Các nghề thủ công truyền thống

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 38)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.1.1 Các nghề thủ công truyền thống

Việt Nam với bề dầy lịch sử hàng ngàn năm và nền văn hoá lấy cộng đồng làng làm đơn vị tổ chức xã hội cơ bảnđã là điều kiện để nhiều nghề thủ công truyền thống xuất hiện và có điều kiện phát triển thành các làng nghề truyền thống, tạo ra rất nhiều sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có mặt giá trị về văn hoá và lịch sử như:

Nội), gốm Đông Triều (Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Bắc Giang), gốm Chu Đậu –Mỹ Xá (Hải Dương)... Ở miền Trung thì có gốm Thanh Hà (Hội An), Gốm Chăm Bầu Trúc (Ninh Thuận). Còn ở miền Nam có gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hoà (Đồng Nai)...

Các làng nghề gốm này đều tạo nên những nét đặc trưng riêng có của từng loại gốm khác nhau để tạo nên những sản vật phong phú và đa dạng phục vụ đời sống không chỉ người dân trong nước mà còn trở thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được thị trường thế giới ưa chuộng.

Du khách đến tham các làng gốm ngoài việc chụp hình, chiêm ngưỡng hay mua sắm du khách còn có thể hiểu biết thêm về các giá trị văn hóa, phong tục tập quán của con người Việt Nam thông qua các sản phẩm

Đặc biệt du khách đến tham quan các làng gốm, du khách có cơ hội tham gia trực tiếp vào công việc sản xuất các sản phẩm với người dân địa phương hoặc có thể sáng tạo, đưa các ý tưởng mới của mình vào sản phẩm, như các họa tiết trang trí, hay vẽ tên mình hay quốc k lên sản phẩm đó, sử dụng ngôn ngữ, họa tiết đặc trưng của từng quốc gia, từng dân tộc để đưa vào từng sản phẩm rồi mỗi du khách sẽ mua luôn sản phẩm đó hoặc có thể giúp người dân có thêm nhiều ý tưởng mới trong công việc của họ. Đây cũng được xem như một ý tưởng mới, một nguồn tài nguyên du lịch mới cho ngành du lịch Việt Nam phát triển loại hình du lịch sáng tạo để tạo nên sự phong phú cho các sản phẩm du lịch.

Nghề mây tre đan. Cây tre, cây song và cây mây là đặc sản của xứ sở Việt Nam nhiệt đới. Ba loại cây này trở thành nguồn nguyên liệu vô tận của những người thợ thủ công làm hàng mây tre đan. Hàng mây tre đan Việt Nam đã có mặt ở Hội chợ Pari năm 1931. Đến nay, hơn 200 mặt hàng này đã đi khắp năm châu, được khách hàng ưa chuộng. Với bàn tay khéo léo của những người thợ, những thân cây tưởng như vô dụng đã trở thành những sản phẩm hữu dụng và có tính thẩm mỹ cao.

Nghề mây tre đan phát triển ở khắp các vùng trên cả nước nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến: làng nghề mây tre đan ở Ninh Sở, Hà Nội; Phú Vinh (Chương Mỹ); Hoàng Đông (Hà Nam); Bình An, Phú Ninh (Quảng Nam)….

Cũng như các ngành thủ công truyền thống khác, khi du khách đến tham quan làng nghề mây tre đan họ có thể trực tiếp cùng tham gia với các nghệ nhân, hoặc có thể tham gia công việc trang trí màu sắc cho sản phẩm. Người dân sẽ vui vẻ hướng dẫn du khách cách làm các công đoạn ban đầu của sản phẩm, qua đó có sẽ có sự giao lưu về văn hóa để có thể hiểu biết thêm về đất nước và con người lẫn nhau, giúp du khách thích thú hơn với chuyến đi của mình, hoặc tạo cơ hội cho du khách chia sẽ những ý tưởng của mình để có thể giúp đỡ người dân địa phương trong việc đa dạng hoá sản phẩm của họ.

