Môi trường của du lịch sáng tạo

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM (Trang 40)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.3 Môi trường của du lịch sáng tạo

2.2.3.1. Làng nghề

Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời sống như: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ

công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, chủ yếu chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam. Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam.

Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định ... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam. Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông. Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng...

Hiện nay, Việt Nam có hơn 2000 làng nghề, thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất (cả hộ kiêm), thu hút hơn 11 triệu lao động. Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề lớn như Hà Tây (cũ) với 280 làng nghề, Bắc Ninh (187), Hải Dương (65), Hưng Yên (48)… với hàng trăm ngành nghề khác nhau, phương thức sản xuất đa dạng. Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại không đồng đều trong cả nước. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng nghề), trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng. Miền Trung có khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề [Hiệp Hội làng nghề Việt Nam, 2009].

15.5 5.5 79 Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Hình 2.1. Sự phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực

Trong thời gian gần đây, với sư phát triển mạnh mẽ của các làng nghề truyền thống cũng như nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị tuyền thống của dân tộc đã có rất nhiều các câu lạc bộ được hình thành để sinh hoạt và phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Những câu lạc bộ này xuất hiện ở nhiều làng nghề và các nhóm ngành thủ công truyền thống khác nhau. Bên cạnh những làng nghề tự phát thì Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng đã tổ chức Hội nghị tư vấn về việc thành lập Câu lạc bộ nghệ nhân thợ giỏi làng nghề Việt Nam. Tham dự hội nghị là các nghệ nhân tiêu biểu, đại diện các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống trong cả nước.

Hiện nay, cả nước có 145 nghệ nhân làng nghề Việt Nam, 238 nghệ nhân dân gian, và khoảng hơn 2000 nghệ nhân của các tỉnh. Đây là những con số đáng ghi nhận đối với ngành nghề thủ công truyền thống. Với mong muốn tạo sự đoàn kết, khối liên mình giữa các thế hệ nghệ nhân, tạo sức mạnh cho làng nghề, góp phần duy trì và bảo tồn sự phát triển của làng nghề, Hội nghị tư vấn chính là bước đi đầu tiên để chuẩn bị cho sự ra đời của Câu lạc bộ nghệ nhân làng nghề Việt Nam. Như đã phân tích ở trên thì nghệ nhân là những tài năng sáng tạo, góp phần bổ sung, làm đẹp thêm truyền thống và bản sắc văn hóa cộng đồng, với vai trò then chốt trong việc giữ gìn, thực hành, truyền nghề, lưu truyền các giá trị văn hóa dân tộc trong những sản phẩm làng nghề. Cũng chính nghệ nhân là những người không ngừng hoàn thiện và phát triển kỹ thuật, công nghệ sáng tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đưa nhiều sản phẩm từ phục vụ đời sống một cách giản đơn thành những sản phẩm mỹ nghệ đặc sắc; mỗi sản phẩm từ đó mà trở thành một tác phẩm mỹ thuật… Và nghệ nhân chính là người giữ nghề, bảo đảm cho làng nghề

tồn tại và phát triển bền vững. Do đó, những nghệ nhân, nghệ sĩ này cũng cần có những tổ chức để hoạt động, trao đổi nghề nghiệp. Việc tập hợp được trí tuệ, đóng góp của các nghệ nhân thành một tổ chức hội để tạo nên sức mạnh, tiếng nói chung cho các lớp nghệ nhân, cho làng nghề là rất cần thiết. Đây sẽ là môi trường để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi, hợp tác, giúp đỡ nhau trong sáng tác và bổ sung thêm kiến thức. Các cuộc gặp mặt, giao lưu sẽ làm tăng thêm nhiệt tình và sự tin tưởng của nghệ nhân trong việc giữ nghề và phát triển nghề truyền thống; tạo ra những mối liên kết giữa các thế hệ thợ nghề và giữa thế hệ trước với thế hệ sau, như một sự tiếp nối truyền thống.

2.2.3.3. Lớp học nghề

Về các lớp học nghề truyền thống ở nước ta hiện nay thì còn có nhiều hạn chế do chúng ta chưa hình thành nên một hệ thống các lớp học nghề chuyên nghiệp hay có hệ thống mà hiện chỉ dừng lại ở các lớp dạy nghề do chính các nghệ nhân trong từng làng nghề mở để truyền nghề cho con cháu, hoặc do các doanh nghiệp mở để đào tạo công nhân của mình. Còn trên bình diện xã hội thì các lớp học nghề này cũng chưa mấy phát triển, trong trường phổ thông chỉ có các lớp hướng nghiệp dậy nghề mà chưa có dậy nghề thực thụ, hoặc một số lớp được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội như lớp học nấu ăn, cắm hoa nghệ thuật, lớp học múa, hát, thêu, may….

