9. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Khái niệm môi trường tự nhiên
1.1.3.1. Khái niệm môi trường không khí
Theo tài liệu hội thảo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được tổ chức tại Đồng Nai năm 2013, Môi trường không khí được định nghĩa là hỗn hợp các khí bao bọc quanh trái đất có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên toàn bộ bề mặt trái đất [3].
thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút.
1.1.3.2. Khái niệm môi trường nước
Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Môi trường nước có thể bao quát trong một lưu vực rộng lớn như biển, sông, hồ hoặc chỉ chứa trong một giọt nước.
1.1.3.3. Khái niệm môi trường đất
Môi trường đất hay môi trường thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vât. Các thành phần chính của môi trường đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt…, môi trường đất không chỉ là môi trường để con người xây dựng cơ sở hạ tầng để sinh sống và là mặt bằng để sản xuất nông nghiệp mà còn là môi trường sinh sống của rất nhiều loại sinh vật, vi sinh vật khác.
1.1.3.4. Khái niệm môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái là một mạng lưới hoàn chỉnh gồm các đất, nước, không khí và các cá thể sống trong toàn cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất kì một vấn đề gì xảy ra sẽ đều ảnh hưởng đến tất cả môi trường.