*Nghề Sơn mài. Trên thế giới hiện nay nhiều nước làm hàng sơn mài, tuy nhiên chỉ có hàng sơn mài của nước ta được đánh giá cao có cây sơn Việt Nam trồng ở đất Phú Thọ là có giá trị nhất. Nhựa cây sơn Phú Thọ tốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơi khác. Chính vì vậy, hàng sơn mài Việt Nam đã nổi tiếng đẹp lại bền. Từ thế kỷ 18 nước ta đã hình thành làng nghề Sơn Mài đến nay nghề này đã phát triển nhiều nơi trong cả nước với kỹ thuật phát triển, bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, tạo cho sản phẩm sơn mài đẹp lộng lẫy và sâu thẳm.

Sản phẩm sơn mài hiện nay ở nước ta rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên một sản phẩm mang dấu ấn riêng, phong cách riêng hay sản phẩm thể hiện một ý tưởng, ghi dấu một kỷ niệm cho du khách hiện nay là điều còn thiếu vì vậy chúng ta hãy mạnh dạn tổ chức sản phẩm du lịch sáng tạo này đến với du khách càng sớm càng tốt. Chúng ta hãy tạo cơ hội cho họ được nói lên những yêu cầu của họ vào sản phẩm của mình trước khi họ mua sản phẩm đó, hoặc du khách trực tiếp vẽ những điều họ thích lên sản phẩm đó hoặc họ có thể sáng tạo thêm các chi tiết khác lạ lên sản phẩm.

hảm trai, ốc. Người thợ khảm dùng những mảnh có vân ngũ sắc vỏ trai, vỏ hến, ốc biển để khảm (gắn) lên các đồ vật. Công việc của thợ khảm khá tỷ mỷ và qua nhiều công đoạn: Vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm (gắn) lên tranh rồi lại mài nhẵn và đánh bóng. Bức tranh khảm hiện lên trên mặt đồ vật với nhiều màu sắc lung linh. Từ chiếc hộp gỗ, cái khay, bàn cờ, mặt bàn, thành ghế, cánh tủ, bình phong, tranh treo tường... bằng gỗ đều có thể khảm trai.

Việt Nam với hơn 3.200km bờ biển, nguồn nguyên liệu của nghề khảm trai ở Việt Nam là vô tận. Hiện nay, có các làng nghề nổi tiếng như làng Chuyên Mỹ - Hà Nội; Vân Từ - Phú Xuyên…

Đây cũng là một nguồn tài nguyên du lịch còn bỏ ngõ, chúng ta chưa khái thác hết giá trị nhân văn của nó. Mua một món quà làm bằng vỏ động vật biển là một điều thú vị với bất k du khách nào. Tuy nhiên sản phẩm đó mà do chính mình làm ra thì con tuyệt vời hơn. Vì vậy chúng ta cần phối hợp với các chủ cơ sở này để hai bên cộng tác với nhau và cùng giúp cho khách du lịch đến Việt Nam càng hài lòng hơn khi được trực tiếp tham gia vào công việc thiết kế sản xuất.

Chạm khắc đá. Từ những khối đá cẩm thạch, người thợ chạm khắc đá đã làm ra nhiều sản phẩm có giá trị như vòng đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật, tượng thiếu nữ, hoa lá và cây cảnh, các con vật đáng yêu như mèo, chim công... Nghề chạm khắc đá có ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng là ở Đà Nẵng. Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là các làng Quan Khái, Hoà Khê, dân làng có nghề chạm khắc đá truyền thống hay ở Ninh Vân- Hoa Lư- Ninh Bình, Phụng Châu- Chương Mỹ; Núi Nhồi – Thanh Hóa….

Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là một điểm tham quan rất nổi tiếng và rất thu hút du khách mỗi khi họ đến thành phố năng động nhất Miền Trung này. Và nghề chạm khắc đá là một nghề truyền thống lâu đời ở đây, hàng lưu niệm ở đây chủ yếu là làm từ đá non nước. Tuy nhiên chúng ta còn thấy sản phẩm lưu niệm ở đây còn rất hạn chế về mặt ý tưởng, các ý tưởng ở đây chủ yếu là về tín ngưỡng, phong cảnh đất nước, các món trang sức cho con người với sự giới hạn về văn hoá truyền thống. Vì vậy một sản phẩm mang dấu ấn văn hoá bên ngoài lãnh thổ Việt Nam là điều còn thiếu, vì vậy hãy tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người du khách quốc tế được có cơ hội để thể hiện ý tưởng của mình vào sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mỗi địa phương.

