Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước nêu trên về lý luận đã luận giải khá sâu sắc về chế độ sở hữu, quyền sở hữu đối với DNNN; về cải cách DNNN… Đã làm rõ được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNN trong nền kinh tế thị trường, về sự cần thiết phải thực hiện quyền sở hữu của nhà nước đối với phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp thông qua chủ thể đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam; nhiều, ít đề cập đến quan niệm và đặc trưng của quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường, về giám sát đối với đại diện CSH vốn trong các DNNN nhằm bảo toàn vốn, hạn chế thất thốt; về mơ hình đại diện CSH, người đại diện phần vốn của nhà nước trong các DNNN ở nước ngoài. Riêng ở Việt Nam đề cập sâu hơn đến yếu tố định hướng xã hội chủ nghĩa trong cải cách DNNN, về quá trình phát triển của DNNN, trong đó đề cập đặc điểm và vai trò của sở hữu nhà nước trong các DNNN, kinh tế nhà nước và DNNN; khung pháp lý đại diện CSH của nhà nước ở các DNNN tại Việt Nam; đại diện CSH DNNN; kinh nghiệm của nước ngoài về đổi mới, cải cách DNNN...
Đồng thời nhiều cơng trình khoa học đã cơng bố đã tập trung nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động của DNNN trong nền kinh tế thị trường, đúc rút những thành tựu, hạn chế và chỉ ra một số bất cập trong cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp với tư cách là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Luận án sẽ kế thừa, vận dụng những nội dung này để phân tích, đánh giá cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.