9. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Các hoạt động trực tiếp
Hoạt động trực tiếp bảo vệ môi trường là các hoạt động của con người tác động trực tiếp đến môi trường không qua các yếu tố trung gian, nhằm làm cho môi trường được xanh – sạch – đẹp. Qua nghiên cứu khảo sát về tình hình tham gia bảo vệ môi trường tại Sa Pa, thu được các kết quả khác nhau về mức độ tham gia các hoạt động trực tiếp nhằm bảo vệ môi trường tại đây.
2.2.1.1. Hoạt động thu gom rác thải
Đối với hoạt động thu gom rác thải, qua kết quả khảo sát thực tế từ khách du lịch đến Sa Pa thu được kết quả cho thấy tỉ lệ khách du lịch thường xuyên thu gom rác thải chỉ ở mức trung bình.
Biểu đồ 2.9: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia hoạt động thu gom rác thải tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 6/2020) Từ biểu đồ kết quả khảo
sát trên có thể thấy được tỉ lệ khách du lịch thường xuyên thu gom rác thải ở đây chiếm 51,6%, tỉ lệ khách du lịch không thường xuyên làm và ít làm còn chiếm tỉ lệ cao (49%), tỉ lệ khách du lịch không bao giờ làm chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (0,4%). Từ dữ liệu trên có thể thấy được tình hình tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên bằng việc tham gia hoạt động thu gom rác thải của khách du lịch vẫn chỉ ở mức trung bình và cần có biện pháp cải thiện tỉ lệ tham gia hoạt động này.
2.2.1.2. Hoạt động vứt rác thải đúng nơi quy định
Đối với hoạt động vứt rác thải đúng nơi quy định, tỉ lệ ít làm đã giảm rất nhiều so với hoạt động thu gom rác thải, tuy nhiên tỉ lệ khách du lịch thường xuyên vứt rác đúng nới quy định cũng giảm, tỉ lệ khách du lịch lúc làm lúc không tăng cao.
Biểu đồ 2.10: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia hoạt động vứt rác thải đúng nơi quy định tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 6/2020) Kết quả khảo sát qua biểu
đồ số liệu trên có thể thấy rõ được tỉ lệ khách du lịch ít vứt rác đúng nơi quy định chiếm tỉ lệ nhỏ (2%) bên cạnh tỉ lệ người thường xuyên làm cũng không cao, chỉ chiếm 28,8%, tỉ lệ khách du lịch lúc thì vứt rác đúng nơi quy định lúc thì vứt rác không đúng nơi quy định lại chiếm tỉ lệ cao (69,2%). Qua biểu số liệu này cũng thấy được tình hình khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường khu du lịch Sa Pa bằng cách vứt rác đúng nơi quy định là chưa tốt, vẫn có nhiều khách du lịch vứt rác không đúng nơi quy định, điều này sẽ làm cho cảnh quan môi trường mất đi nét đẹp tự nhiên, gây sức ép cho địa phương trong vấn đề thu gom rác thải và giữ gìn cảnh quan tự nhiên.
2.2.1.3. Hoạt động sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường
Qua kết quả nghiên cứu khảo sát thì tỉ lệ khách du lịch thường xuyên sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường (túi vải, túi giấy, ống hút bằng tre, cốc giấy,...) trong quá trình du lịch tại Sa Pa là rất thấp, bên cạnh đó việc sử dụng các sản phẩm không thân thiện với môi trường chiếm tỉ lệ rất cao.
