embraer của Brazil, Antonov của Ukraine hoặc Tập đồn Quốc phịng và Khơng gian Airbus (Airbus Defence and Space) để phát triển máy bay vận tải quân sự. Tháng 5 vừa qua, KAI đã đăng một đoạn video quảng cáo về thiết kế một chiếc máy bay đa nhiệm để vận chuyển hàng hóa, mang tên lửa, phóng tên lửa vào khơng gian và tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác. Theo các quan chức của công ty, nhu cầu trong nước và nước ngoài đối với loại máy bay này là rất cao. Dự án với vốn đầu tư khoảng 2,7 tỷ USD dự kiến sẽ được hồn thành trong vịng 7 năm.

Khơng dừng lại ở đó, tháng 4 vừa qua, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phịng Hàn Quốc cũng công bố mong muốn phát triển một máy bay trực thăng tấn công nội địa cho lực lượng Thủy quân lục chiến dự kiến hoàn tất vào năm 2031. Máy bay này sẽ được phát triển dựa trên máy bay trực thăng MUH-1 Marineon - một biến thể của trực thăng KUH-1 Surion của nước này. Có nhiều khả năng, loại máy bay này sẽ được quảng bá rầm rộ trên thị trường quốc tế. Hiện nay, sự thống trị của các doanh nghiệp quốc phòng phương Tây được xem là trở ngại lớn nhất đối với Hàn Quốc trong nỗ lực tăng thứ hạng của mình trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, khi ngành cơng nghiệp quốc phịng của Seoul đang ở thời kỳ đỉnh cao và khi có một chiến lược tồn diện, các nhà phân tích kỳ vọng tỷ trọng nhập khẩu vũ khí tồn cầu từ quốc gia này sẽ tăng trong thời gian tới. [https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/vu-khi-trang-bi/han-quoc-lang-le-lot-top-10-

cac-quoc-gia-xuat-khau-vu-khi-675973]

Theo TTXVN, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung đã ký hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc với Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi

Xã hội Hàn Quốc Kwon Deok-cheol. Biên bản được ký kết dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội. Trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, hợp tác giữa hai nước đang ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động-việc làm, đây là hiệp định đầu tiên của Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Số lượng người lao

động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và người Hàn Quốc đến làm việc tại Việt

Nam ngày càng tăng và đều có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của cả hai nước; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ cũng được bảo vệ bởi luật pháp của hai nước, trong đó có quyền và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội. Cũng giống như phần lớn các hiệp định song phương và đa phương về bảo hiểm xã hội trên thế giới, hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc có hai mục đích chính là tránh việc đóng hai lần bảo hiểm xã hội và thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hai bên công nhận lẫn nhau.

Khi hiệp định có hiệu lực, quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao động Việt Nam khi đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc (cũng như người lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam) sẽ được bảo đảm bởi luật pháp của cả hai nước và thời gian để làm căn cứ xét hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động Việt Nam có thời gian làm việc tại Hàn Quốc sẽ được bình đẳng như những người lao động Việt Nam khác.

Về mức hưởng thì người lao động sẽ được hưởng đầy đủ, bình đẳng căn cứ theo cách tính mức thụ hưởng theo quy định của luật pháp mỗi nước theo nguyên tắc đóng-hưởng. Theo hiệp định, việc đóng và hưởng được thực hiện theo nguyên tắc là người lao động đóng bảo hiểm xã hội ở đâu thì hưởng ở đó, mức hưởng được xác định bởi thời gian và mức mà người lao động đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội tại nước đóng. Bởi vậy, việc thực hiện hiệp định sẽ khơng có tác động đến vấn đề thu-chi tài chính của quỹ bảo hiểm xã hội của bên nào.

Trong những năm qua, số người lao động là công dân Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc chiếm tỷ lệ lớn trong số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi. Bên cạnh đó, cùng với sự mở rộng trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc, số người lao động Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc cũng có xu hướng gia tăng. Bởi vậy, việc ký kết hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội

giữa Việt Nam và Hàn Quốc là một nhu cầu cấp thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển lao động giữa hai nước và để bảo vệ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho lao động hai nước. Hiệp định sẽ đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động trong việc tiếp cận cơ hội việc làm.

[https://laodong.vn/thoi-su/viet-nam-va-han-quoc-ky-hiep-dinh-song-phuong-

ve-bao-hiem-xa-hoi-984467.ldo]

Một phần của tài liệu QUAN hệ VIỆT NAM – hàn QUỐC từ 2019 đến NAY (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w