* Thêu ren. Nghề thêu ren có từ lâu đời, ở nhiều địa phương nhưng có lẽ bắt nguồn từ làng Quất Động (Hà Tây). Trong danh mục các tên phố cổ của Hà Nội có tên phố Hàng Thêu chuyên bán các đồ thêu và rất nhiều địa phương trong cả nước cũng phát triển nghề này trong đó nổi tiếng nhất là thuê tranh XQ Đà Lạt, làng Văn Lâm, Ninh Hải Ninh Bình…Những làng nghề này làm nên những sản

phẩm hết sức đa dạng như: Hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, đôi chim tùng hạc, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung... Tùy theo ý nghĩa của từng đồ dùng mà người thợ thêu chọn mẫu. Có loại mẫu thêu dành cho áo sơ mi, có loại mẫu thêu dành cho áo gối, có loại để thêu áo kimono, có loại để thêu khăn trải bàn, khăn phủ giường, tranh treo tường...

Với nghề thêu ren truyền thống này thì các làng nghề và các nghệ nhân có thể mở những lớp học thêu để dạy cho khách du lịch cách thêu, ren để họ có thể biết thêm về một công việc tỉ mỉ nhưng đầy tính nghệ thuật của làng nghề truyền thống Việt Nam.

Nghề kim hoàn. Từ thế kỷ thứ 2, người Việt Nam đã biết dùng vàng bạc để làm đồ trang sức. Trong nghề kim hoàn có ba nghề khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau. Đó là: Nghề chạm: Chạm, trổ những hình vẽ, hoa văn trên mặt đồ vàng, đồ bạc. Nghề đậu: Kéo vàng, bạc (sau khi đã nấu chảy) thành sợi dài rồi uốn ghép thành những hình hoa, lá, chim muông, gắn lên các đồ trang sức. Nghề trơn: Chuyên đánh vàng, bạc thành những đồ trang sức mà không cần chạm trổ.

Các mặt hàng từ vàng, bạc rất đa dạng: Nhẫn, vòng, dây chuyền, hoa tai, bộ đồ ăn; bộ ly uống rượu, khung gương, hộp phấn, lược, chân cây nến... và đã được xuất khẩu đi nhiều nước. Nghề vàng được bắt nguồn từ làng Định Công (Hà Nội) và nghề bạc bắt nguồn từ làng Đồng Xâm (Thái Bình). Hà Nội ngày nay vẫn có phố Hàng Bạc, phố này từ xa xưa chuyên chế tác và mua bán vàng bạc. Ngày nay các cửa hiệu vàng bạc có ở khắp nơi trên đất nước.

*Nghề đồ gỗ mỹ nghệ. Nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ đã có ở Việt Nam từ lâu và đã đạt đến trình độ khá cao. Sau một thời gian mai một, từ đầu những năm 80, nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ lại được phát triển mạnh mẽ vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa để xuất khẩu. Nghề này phát triển mạnh nhất trong các nghề thủ công truyền thống nhưng hiện nay nổi tiếng nhất phải kể đến làng nghề Đồng Kỵ ở Bắc Ninh; Vân Hà – Đông Anh, Thiết Ứng – Hà Nội; Ý Yên – Nam Định, Mỹ Xuyên – Huế…

Nghề làm tranh nghệ thuật. sản xuất thủ công rất công phu và tỉ mỉ, điều đó làm nên độ “độc” và “đẹp” cho bức tranh. Hiện nay tại nước ta có rất nhiều làng nghề làm tranh nghệ thuật khác nhau như tranh đá quý, tranh phong

thủy, tranh chân dung, tranh kính; tranh cát; tranh sơn mài; tranh thêu tay; tranh sơn dầu; tranh nghệ thuật thanh tre….

