6. Kết cấu đề tài
2.4.2 Những tồn tại và khó khăn
Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng những tồn tại khó khăn trong quá trình quá dụng:
Những tồn tại và khó khăn do quy mô diện tích canh tác của các hộ nông dân
khá nhỏ lẻ
So với nhiều nước trồng cà phê trên thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt Nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình từ 0,5 - 1 ha và tương đối độc lập với nhau. Với thực trạng sản xuất còn phân tán, chưa tập trung sản xuất lớn và chưa hình thành các HTX, các tổ hợp tác nên công tác phổ biến, ứng dụng các điều khoản của Bộ nguyên tắc vào sản xuất khá khó khăn, khó có thể áp dụng một quy chuẩn đồng bộ. Do đó, sản phẩm làm ra không những chất lượng không cao mà còn không ổn định do điều kiện hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hái chế biến khác nhau làm cho chất lượng cà phê của toàn ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Với thực trạng của diện tích sản xuất cà phê tại các hộ nông dân nhỏ như hiện nay, tác giả đề xuất giải pháp: tiếp tục và kiên trì phát triển các mô hình: các hợp tác xã hoặc tập hợp nhóm hộ sản xuất liên kết với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu để hình thành chuỗi liên kết, có điều kiện tiếp cận các khoa học kỹ thuật, … Với mô hình áp dụng tiêu chuẩn UTZ là để tập hợp tất cả các hộ sản xuất cà phê nhỏ lẻ lại tạo thành những HTX lớn, từ đó họ có quyền quyết định về giá với các nhà xuất khẩu, đồng thời các nhà xuất khẩu cũng quyết định được chất lượng cà phê của họ.
Đây là mô hình HTX được áp dụng thành công tại các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới như Brazil, Colômbia… Nhờ đó giá thành của sản phẩm cuối cùng tốt hơn theo mô hình chứng nhận của UTZ Certified như các mô hình trong thời gian qua đã được thực hiện: có 15 nhóm hộ nông dân trên địa bàn tỉnh liên kết với 15 doanh nghiệp cà phê đã có những thành công nhất định.
Những tồn tại và khó khăn trong việc thực hiện phát triển bền vững về mặt
kinh tế:
Thu nhập của người nông dân:
Đối với các hộ nông dân đã tham gia áp dụng UTZ cho thấy lợi nhuận trên 1 ha tăng lên nhờ giảm chi phí phân bón, thuốc diệt cỏ, phòng trừ sâu bênh, nước… nhưng thu nhập vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi các lý do sau:
Giá bán cà phê UTZ: theo như báo cáo của tổ chức UTZ giá cà phê UTZ trung bình cao hơn 20-40 USD/tấn, tuy nhiên thực tế con số này không phải lúc đào cũng đạt được do chất lượng cà phê của các hộ chưa ổn định và đồng đều và nguồn tiêu thụ hiện nay khá hạn chế, chỉ dưới 30 % lượng cà phê UTZ được tiêu thụ với mức giá thưởng, còn lại tình trạng một số hộ cho rằng có thời điểm cà phê UTZ bị mua ngang giá với cà phê chưa UTZ, điều này cũng chính là băn khoăn của các hộ quy quyết định tiếp tục tham gia, bắt đầu tham gia mới. Kết quả điều tra nhóm hộ chưa tham gia cho thấy vấn đề đầu ra cho sản phẩm cũng là một trong những lý do họ chưa tham gia. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là chất lượng cà phê UTZ của chúng ta chưa cao, hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.
Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao: Qua thập thập dữ liệu từ các báo cáo, kết quả điều tra trắc nghiệm các hộ nông dân và phỏng vấn thêm các hộ nông dân thì vấn đề chi phí lao động, chi phí sản xuất cũng là một khó khăn đối với các hộ nông dân cả đang tham gia và chưa tham gia chứng nhận
UTZ.
Quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động. Để thực hiện các khâu chăm sóc làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch thì trung bình 1 ha cà phê cần từ 300 – 400 công lao động, trong đó riêng công thu hái chiếm tới trên 50%. Trước đây vào thời kỳ thu hoạch cà phê thường có hàng ngàn lao động từ các tỉnh ven biển miền Trung và đồng
bằng sông Cửu Long đến Tây nguyên để tham gia thu hái cà phê. Nhưng bắt đầu từ một hai năm trở lại đây số lao động ở các vùng này đến Tây nguyên vào mùa thu hoạch cà phê đã giảm đi rõ rệt. Do mang tính chất thời vụ nên khoảng thời gian thu hái rất ngắn chỉ khoảng 2 tháng nhưng đòi hỏi số công lao động rất lớn chiếm trên 50% số công trong năm đã làm cho tình trạng thiếu hụt lao động càng trở nên trầm trọng, từ đó đẩy giá ngày công lên cao. Trước sức ép về thiếu hụt lao động và chi phí ngày công tăng cao, để giảm chi phí công thu hái người nông dân có xu hướng giảm số lần thu hái xuống còn một đến 2 lần dẫn đến chất lượng cà phê bị giảm sút do thu hái quả xanh và thiếu hụt điều kiện phơi sấy. Trên thực tế các công ty thu mua cà phê UTZ sẽ ưu tiến giá cho cà phê chín tươi mà đỏ hơn là cà phê chưa được phân loại.
