Nghiên cứu về cơ chế kiểm tra, giám sát đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 26 - 28)

vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước

- Cuốn sách Một số giải pháp nhằm hạn chế mối quan hệ khơng bình

thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi ở nước ta [90] và cuốn Nghiên cứu mối quan hệ khơng bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi [91] của Lê Hồng Liêm, đã nêu bật cơ sở hình thành và tiêu

chí xác định, nhận diện mối quan hệ khơng bình thường giữa cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong các cơ quan nhà nước, trong các lĩnh vực chuyên trách; thực trạng công tác kiểm tra của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đối với việc phòng, chống và những giải pháp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cơng tác phịng ngừa và xử lý mối quan hệ khơng bình thường giữa cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi.

- Cuốn sách Thực trạng xu hướng và giải pháp phòng, chống "lợi ích

nhóm" ở Việt Nam hiện nay [128], đã nêu lên tình trạng một số quan chức thơng

đồng với doanh nghiệp để vụ lợi ngày càng nhiều, có dấu hiệu trầm trọng hơn trong tất cả các lĩnh vực, gồm các hình thức như: nhóm thân hữu, nhóm chung lợi ích, nhóm lợi ích cục bộ, vụ lợi cá nhân.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2012, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các tập

đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay của Đỗ Thị Thục, Nguyễn Thị Thu Hương [120]

đã tập trung nghiên cứu thực trạng cơ chế, chính sách; tổ chức bộ máy quản lý vốn nhà nước; công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhà nước và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước của các tập đoàn kinh tế trong thời gian vừa qua, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Giám sát tài chính của Nhà nước

đối với DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước tại Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp hoàn thiện của Bùi Văn Vần, Đặng Quyết Tiến [135], đã tập

trung nghiên cứu thực trạng giám sát tài chính của nhà nước đối với DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện khung khổ pháp lý, tổ chức bộ máy và hệ thống công cụ hỗ trợ giám sát tài chính.

- Hội thảo khoa học Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và

doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp do Học viện

Tài chính tổ chức [82], với 47 bài tham luận đã đánh giá một cách tồn diện và có hệ thống về cơng tác giám sát tài chính DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước, trong đó có nhiều bài đề cập đến cơ chế, chính sách giám sát đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, như: Quản lý vốn nhà nước trong doanh

nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với cơng tác giám sát tài chính của nhà nước do Trần Văn Tá [82,

tr.28]; Bàn về việc thực hiện quyền chủ sở hữu tại các doanh nghiệp có vốn nhà

nước của Nghiêm Thị Thà [82, tr.40]; Kinh nghiệp quốc tế về đầut tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và bài học đối với Việt Nam của Trần Tiến Cường [82, tr.50]; Mơ hình giám sát tài chính đối với tập đồn kinh tế nhà nước-

từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam của Phạm Tiến Đạt [82, tr.123];

Cơ chế giám sát tài chính trong tiến trình tái cơ cấu Tổng công ty Bưu điện Việt Nam của Phạm Anh Tuấn [82, tr.137]; Hồn thiện cơ chế, chính sách giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước nhìn từ kinh nghiệm quốc tế của Bạch

Thị Thu Hường [82, tr.233]... là nguồn tài liệu tham khảo quý giá trong quá trình nghiên cứu luận án này.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w