Biểu đồ 2.11: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 6/2020) Từ biểu đồ kết quả khảo
sát trên có thể thấy được việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong quá trình tham quan, du lịch tại Sa Pa của khách du lịch là rất ít, tỉ lệ khách du lịch không làm chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,8%), tỉ lệ khách du lịch ít làm chiếm tỉ lệ rất cao (67,6%), tỉ lệ này ở mức lúc làm lúc không chiếm 28,8%, tỉ lệ khách du lịch thường xuyên làm chỉ chiếm 2,8%. Điều này cho thấy tình trạng khách du lịch ít sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong quá trình tham quan, du lịch còn rất cao, điều này sẽ gây áp lực rất lớn đến môi trường tự nhiên tại Sa Pa vì lượng khách du lịch đến Sa Pa là rất lớn. Qua quá trình phỏng vấn sâu khách du lịch trong câu hỏi “Ông/bà (anh/chị) có thường xuyên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường tự nhiên trong quá trình đi tham quan không? Nếu không thì tại sao?” Những người trả lời không đều cho rằng “Dùng túi nilon lâu nên quen rồi”, “Dùng chai nhựa cho tiện”. Điều này cho thấy việc sử dụng túi nilon, chai nhựa đã trở thành thói quen của đại đa số người Việt Nam, và điều này khó có thể từ bỏ trong khoảng thời gian ngắn.
2.2.1.4. Hoạt động sử dụng phương tiện di chuyển thân thiện môi trường
Qua kết quả nghiên cứu khảo sát về mức độ sử dụng các phương tiện di
chuyển thân thiên với môi trường tự nhiên (đi xe đạp, đi bộ, đi xe điện) trong quá trình tham quan du lịch tại Sa Pa của khách du lịch, kết quả thu được cho thấy tỉ lệ khách du lịch thường xuyên di chuyển bằng các phương tiện thân thiện với môi trường rất thấp, tỉ lệ không sử dụng và không thường xuyên sử dụng các phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường rất cao.
Biểu đồ 2.12: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia sử dụng các phƣơng tiện di chuyển thân thiên với môi trƣờng (xe đạp, xe điện, đi bộ)
tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 6/2020) Từ biểu kết quả khảo sát
trên có thể thấy được tỉ lệ khách du lịch không sử dụng phương tiện di chuyển thân thiên với môi trường chiếm tỉ lệ khá cao (32,8%), tỉ lệ này ở nhóm ít khi sử dụng chiếm 57,6%, tỉ lệ khách du lịch thường xuyên sử dụng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (5,6%). Qua đó có thể thấy được khách du lịch chưa quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường này, việc sử dụng các phương tiện gây ô nhiễm môi trường (xe máy, ô tô) trong quá trình du lịch tại Sa Pa là rất phổ biến, hầu hết khách du lịch không chọn phương
tiện di chuyển thân thiện với môi trường vì thời gian họ lưu trú ở đây không lâu, nên cần các phương tiện di chuyển nhanh để tham quan được nhiều nơi, bên cạnh đó qua quan sát thực tế của tác giả, đa số những cửa hàng cho khách du lịch thuê xe chủ yếu là cho thuê xe máy, mà có rất ít các cửa hàng cho thuê xe điện hay xe đạp, khách du lịch muốn thuê xe đạp hay xe điện làm phương tiện di chuyển cũng trở nên khó khăn, điều này đã được trả lời trong kết quả phỏng vấn sâu khách du lịch khi đến đây.
“Gia đình tôi đến đây du lịch có 2 ngày cuối tuần, nếu không đi nhanh thì làm sao có thể đi hết mấy chỗ muốn đi, cho nên đi xe máy cho tiện, mà tôi thấy ở đây cũng rất sẵn tiện các cửa hàng cho thuê xe máy, xe điện lại không có, cũng không thể chọn lựa được”
(Nam, 35 tuổi, khách du lịch tại Sa Pa – Lào Cai) “Muốn thuê máy điện để đi lắm bạn ạ, nhưng làm gì có cửa hàng nào cho thuê xe máy điện, đâu đâu cũng toàn xe máy, mà thời gian ở đây ngắn, cũng gấp gáp mà không đi xe thì đi sao hết được mấy chỗ đẹp”.
(Nam, 25 tuổi, khách du lịch tại Sa Pa – Lào Cai) “Gia đình chị còn có con nhỏ đi cùng, đi xe đạp hay đi bộ sao được, mệt lắm, với cả thời gian cũng không cho phép em ạ, chiều mai là chị phải về để kịp đi làm đầu tuần rồi, nên thôi chọn đi xe máy cho nhanh em ạ”.