Bên cạnh đó giá vật tư, xăng, dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất cũng liên tục tăng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của các hộ nông dân
Những tồn tại và khó khăn trong việc thực hiện phát triển bền vững về mặt xã hội
Khía cạnh này kết quả điều tra của tác giả là khá tích cực đối với các hộ đã tham gia chứng nhận UTZ, tuy nhiên các hộ chưa tham gia cần phải cải thiện các chỉ số về: tình trạng đói ăn hơn 10 hay 30 ngày, vẫn còn một nhóm hộ tồn tại tình trạng đói ăn. Tình trạng thương tích nghiệm cần triệt tiêu hoàn toàn. Cần tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường làm việc, đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng, tiếp xúc với các sản phẩm nông hóa cũng như sáng tạo xây dựng các biện pháp kiểm soát phong phú hơn, chủ yếu hiện nay mới chỉ dừng lại có 1 biện pháp. Các hộ nông dân cần tăng cường chủ động tham gia hơn vào chương trình, dự án xã hội của cộng đồng với vai trò là người quản lý, điều phối viên, tuyên truyền viên hơn là hiện nay chỉ dừng lại ở tình trạng bị động tham gia dưới sự điều phối của các cơ quan chính phủ và phi chính phủ.
Những tồn tại và khó khăn trong việc thực hiện phát triển bền vững về mặt môi trường
Bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên nước, chống xói mòn đất và đa dạng sinh học:
Thực tế theo báo cáo của UBND tỉnh nguồn nước ngầm đang giảm trong những năm qua. Có thể nói, tưới nước là biện pháp kỹ thuật có tác dụng quyết định đến năng suất cà phê nhưng tưới nước nhiều quá sẽ không tăng năng suất mà gây ra tác dụng ngược, gây lãng phí và kém hiệu quả làm cho chất dinh dưỡng trong đất theo nguồn nước thấm qua đất vượt quá tầng rể của cây cà phê. Tuy nhiên các biện pháp nhằm tiết kiệm nguồn nước hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế:
Kiểm soát lượng nước tưới vẫn còn chưa hiệu quả: Tưới nước là biện pháp kỹ thuật có tác dụng quyết định đến năng suất cà phê, nhưng tưới nước nhiều quá sẽ không tăng năng suất mà gây ra tác dụng ngược, gây lãng phí, kém hiệu quả. Hiện có hai hình thức tưới nước chủ yếu là tưới gốc (chiếm 85%) và tưới phun (chiếm 15%). Tùy theo điều kiện thời tiết từng năm, số lần tưới
từ 2- 5 đợt/năm, với lượng nước từ 2.700 – 3.200 m3/ha/vụ, cao hơn so với khuyến cáo khoảng 650 m3/ha/vụ.
Nguồn nước tưới được lấy chủ yếu từ giếng đào chiếm khoảng 60%, giếng khoan khoảng 20%, còn lại từ các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, tình trạng tụt mực nước ngầm đang có nguy cơ báo động.