Có thể kể đến một số lớp học nghề nổi tiếng hiện nay tập trung tại một số địa phương mà điển hình là Hà Nội như lớp học ca trù của Giáo phường Ca trù Thăng Long – Chủ nhiệm là ca nương Phạm Thị Huệ cùng nhiều danh cầm, danh ca là nơi tụ hội và được nhiều người yêu âm nhạc dân tộc. Lớp học được mở ra với niềm mong mỏi đưa ca trù thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu và là nơi giới thiệu văn hóa bản địa tới du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời để cùng thế hệ trẻ chia sẻ niềm đam mê âm nhạc truyền thống, duy trì, phát triển âm nhạc truyền thống Việt. Ở lớp học này, học viên không chỉ học cách hát mà còn học cách sử dụng cỗ phách, một trong những nhạc cụ độc đáo của Di sản Ca trù. Hãy cùng Ca trù Thăng Long khám phá Nghệ thuật ca trù đặc sắc, độc đáo.

Bên cạnh đó, là các lớp học nấu ăn như Ở Hà Nội hiện nay có nhiều điểm dạy nấu ăn cho người nước ngoài như: nhà hàng Spices Garden của Sofitel Legend

Metropole Hà Nội, trường Hoa Sữa, nhà hàng Ánh Tuyết, nhà hàng Highway 4, Hanoi Cooking centre, Old Hanoi Restaurant Cooking Class, Hidden Hanoi Vietnamese Language, Cultural & Culinary Center… Tuy nhiên, hầu hết các điểm này đến thời điểm hiện nay đều có quy mô tương đối nhỏ, chưa khai thác được hết tinh hoa của ẩm thực Hà Nội cũng như chưa quảng bá được đến với nhiều du khách. Còn ở Hội An, những lớp dạy nấu ăn tại Hội An được tổ chức ở nhiều nơi trong phố cổ: đầu tiên là Nhà hàng Morning Glory (106 đường Nguyễn Thái Học), nơi du khách sẽ được học đầy đủ nhất về các món ăn đường phố của Hội An, đặc biệt là khám phá những bí quyết để làm món bánh xèo trứ danh; kế tiếp là tại Nhà hàng Cầu Đỏ (ở thôn 4, xã Cẩm Thạnh) rồi Nhà hàng Green Bamboo (đường Trương Minh Hùng, phường Cẩm An), nơi du khách được đầu bếp của nhà hàng hướng dẫn nấu các món ăn ngay trong bếp ăn của gia đình bà, điều này đã tạo cho du khách cảm giác như trong một gia đình thực sự, nơi bạn được chào đón như những người thân được quý mến nhất”. Nhưng đáng chú ý nhất là lớp dạy nấu ăn được tổ chức ngay tại vườn rau Trà Quế – một điểm đến không thể thiếu ở Hội An, nơi du khách tự trồng rau theo kiểu dân địa phương và còn có thể trải nghiệm mát- xa chân với các loại thảo dược được trồng tại vườn.

Ngoài ra, tại các làng nghề và các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống đều mở các lớp học nghề để lưu giữ những nét văn hóa truyền thống dân tộc như lớp học Trống quân ở Thuận Thành- Bắc Ninh, lớp học hát quan họ ở Làng Lim Bắc Ninh, lớp học thêu ren ở làng thêu Quất Động – Thường Tín….

2.2.4. Sản phẩm của du lịch sáng tạo

2.2.4.1. Sản phẩm vật thể

Sản phẩm vật thể ở đây được hiểu là những sản phẩm cụ thể mà khách du lịch khi tham gia vào các tour du lịch sáng tạo có thể tự mình trải nghiệm và làm ra những sản phẩm sáng tạo mang tính độc đáo của riêng mình.

Ở Việt Nam với hệ thống khoảng 2017 làng nghề, thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm phục vụ đời sống khác nhau của người dân, chính những sản phẩm của các làng nghề này sẽ là những sản phẩm vật thể để khách du lịch có thể thể hiện sự sáng tạo của mình khi tham gia vào các tour du lịch sáng tạo.

Trong vô vàn những sản phẩm của các làng nghề truyền thống khác nhau thì chúng ta có thể thấy một số sản phẩm hiện nay được khách du lịch ưa chuộng đó chính là các sản phẩm gốm. Các sản phẩm làm từ gốm thì hết sức đa dạng và phong phú, mỗi làng gốm sẽ có những sản phẩm đặc trưng, cách thức làm sản phẩm cũng như hoa văm, mầu men khác nhau, không có nơi nào giống nơi nào. Điều này tạo nên sự đa dạng và gây sự thích thú cho du khách khi đến tham quan các làng gốm. Một du khách thích các sản phẩm gốm nhưng nếu họ đến thăm làng Gốm Bát Tràng họ có thể làm được các sản phẩm gia dụng từ gốm với mầu men Ngọc, men rạn, nhưng nếu họ đến làng Gốm Bầu Trúc, làng gốm Chu Đậu thì họ lại được làm các sản phẩm với cách thức khác và sản phẩm khác nhau.