(Nữ, 39 tuổi, khách du lịch tại Sa Pa – Lào Cai) Theo lý thuyết hành động xã
hội thì kết quả của các khảo sát ở trên đã thể hiện khách du lịch ở đây đang thực hiện các hành động xã hội theo kiểu “Kiểu hành động duy lý có mục đích”, khách du lịch đến đây thường lựa chọn phương tiện di chuyển là xe máy đều vì mục đích là nhanh chóng và muốn đi được nhiều nơi trong thời gian ngắn, tuy các hành động này đều không mang tính bảo vệ môi trường tự nhiên nhưng lại phục vụ mục đích của họ.
Chính vì các yếu tố trên sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn phương tiện di chuyển khi đến đây, điều đó cũng sẽ làm môi trường không
khí tại đây bị ảnh hưởng vì lượng khách du lịch đến đây rất lớn, lượng phương tiện thải ra khí thải độc hại lớn, về lâu dài sẽ chất lượng môi trường không khí ở đây chắc chắn sẽ xuống cấp nhanh chóng.
2.2.1.5. Hoạt động tham gia dọn dẹp vệ sinh tại khu du lịch
Hoạt động khuyến khích khách du lịch tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh tại các khu du lịch đang được nhiều địa phương triển khai, ở Sa Pa cũng có những hoạt động như vậy nhằm tăng tỉ lệ khách du lịch bảo vệ môi trường, các chương trình chung tay bảo vệ môi trường do chính quyền Sa Pa tổ chức cũng đều nhận được sự hưởng ứng của khách du lịch, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy hoạt động hưởng ứng tham gia dọn dẹp vệ sinh khu du lịch tại khu du lịch Sa Pa của du khách là rất thấp, chưa thường xuyên.
Biểu đồ 2.13: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia hoạt động dọn dẹp vệ sinh khu du lịch tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 6/2020) Từ biểu kết quả khảo sát
có thể thấy toàn bộ khách du lịch được nghiên cứu đều không làm hoặc ít tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh tại khu du lịch. Qua kết quả phỏng vấn sâu đối với khách du lịch với câu hỏi “Ông,bà (anh,chị) có tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh tại khu du lịch SaPa không? Nếu không thì tại sao?”, đa số khách du lịch đều cho rằng đi du lịch
để nghỉ ngơi, không phải đi dọn rác như “mình đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, tham quan nên mình rất ít khi tham gia các hoạt động dọn vệ sinh tại khu du lịch”, “tôi ít khi tham gia vì tôi đến đây để nghỉ ngơi không phải đi dọn rác”, “mình đến đây để chơi thôi, thời gian vui chơi còn không đủ, tham gia dọn rác thải làm gì”. Phỏng vấn cán bộ phòng tài nguyên – môi trường thị xã Sa Pa về tình hình này thì nhận được câu trả lời “Khách du lịch đến đây ít tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh tại khu du lịch, lí do có thể là do khách du lịch không thích các hoạt động này vì dọn dẹp rác thải thường sẽ bị bẩn, ít người muốn làm việc này, và hầu hết việc này đều do cán bộ vệ sinh môi trường ở đây làm, một phần nữa theo tôi để ý và tìm hiểu thì các tổ chức du lịch có các tour du lịch đến đây đều chưa có các chương trình kêu gọi khách du lịch tham gia dọn vệ sinh, nếu các tổ chức du lịch đứng ra phát động khách du lịch tham gia thì theo tôi sẽ có khách du lịch hưởng ứng nhiệt tình”. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy khách du lịch không thích làm các công việc dọn dẹp khi đi du lịch nghỉ ngơi, bên cạnh đó có rất tí các tổ chức du lịch tổ chức dọn dẹp vệ sinh tại khu du lịch cho khách du lịch, chính vì vậy mà tình hình tham gia hoạt động này của khách du lịch là không tốt.
Ở đây theo lý thuyết hành động xã hội, các cá nhân khách du lịch không tham gia hoặc ít tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên đều hành động vì mục đích đã được định sẵn từ trước là đến đây nghỉ dưỡng, không phải đi dọn rác, chính vì vậy đây là kiểu hành động xã hội duy lý hướng tới một mục đích, mà mục đích cơ bản nhất của việc không tham gia dọn dẹp vệ sinh ở đây là do không muốn bị bẩn.