Các biện pháp phát triển hệ thống thủy lợi tưới theo đúng mục tiêu (Targeted irrigation-là hệ thống tưới tự động, tưới với tốc độ chậm, nhỏ giọt, chỉ đủ lượng nước cần cho cây, không vượt quá tầng rễ của cây, không bị tràn dư thừa và bốc hơi trên mặt đất tránh lãng phí nguồn nước) mới chỉ áp dụng 32% ở các hộ đã chứng nhận UTZ và 12 % ở các hộ chưa tham gia chứng nhận UTZ , hiện nay hệ thống tưới của các hộ vẫn còn khá thô sơ: hệ thống vòi tưới thủ công. Hiện nay, có hai hình thức tưới chủ yếu là tưới gốc (85% nông dân tưới gốc) và tưới phun (15% hộ nông dân sử dụng hình thức tưới phun). Tỷ lệ hộ sử dụng biện pháp tưới gốc bằng hệ thống tự động, tưới chậm khá thấp chỉ 5% diện tích các hộ canh tác. Tùy theo điều kiện thời tiết từng năm, số lần tưới từ 2- 5 đợt/năm, với lượng nước từ 2.700 – 3.200 m3/ha/vụ, cao hơn so với khuyến cáo khoảng 650 m3/ha/vụ. Nguồn nước tưới được lấy chủ yếu từ giếng đào chiếm khoảng 60%, giếng khoan khoảng 20%, còn lại từ các công trình thủy lợi. Tình trạng trên gây ra cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên nhất là tình trạng tụt
mực nước ngầm đang ở mức báo động và lãng phí tài nguyên nước. Vì vậy trong thời gian tới cần tập huấn và tăng cường nhận thức cho nông dân chuyển sang tưới gốc, cần học hỏi và áp dụng Hệ thống tưới nhỏ giọt/tưới chậm tự động của Israel giảm chi phí lao động và tiết kiệm nước, hệ thống này có khả năng kiêm luôn cả phun thuốc trừ sâu hay diệt cỏ, giảm chi phí nhân công sử dụng
Các biện pháp trồng cây che phủ và xen canh còn hạn chế: Diện tích cà phê của các hộ hiện nay chủ yếu là độc canh, diện tích cây che bóng râm, thảm thực vật nhằm che phủ nhất là trong mùa khô, cây trồng xen kẽ nhằm khai thác song song để đảm bảo nguồn thu nhập, giảm cường độ khai thác cây cà phê, để có thời gian cho cây phục hồi sau những vụ mùa và kéo dài tuổi thọ của cây còn rất hạn chế cả với hộ đã và chưa tham gia chứng nhận UTZ. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Do ảnh hưởng của thời tiết nhiệt đới gió mùa ẩm nên tình trạng sâu bệnh. Cây cà phê bị các loài sâu, rệp, mối, ve sầu... gây hại ở phần thân, lá, rễ làm hạn chế khả năng sinh trưởng hoặc hủy hoại cây. Chẳng hạn như sâu đục thân sẽ khoét lỗ vào cành hoặc thân cây làm cho cây bị hạn chế sinh trưởng hoặc gãy cành hay gãy ngang thân. Còn đối với rệp thì có dạng như rệp sáp bám đầy trên lá làm mất khả năng quang hợp hoặc hỏng lá. Đối với mối hoặc ve sầu thì thường gây hại bằng cách phá hoại phần rễ của cây làm mất một phần bộ rễ hay hủy hoại bộ rễ... Các bệnh thường gặp đối với cây cà phê như bệnh gỉ sắt do nấm gây ra chủ yếu trên lá và làm cho lá rụng; bệnh khô cành khô quả do nấm, vi khuẩn gây ra là khô cành, khô quả. Chính vì vậy các nhà nhập khẩu rất quan tâm đến tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc các cấp độ độc hại khác nhau. Kết quả cho thấy các hộ tham gia chứng nhận UTZ có mức kiểm soát tốt hơn các hộ chưa thực hiện chứng nhận, các hộ nông dân chưa tham gia UTZ muốn gia tăng cơ hội thị trường các hộ nông dân rất cần kiểm soát yếu tố này, cần thay đổi nhận thức, thực hành thói quen ghi chép và theo dõi lượng nông hóa sử dụng, đầu tư: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lượng nước tưới, công chăm sóc, khối lượng thu hoạch… (Chương 5-6-7: Bộ nguyên tắc UTZ
Sử dụng phân bón.
Bộ nguyên tắc UTZ có yêu cầu người sản xuất (người nông dân) và hay đơn vị được chứng nhận phải có danh sách được cập nhật và đầy đủ tất cả các loại phân bón sử dụng và/hoặc lưu kho. Tất cả các lần sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ, phân bón lá phải được ghi chép lại với nội dung: Ngày sử dụng (ngày, tháng, năm); Nhãn hiệu phân bón, loại phân bón và thành phần hóa học; Số lượng hay dung lượng trên hecta, lô hay vườn; Xác định vườn (tên, số hay code, địa điểm); Phương pháp bón phân và thiết bị sử dụng; Tên người thực hiện. Thực tiễn cho thấy nhiều hộ nông dân ghi chép khác với thực hiện và rất khó kiểm soát. Đây là điểm yếu của chương trình UTZ và cũng là khó khăn trong việc hướng tới phát triển bền vững. Thực tế kết quả điều tra của tác giả thu thập là khá tích cực, nhưng qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia đánh giá CAFÉ CONTROL vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: nhiều hộ dùng phân bón hóa học quá mức với liều lượng cao với mục tiêu tăng năng suất nên chi phí đầu tư phân bón cao do 80,6% số hộ nông dân được khảo sát sử dụng phân bón theo kinh nghiệm. Việc bón phân còn tùy tiện, theo kinh nghiệm và khả năng đầu tư nên đã làm giảm hiệu quả đầu tư và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, lượng phân hữu cơ được sử dụng rất hạn chế mặc dù có 60,6% hộ nông dân có sử dụng vỏ cà phê để làm phân bón.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN