Trong biện pháp có làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm, nhưng lại phải đầu tư thêm vốn. Nếu thời hạn thu hồi vốn đầu tư thêm dài hơn thời hạn định mứcthì biện pháp không có hiệu quả kinh tế, không áp dụng. Hoặc nếu mức lợi nhuận/1 đồng vốn bỏ thêm thấp, thì biện pháp cũng không nên áp dụng vì không đạt hiệu quả kinh tế.
Những chỉ tiêu kết quả đã tính ở trên về mức tiết kiệm chi phí, mức tăng lợi nhuận… chưa cho ta kết luận có nên áp dụng biện pháp (tức là có nên đưa vào kế hoạch khoa học công nghệ hay không). Ngay cả chỉ tiêu phản ánh hiệu quả là tổng mức giảm giá thành đơn vị sản phẩm sau biện pháp, nếu nó quá nhỏ, sản lượng lại thấp mà vốn đầu tư thêm lớn thì cũng chưa chắc biện pháp đạt mức hiệu quả kinh tế chấp nhận được. Chính vì vậy mà trong hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của áp dụng khoa học- công nghệ tiên tiến xuất hiện thêm 2 chỉ tiêu, đó là hệ số hiệu quả đầu tư thêm và thời hạn thu hồi vốn đầu tư thêm cho biện pháp.
a. Hệ số hiệu quả đầu tư thêm (chi phí thêm) hệ số này nếu ta ký hiệu là E, thì:
E =
Biện pháp sẽ coi là có hiệu quả kinh tế khi E tính được cho biện pháp thoả mãn điều kiện E ≥ Eđịnh mức.E định mức là giá vốn bình quân trên thị trường, bằng mức lãi suất trung bình tiền vay– tiền gửi trung hạn. Hoặc Eđịnh mức theo nhà kinh doanh phải bằng mức cổ tức công ty cổ phần nào đó chẳng hạn. Có nghĩa là do nhà kinh doanh, nhà kế hoạch đặt ra Eđịnh mức theo những căn cứ nào đó do chính họ quyết định.
b. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư thêm (chi phí thêm) cho biện pháp.
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư hay chi phí thêm cho biện pháp tính theo 1 trong 2 cách sau:
Tthu hồi = (1)
Ví dụ: Vốn đầu tư cho biện pháp 2 tỷ đồng, khấu hao 5 năm. Mức lợi nhuận tăng thêm 1 năm 50 triệu đồng thì thời hạn thu hồi vốn đầu tư thêm bằng:
Tthu hồi = = 4,4 năm
Nếu biện pháp đầu tư thêm vốn ít, ví dụ bỏ thêm chi phí cho quảng cáo và tính luôn vào giá thành năm đầu thì áp dụng công thức (2):
Tthu hồi =
Ví dụ: Chi phí quảng cáo 100 triệu dẫn đến tăng sản lượng tiêu thụ, nhờ đó mà tăng được lợi nhuận 20 triệu đồng/năm thì thời hạn thu hồi chi phí thêm sẽ là:
Tthu hồi = = 5 năm
Vậy thời gian thu hồi vốn đầu tư thêm bao nhiêu thì chấp nhận được là biện pháp có hiệu quả kinh tế? Biện pháp có thể áp dụng được nếu thoả mãn điều kiện:
Tthu hồi ≤ Tthu hồi định mức
Tthu hồi định mức =
Nếu Eđịnh mức = 8% năm (hay bằng 0,8) thì: Tthu hồi định mức = = 12 năm
Vậy nếu thời gian thu hồi tính được nhỏ hơn hoặc bằng 12 năm thì biện pháp nên áp dụng, có thể đưa vào danh mục biện pháp trong kế hoạch khoa học – công nghệ.
Trên thực tế, người ta thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn nhiều vì tính thu cả khấu hao và lợi nhuận tăng thêm. Vì vậy chỉ tiêu hệ số hiệu quả đầu tư thêm được sử dụng phổ biến hơn và chính xác hơn khi đưa biện pháp vào áp dụng (vào danh mục biện pháp trong kế hoạch khoa học – công nghệ) hay không.