* Dệt lụa và dệt thổ cẩm. Nghề này cũng khá phát triển với phương thức dệt thủ công truyền thống mà hiện này nổi tiếng nhất vẫn là dệt lụa từ tơ tằm ở làng Vạn Phúc – Hà Đông, Hội An, Huế. Đà Lạt và dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, ở nước ta còn có rất nhiều các nghề thủ công truyền thống như nghề làm trống, đan lát, làm giấy, đúc đồng, sản xuất tàu thuyền, làm chiếu, trồng hoa cây cảnh, chế biến thực phẩm……Những làng nghề này làm nên tính đa dạng cho các nghề thủ công truyền thống của Việt Nam.

Tất cả các ngành nghề truyền thống nêu trên nếu như chúng ta mạnh dạn và quyết tâm thì chúng đều là những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá để phát triển loại hình du lịch sáng tạo ở Việt Nam trong tương lai gần.

2.2.1.2. Các nghề chế biến đồ ăn

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt. Ngoài ra trên lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng - miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặctrưng. Điều này vừa góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng, vừa là cơ sở để tạo nên những làng nghề chế biến đồ ăn trên khắp đất nước với đặc trưng vùng miền khác nhau. Món ăn truyền thống của người Việt Nam luôn thu hút được khách du lịch, có thể kể ra như chả giò, phở, gỏi ngó sen, cá lóc nướng...

Tóm lại các làng nghề chế biến món ăn của Việt Nam đã tạo ra các món ăn Việt Nam được rất nhiều người nước ngoài yêu thích.

Chính vì sự đa dạng và phong phú của món ăn Việt Nam nên hiện nay chúng ta đang rất phát triển tour du lịch dạy học nấu ăn “Cooking class”

Tuy nhiên thông qua việc nghiên cứu thực tiễn tôi nhận thấy rằng hầu hết các du khách hiện nay khi tham gia vào tour học nấu ăn này thì công việc chính của họ chỉ dừng lại ở việc học hỏi và làm theo hướng dẫn của người đầu bếp từ những nguyên liệu và cung thức có sẵn chứ họ chưa có được cơ hội để thể hiện tài năng, ý tưởng sang tạo của họ vào món ăn Việt.

Hãy thay đổi quan điểm và tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho những du khách này có thể tham gia trực tiếp vào việc sang tạo ra món ăn mới vừa kết hợp món ăn truyền thống của người Việt với món ăn truyền thống của họ

Hay việc trang trí món ăn bằng rau, củ, quả hay bong hoa, lá cây hãy để cho họ tự quyết định các ý tưởng riêng tư mang ý nghĩa của họ.

2.2.1.3. Ca múa nhạc

Ca múa nhạc Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Do các yếu tố về lịch sử nên nền âm nhạc, ca múa Việt Nam mang cả yếu tố bản địa và chịu ảnh hưởng của cả các nền âm nhạc bên ngoài. Cùng với các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ, âm nhạc Việt Nam chịu sự chi phối nhiều từ quốc gia láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, với bề dày lịch sử và phong phú về văn hóa thì Việt Nam đã hình thành nên một nền ca múa nhạc, nhất là ca múa nhạc dân gian độc đáo, phong phú. Trong đó đã có rất nhiều loại hình nghệ thuật này được thế giới công nhận như Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh…Bên cạnh đó, là hàng loạt các hình thức âm nhạc truyền thống khác ở các vùng miền khác nhau như hát Chèo, Cải lương, bài chòi, hò Ví Dặm, hát Dặm; Vọng Cổ, Đờn Ca Tài tử Nam Bộ, Cao Văn Lầu, nhạc lễ Nam Bộ, Ca trù, Xẩm…Đây là những hình thức ca múa nhạc truyền thống đặc sắc thể hiện được nét văn hóa đa dạng của đất nước và được nhiều du khách nước ngoài ưa thích.

2.2.1.4. Các tài nguyên khác

Bên cạnh những tài nguyên góp phần phát triển mạnh hoạt động du lịch sáng tạo như đã phân tích trên thì có có rất nhiều các điều kiện khác như:

Lễ hội: Bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những sự

kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu biết cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên thần thánh và con người với xã hội. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự văn hoá.

Ở nước ta “Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w