Sau cách mạng Tháng Tám thành cơng, chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã phải ứng phó với những thách thức: vừa phải giải quyết những vấn đề cấp bách của đời sống nhân dân, củng cố và tăng cường thực lực của chính quyền, vừa phải chống lại hành động chống phá của thực dân Pháp và các thế lực phản đ ộng. Nhân dân cả nước lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch tháng 12/1946.
Trong chiến tranh, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã nhanh chóng thiết lập được một nền tiền tệ độc lập, tự chủ, tạo thế đứng vững chắc trên mặt trận tài chính - tiền tệ, sử dụng tiền tệ làm công cụ phục vụ đắc lực công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đặc biệt, sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày 6/5/1951 theo Sắc lệnh số 15/SL của Hồ Chủ Tịch là bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ - ngân hàng Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đề ra chủ trương, chính sách mới về kinh tế - tài chính, trong đó chỉ rõ: Chính sách tài chính phải kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế; thành lập Ngân hàng Quốc gia, phát hành đồng bạc mới để ổn định tiền tệ, cải tiến chế độ tín dụng. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam gồm Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng liên khu và ngân hàng tỉnh, thành phố.Trụ sở đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia đặt tại xã Đầm Hồng, huyện Chiêm Hố, tỉnh Tun Quang.Từ đó chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam từng bước được hoàn thiện đ ể phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.
Trước yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý nhà nước theo KTTT, tháng 5/1990, hai Pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh
Ngân hàng hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển mơ hình tổ chức Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp thành 2 cấp cho phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng, Nhà nước.
Từ năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy đ ịnh của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và các Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN (Nghị định số 88/1998/NĐ-CP, Nghị định số 52/2003/NĐ-CP, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP, Nghị định số 156/2013/NĐ-CP) tạo nền tảng pháp lý căn bản cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.
Những qui đ ịnh mới này đã m ở đường cho quá trình phát triển của hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm: Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.