6. Kết cấu đề tài
1.2 Bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn quy trình giám sát nguồn gốc theo mô hình đảm bảo chất
đảm bảo chất lượng UTZ
1.2.1 Bộ nguyên tắc đảm bảo chất lượng theo mô hình UTZ đối với sản phẩm cà phê
UTZ xây dựng bộ nguyên tắc chung và bộ nguyên tắc riêng biệt cho các sản phẩm. Mô đun sản phẩm Cà phê được sử dụng cùng với Bộ nguyên tắc chung bởi các nhà sản xuất Cà phê và các nhóm sản xuất mong muốn được chứng nhận Bộ nguyên tắc. Mô đun chứa các yêu cầu áp dụng cho các hoạt sản xuất và chế biến cà phê, cho đến sản xuất cà phê nhân. Tùy thuộc vào các hoạt động mà họ thực hiện (ví dụ: chế biến ướt hoặc chế biến khô), các nhà sản xuất và các nhóm sản xuất đánh giá các điểm kiểm soát áp dụng đối với họ.
Có thể tóm tắt những đặc điểm chính của bộ nguyên tắc phát triển bền vững theo tiêu chuẩn UTZ dành cho cà phê với 3 khía cạnh bền vững về Kinh tế/kinh doanh, bền vững về môi trường và bền vững về mặt xã hội như sau:
Nguồn: UTZ Certified Việt Nam
Hình 1.2.1: Những điểm cơ bản của Bộ Nguyên tắc UTZ dành cho cà phê
1.2.2 Tiêu chuẩn quy trình giám sát nguồn gốc theo mô hình đảm bảo chất lượng theo mô hình UTZ
Khái quát về tiêu chuẩn truy nguyên nguồn gốc theo mô hình UTZ
Tiêu chuẩn Quy trình Giám sát Nguồn gốc là tập hợp các yêu cầu nhằm cung
cấp mức độ tin cậy cao mà sản phẩm được chứng nhận UTZ liên quan về mặt thực tế hoặc hành chính (trong trường hợp cân bằng khối lượng) với nhà sản xuất/nhóm nhà sản xuất được chứng nhận UTZ, và đảm bảo truy nguyên của sản phẩm được chứng nhận UTZ. Chứng nhận về Tiêu chuẩn Quy trình Giám sát Nguồn gốc đảm bảo rằng các sản phẩm được bán bởi một thành viên chuỗi cung ứng (SCA) là được chứng nhận UTZ và được kinh doanh và xử lý theo các yêu cầu do UTZ Certified đề ra.
UTZ CERTIFIED triển khai hệ thống truy nguyên nguồn gốc dựa trên trang web, qua đó cho phép(Mô hình truy nguyên):
• Theo dõi từng lô cà phê của bạn trực tuyến trên hệ thống của UTZ • Theo dõi để biết cà phê của bạn đến từ đâu
Nguồn: UTZ Certified Việt Nam
Hình 1.2.2: Quy trình truy xuất nguồn gốc của cà phê UTZ
Các hoạt động theo sơ đồ truy nguyên nguồn gốc bao gồm :
Bán hàng. Một nhà sản xuất cà phê được UTZ chứng nhận bán cà phê của mình cho người mua đã đăng ký. Họ thương thuyết các chi tiết hợp đồng và cùng thỏa thuận về giá thưởng (premium) dành cho sản phẩm được chứng nhận.
Thông báo bán hàng: Nhà sản xuất thông báo cho UTZ Certified về lô hàng bán và các thông tin hợp đồng qua việc thực hiện một Thông báo bán hàng trên Hệ thống Theo dõi của UTZ Certified. Khi nhận được Thông báo Bán hàng, UTZ Certified sẽ cấp một số theo dõi duy nhất cho hợp đồng này. Số UTZ duy nhất này được gửi lại cho nhà sản xuất để nhà sản xuất gửi tiếp cho người mua đầu tiên của lô cà phê. Số UTZ duy nhất này sẽ đi cùng lô cà phê suốt toàn chuỗi cung ứng. Kinh doanh : Nhà kinh doanh khi bán lại cà phê được UTZ chứng nhận
không phải làm thông báo bán hàng trong hệ thống theo dõi UTZ Certified. Tuy nhiên, khi họ muốn bán một phần hợp đồng hoặc cùng một hợp đồng cà phê được chứng nhận cho nhiều người mua khác nhau, họ cũng phải thực hiện Thông báo tách lô hàng trên hệ thống theo dõi UTZ Certified. UTZ Certified sẽ tạo ra số UTZ duy nhất mới cho mỗi phần hợp đồng để đảm bảo khả năng truy nguyên của cà phê được chứng nhận. Nhà kinh doanh sau đó sẽ tiếp tục gửi (những) số UTZ duy nhất này đi cho người mua mới.
Đối chiếu. Khi nhận được cà phê UTZ, người mua cuối cùng trong chuỗi cung ứng đối chiếu cà phê với số liệu trong Hệ thống theo dõi. Người mua cuối cùng đưa ra Xác nhận hàng đã nhận được bằng cách nhập số UTZ duy nhất vào hệ thống. Người mua cuối cùng sẽ xác nhận thông tin trong hệ thống có khớp với các chi tiết trong hợp đồng hay không. Nếu các thông số này khớp, cà phê mà người mua cuối cùng đã mua chính thức là cà phê đã được UTZ chứng nhận. Người mua từ đó có thể biết chính xác cà phê của mình đến từ đâu và nó đã được sản xuất như thế nào.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn truy nguyên nguồn gốc : là các nhà mua/bán hay chế biến cà phê.