* Về các khoản nợ phải trả
Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty thấp và liên tục giảm. Cụ thể năm 2012 chiếm 73,32% giảm còn 62,63% năm 2013 và giảm nhanh xuống 54,18% năm 2014. Từ đó có thể khẳng định mức độ độc lập và khả năng đảm bảo tài chính của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên, có vẻ như công ty đã quá thận trọng trong tài chính. Công ty cần phải xem xét lại vấn đề này vì việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi thế ví dụ như được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
* Chi phí giá vốn hàng bán
Chí phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần, cụ thể năm 2012 chiếm 82,75%; năm 2013 chiếm 78,94%; năm 2014 chiếm 79,47%. Mặc dù tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có xu hướng giảm dần nhưng đứng trên mặt bằng chung của ngành thì tỷ trọng này vẫn cao hơn ngành. Do vậy, Viglacera Hạ Long cần chủ động hơn nữa về các chính sách chi phí đầu vào để tăng lợi nhuận, đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, nghiên cứu các giải pháp thay thế nhiên liệu hiện nay là dầu FO và DO để giảm chi phí nguyên liệu, nâng cao năng lực sản xuất các lò tuynel. Công ty cũng cần tìm kiếm các giải pháp cải tiến về công nghệ, cơ giới háo và tự động hóa để giảm lao động thủ công nhằm giảm giá vốn hàng bán tăng lợi nhuận của công ty.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACE HẠ LONG