Bên cạnh những sản phẩm của làng gốm thì có sản phẩm của các nghề thêu ren, dệt vải, dệ lụa. Đây là những sản phẩm thủ công có giá trị nghệ thuật cao của nhiều làng nghề truyền thống Việt Nam. Tại các làng nghề này, khách du lịch có thể tự tay thêu, hoặc dệt nên những tấm lụa từ tơ tằm, hay dệt khăn, túi từ thổ cẩm, sợi đay hoặc thêu được những bức tranh, khăn tay tại các làng nghề thêu ren. Tại Việt Nam, mỗi làng nghề truyền thống đều có những sản phẩm thêu, ren, dệt đặc trưng của mình. Ví dụ đến với làng Vạn Phúc – Hà Đông, Hội An khách du lịch có thể tham gia xe tơ, dệt lụa, nhuộm màu cho các tấm vải lụa. Hay đến với Đà Lạt, Ninh Vân (Ninh Bình), Quất Động ( Hà Nội) khách có thể học và làm các sản phẩm thêu ren...

Đến các làng nghề mây tre đan khách du lịch có thể tham gia học và làm các sản phẩm liên quan đến mây tre như các sản phẩm gia dụng như rổ, rá, quạt nan, đến các vật dụng trang trí như chuồn chuồn tre, lồng đèn, tranh tre hay các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao như bàn ghề, tủ, giường bằng mây, tre….Hay đến các làng nghề sơn mài, khảm trai, khảm bạc thì khách du lịch có thể tham gia làm các sản phẩm tranh khảm trai, đồ lưu niệm bằng sơn mài, đồ bạc, đồ đồng...

2.2.4.2. Sản phẩm phi vật thể

Cũng tương tự như sản phẩm vật thể, sản phẩm văn hóa phi vật thể ở nước ta khá đa dạng và phong phú. Dựa trên sự đa dạng về văn hóa và truyền thống thì chúng ta có rất nhiều các sản phẩm phi vật thể có thể khai thác phục vụ nhu cầu du lịch sáng tạo. Có thể nói các sản phẩm phi vật để của các làng nghề truyền thống

Việt Nam là hết sức đa dạng và phong phú, từng loại sản phẩm khác nhau thì khách du lịch có thể trực tiếp học hỏi và tự tay làm ra những những sản phẩm riêng biệt theo ý tưởng của mình. Đây là điều đặc biệt hứng thú với rất nhiều khách du lịch tham gia vào các sản phẩm du lịch sáng tạo. Ví dụ trước đây, khi du khách yêu thích nghệ thuật múa rối thì chỉ có thể đến xem các chương trình biểu diến múa rối nước, múa rối cạn do các phường rối tổ chức nhưng hiện nay khách du lịch có thể được học và biểu diễn.

Như vậy, với một hệ thống dầy đặc các sản phẩm văn hóa phi vật thể cả ở tầm quốc gia và nhân loại được phân bố khắp các vùng trên cả nước với đa dạng nhiều loại hình khác nhau có thể thấy được sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm phi vật thể của đất nước ta. Cùng với các sản phẩm vật thể khác và hướng đi sáng tạo, đây sẽ là điểm mạnh, con át chủ bài trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam trong tương lai.

2.3. Cầu du lịch sáng tạo

Để xác định được điều kiện để phát triển du lịch sáng tạo thì việc đánh giá nhu cầu cũng như khả năng chi trả của khách du lịch về các hoạt động, sản phẩm du lịch sáng tạo hiện nay như thế nào là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Để trả lời cho câu trả lời này, trong điều kiện cho phép chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi để có thể xác định được có nhu cầu cơ bản của khách du lịch về hoạt động du lịch sáng tạo tại một số địa phương có đông khách du lịch, nhất là du khách quốc tế như khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Bình Thuận và một số tỉnh khác.

Đối tượng khảo sát tập trung nhiều vào khách du lịch quốc tế với sự đa dạng về quốc tịch, độ tuổi, thu nhập. Cụ thể là chúng tôi tiến hành tiếp xúc với các khách du lịch (tuổi từ 16 đến 60) ở tại các khách sạn ở các mức phân hạng khác nhau và các điểm du lịch của các địa phương. Để tránh hiện tượng trùng lắp, vào từng thời điểm chúng tôi chức điều tra ở một vài địa điểm nhất định. Ngoài ra, với mục đích thu thập các thông tin rộng rãi, chúng tôi cũng tiếp xúc điều tra với một số người nước ngoài hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam. Đây là những người nước ngoài có trình độ học vấn cao, có thời gian ở Việt Nam tương đối dài

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w